Trang chủ Tạp chí Tin tức Scam -Hack Lending là gì? Cách thức hoạt động? Nên hay không nên chơi?

Lending là gì? Cách thức hoạt động? Nên hay không nên chơi?

CƠN SỐT LENDING & SỰ KHÔN LỎI CỦA MÔ HÌNH TÀI CHÍNH “VỪA ĂN CƯỚP, VỪA LA LÀNG”!

Lending là gì? Cách thức hoạt động? Nên hay không nên chơi?

I. Lending là gì?

Một mô hình Lending thường sẽ vận hành theo dạng như sau:

Bước 1: Bạn dùng một loại Crypto base (Thường được gọi là đồng base, đồng cơ sở, đồng trung gian … như Bitcoin/Eth … Đây là những loại Crypto lớn, chính ngạch, có tính thanh khoản cao) mua một loại Crypto mới có cơ chế Lending. Ở đây hầu hết họ chỉ chấp nhận Bitcoin và Ethereum.

Bước 2: Bạn nhận được số lượng Crypto Lending tương ứng, và có 2 lựa chọn: Giữ lại chờ tăng giá, hoặc Lending nhận lãi hàng tháng. (Tùy cơ chế & định hướng của chủ sàn mà tỉ lệ, cách thức vận hành, triển khai có thể được điều chỉnh khác nhau)

Bước 3: Nếu chọn giữ chờ tăng giá, thì bạn chỉ việc giữ đó, mang lên sàn, thấy giá phù hợp thì rao bán, nếu lệnh được khớp, bạn nhận được tiền.

Bước 4: Nếu chọn Lending, số đồng Crypto Lending sẽ được quy đổi sang USD, bạn sẽ nhận được mức chia lợi nhuận theo từng ngày/tuần/tháng dựa trên lượng USD quy đổi, thường dao động 30-50%/tháng (hoàn vốn sau 2-4 tháng).

Bước 5: Hoặc bạn có thể chọn cả 2.

II. Tại sao giá các Crypto Lending luôn tăng? 

Việc tăng giá các đồng tiền phụ thuộc chủ yếu vào nguyên tắc CUNG – CẦU.
Nếu lượng CẦU lớn hơn CUNG (Lực MUA lớn hơn lực BÁN) duy trì trong một khoảng thời gian, giá sẽ có xu thế tăng.

Khi bạn tham gia mô hình Lending, các Nhà đầu tư nhận tiền đều đặn trong một khoảng thời gian nhất định sẽ có khuynh hướng chia sẻ cho bạn bè, người thân để mua vào, tăng CẦU.

Các Leaders sẽ tiếp tục hỗ trợ phát triển thị trường & hỗ trợ các nhà đầu tư mới, tăng CẦU.

Việc áp dụng mô hình MLM/Affiliate vào việc phát triển thị trường là một động thái vô cùng thông minh, giúp cho nhà cái chủ động kiểm soát & liên tục phát triển lượng CẦU, đảm bảo duy trì lực mua lớn (Thay vì thả nổi cho thị trường tự phát triển).

Ở phía ngược lại, phần lớn các nhà đầu cơ có khuynh hướng xả hàng khi đạt ngưỡng lợi nhuận phù hợp, tạo lực BÁN lớn khiến đồng tiền bị giảm giá.

Làm thế nào để xử lý hiện tượng này?

Rất thông minh, chủ sàn sẽ bảo rằng: “Thông, đừng bán, cho tui vay tui trả lãi cho bạn”. Càng nhiều người Lending, thì càng ít người bán, khiến lượng CUNG được giảm thiểu đáng kể.

Sự thông minh của việc đưa Lending kết hợp MLM, giúp gia tăng lượng CẦU & kiểm soát lượng CUNG, đây là cơ sở khiến cho phần lớn các Crypto Lending đều dễ dàng tăng giá trị trong cả năm qua!

