Một lập luận phổ biến ủng hộ cho giá trị của bitcoin là dựa trên vấn đề siêu lạm phát của các loại tiền tệ fiat ở các nước như Venezuela hay Zimbabwe. Nhưng Bitcoin lại có sự biến động rất mạnh về giá trị.
Trong thực tế, sự biến động cao đi kèm với tất cả những sự đầu cơ. Điều này khiến nhiều người dùng cảm thấy sợ hãi. Những người này nhìn thấy giá trị trong sự đổi mới công nghệ, nhưng lại lo sợ việc phải việc đối phó với những biến động thăng trầm mạnh mẽ mà hầu hết các đồng tiền mã hóa trải qua. Đây là khi mà nhu cầu về đồng tiền mã hóa ổn định đã nảy sinh.
Giải pháp biến động thấp là bắt buộc
Một số quốc gia, chẳng hạn như Canada, đã nghiên cứu để phát hành tiền tệ mã hóa của riêng họ, nhưng đang bỏ qua một thực tế rằng mặc dù là “kỹ thuật số” nhưng đồng tiền này không giải quyết bất kỳ vấn đề nào trong số những thứ mà bitcoin gặp phải. Thay vào đó, một giải pháp cần thiết là phân cấp và không tin tưởng, đó là nơi mà stablecoin sẽ chạm đến.
Các stablecoin được sử dụng nhiều vì có nhiều người dùng đang tìm kiếm các loại tiền tệ có tất cả các lợi ích và tiện ích của công nghệ blockchain, nhưng không bị ảnh hưởng bởi những biến động thị trường.
Rõ ràng là có những nhu cầu thị trường đối với tiền mã hóa biến động thấp và các stablecoin là lớp tiền mã hóa đang cố gắng giải quyết vấn đề này.
Mục tiêu của các công ty này là đóng gói tất cả các lợi ích của bitcoin vào một đồng tiền mã hóa, nhưng tránh tất cả những sự đầu cơ vô nghĩa khiến người dùng tiềm năng của công nghệ này sợ hãi.
Cách hoạt động của Stablecoin
Một stablecoin cơ bản hoạt động bằng cách gắn giá trị của token với giá trị của một chứng khoán. Biểu hiện đơn giản nhất của việc này là có người dùng mua phiên bản “kỹ thuật số” của USD được phân cấp.
Các stablecoin nói chung có thể được sắp xếp dựa trên cách chúng được thế chấp. Điều này có nghĩa rằng công ty ủng hộ các đồng tiền này phải có một số loại tài sản trên tay để hỗ trợ giá trị của đồng tiền mã hóa.
Có ba loại stablecoin, nhưng loại phổ biến nhất là fiat-thế chấp. Các công ty này giữ các khoản tiền gửi bằng loại tiền tệ fiat và phát hành token với tỷ lệ 1:1.
Bạn còn có các coin được thế chấp bằng tiền mã hóa trong đó tiền mã hóa được giữ trong các khoản tiền gửi. Do rủi ro cao trong việc giữ tiền mã hóa, giá trị của các khoản tiền gửi phải lớn hơn giá trị của các token để giảm thiểu các tổn thất tiềm ẩn. Cuối cùng, bạn có các stablecoin không được thế chấp, hoạt động giống như một phiên bản phân quyền của một loại tiền tệ fiat ở chỗ chúng hạn chế sự biến động, nhưng lại phụ thuộc vào kỳ vọng giữ giá trị.
Khái niệm cơ bản của thị trường Stablecoin
Tether có thể là ví dụ nổi tiếng nhất của một stablecoin, nhưng điều này chủ yếu là do những tranh cãi xung quanh việc các nhà quản lý đòi kiện họ ra tòa vì những vấn đề liên quan đến dự trữ USD của họ. Cái tên Tether có nghĩa là “được kết nối” với giá trị của một đồng đô la và là một ví dụ về token được thế chấp.
MakerDAO là một dự án khác có vẻ khả thi hơn do sự quản lý phi tập trung và tính minh bạch cao. Nó được thế chấp bằng Ether và được xem như là một người tiên phong trong ngành.
Một dự án phổ biến khác là TrueUSD, được thế chấp hoàn toàn với tiền tệ fiat và minh bạch hơn nhiều so với Tether.
Ngoại suy vào tương lai
Hiện tại, thị trường stablecoin chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ một số loại tiền tệ chính (USD, EUR, vv) hoặc vàng (phương tiện lưu trữ giá trị nguyên bản). Khi mô hình chứng minh được tính khả thi thì có khả năng các stablecoin sẽ được tạo ra để hậu thuận cho các loại tài sản thay thế.
Trong một thế giới đang tìm kiếm các tài sản được mã hóa thì các stablecoin là câu trả lời và có tiềm năng đưa chúng ta đến “thế hệ tiếp theo” của Internet. Với các giải pháp biến động thấp như các stablecoin thì việc chuyển các tài sản ổn định như nhà ở hoặc các khoản vay tới blockchain trở nên khả thi. Từ đó, toàn bộ thế giới tài chính có thể chứng kiến sự đột phá.
Theo: TapchiBitcoin.vn/hacked