III. Các sàn Lending lấy tiền đâu trả lãi/lợi nhuận cố định cho Nhà đầu tư? 

Trước tiên, nên xác định rõ với nhau là không có loại Crypto nào ra đời có chức năng tự động phát sinh lãi cho Nhà đầu tư. Lợi nhuận có được chủ yếu đến từ việc các chủ sàn thông minh áp dụng các nguyên tắc tài chính một cách khéo léo vào mô hình Kinh doanh.

Lãi/Lợi nhuận cố định của Nhà đầu tư từ đâu ra, và làm sao có thể trả đến hơn 30%/tháng (trong khi Ngân hàng chỉ duy trì được mức 6-7%/năm)???

Bí mật nằm ở phần “chênh lệch tỉ giá”.

+ Tháng 01: Bạn bỏ 1btc (1.500$) mua 1.500 đồng Crypto Lending (1$/1 đồng). Và sau đó bạn cho Lending lại 1.500 đồng. Số đồng Lending sẽ được quy đổi sang USD, và bạn nhận lãi trên số USD được quy đổi.

+ Tháng 02: Giá btc tăng trường từ 1.500$ lên 3.000$. Bạn nhận lãi tháng đầu tiên: 1.500 USD x 30% = 500 USD

+ Tháng 03: Giá btc tăng từ 3.000 lên 5.000$. Bạn vẫn nhận lãi đều đặn: 1.500 x 30% = 500 USD

+ Tổng kết:

– Nếu bạn mua 1 btc, sau 3 tháng bạn có thể nhận được: 6.000 – 1.500 = 4.500 USD

– Còn Lending, bạn được hưởng lãi đều đặng: 5.00 x 2 = 1.000$

Vậy, lãi/lợi nhuận cố định bạn nhận được lấy từ đâu? Trong khi không hề có hoạt động Kinh doanh nào tồn tại trong quá trình vận hành của mô hình Lending?

Câu trả lời là: lãi/lợi nhuận cố định bạn nhận được có thể được lấy từ vốn gốc của bạn, và lấy từ lợi nhuận tăng trưởng của đồng base mà đúng ra bạn được hưởng, nhưng bạn từ chối, giao nó cho sàn Lending và cảm thấy hạnh phúc vì được họ trích lại một phần (mà đúng ra toàn phần là của mình).

IV. Lending vs Crypto nền tảng, giá trị

Nó cũng giống với trường hợp chính phủ giải tỏa mặt bằng, thường sẽ phát sinh theo 2 hướng: thỏa thuận & cưỡng chế.

Nếu người dân đồng ý theo cơ chế đền bù, mọi việc sẽ diễn ra trơn tru, nhanh chóng, đẹp lòng đôi bên, và ngược lại, thường để lại những hệ quả phát sinh ngoài ý muốn.

Tương tự, việc tăng giá của các đồng Crypto Lending không đến từ giá tị nội tại như các Crypto nên tảng, sinh ra với mục đích, sứ mệnh rõ ràng, mà thông qua các kỹ thuật tài chính một cách thông minh.

Nói theo một cách khác, Crypto nền tảng sẽ không thể tăng trưởng nhanh & đột biến như Lending, và ngược lại!

V. Lending vs Ponzi 

Phần lớn mọi người khi nói đến mô hình Crypto Lending, sẽ nghĩ ngay đến Ponzi do các mô hình này thường dùng phương thức MLM/Affiliate để kích cầu.

Tuy nhiên, nếu hiểu đúng bản chất, cách vận hành 2 mô hình này là không giống nhau:

– Ponzi: Lấy tiền người sau trả cho người trước.

– Lending: Lấy tiền lời của Nhà đầu tư, cắt một phần trả lại cho nhà đầu tư.

Mô hình Ponzi nếu không có lượng người sau xuất hiện liên tục, hệ thống sẽ dễ bị gãy vỡ. Nhưng với Lending thì khác, phần “chênh lệch tỉ giá” có thể bù trừ phòng trường hợp lượng người sau không vào nhiều như dự kiến.

(Và ngược lại, “chênh lệch tỉ giá” cũng dễ dàng làm sụp đổ hệ thống Lending bất chấp lượng người sau vào nhiều đến mức nào)

– Ponzi: Nấu một nồi nước sôi, bỏ vào 1 con cóc.

– Lending: Bỏ con cóc vào nồi nước, rồi đun sôi từ từ …

Một điều mình rất muốn đề cập đến sự giống & khác nhau của Ponzi & Lending, đó là yếu tố tâm lý.

Với mô hình Ponzi, kiểu gì chủ sàn cũng sai vì lấy của người sau trả người trước mà chưa nhận được sự đồng thuận của người tham gia.

Nhưng Lending thì khác, chủ sàn lấy đi lợi nhuận thực tế của người chơi một cách công khai, và được thị trường đồng ý, tung hô vì sự thông minh.

VI. Nhũng rủi ro có thể phát sinh của mô hình Lending?

Không bàn đến rủi ro đến từ những yếu tố khách quan như Pháp lý & Kỹ thuật, đây là một số những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình phát triển của môt mô hình Lending:

a. Tâm của nhà cái: Rủi ro dầu tiên, đến từ sự nghiêm túc của chủ sàn. Nếu họ có những ý đồ xấu ngay từ ban đầu, thì sẽ có những hoạt động sau được diễn ra:

i. Đánh sập sàn: Khi đạt đủ ngưỡng lợi nhuận dự kiến, họ sẽ đánh sập sàn, biến mất, kết thúc cuộc chơi bất chấp những hệ lụy phát sinh.

ii. Xả mạnh: Họ vẫn tiếp tục cuộc chơi, và vẫn là người chủ động kiểm soát với tỉ lệ sở hữu rất lớn, đủ sức tạo nên lạm phát & mất giá đồng tiền 1 cách nghiêm trọng, chỉ cần thông qua 2-3 đợt xã hàng mạnh mẽ.

Một ví dụ để bạn dễ hình dung: Tổng cung của Crypto Lending là 100 triệu, họ dành 9 triệu để chạy hệ thống MLM/Affiliate & đẩy giá đồng tiền. (Và chủ sàn sở hữu 91 triệu còn lại)

Nếu chủ sàn chủ động xả 9 triệu đồng đang sở hữu, lượng tài sản bạn đầu tư trong Crypto Lending này sẽ mất ½ giá trị trong vòng vài nốt nhạc.

Và đương nhiên, nếu chưa đủ phê, họ còn có thể tiếp tục xả hàng cho đến khi bạn trụ không nổi phải cắn răng cắt lỗ …

b. Biến động tỷ giá: Các mô hình Lending sống khỏe suốt thời gian qua, phần lớn nhờ vào sóng tăng trưởng mạnh mẽ của toàn thị trường Crypto. Cụ thể là sự tăng trưởng của các đồng base, đồng cơ sở như Bitcoin/ETH …

Tuy nhiên, ở phía ngược lại, khi một lượng lớn nhà đầu tư mới tham gia sau này, các sàn nhận Lending ở tỉ giá vô cùng cao. Chỉ cần giá trị các đồng base nộp vào suy giảm nghiêm trọng trong một khoảng thời gian đủ lâu, có thể làm mất cân đối tính thanh khoản, gây ảnh hưởng lớn đến cơ cấu tài chính & mô hình kinh doanh.

VII. Điều tồi tệ nhất & Điều tuyệt vời nhất có thể xảy ra là gì? 

Những điều tuyệt vời:

1. Chủ sàn đang thặng dư lợi nhuận cực lớn, thông qua đợt tăng giá đột biến của Bitcoin thời gian qua.

Với khoảng tiền lời quá lớn, họ có thể trích một phần xây dựng hệ sinh thái (dựa trên lượng cộng đồng có sẵn), đồng thời cắt giảm các cơ chế lãi & affiliate, vừa tạo sự cân bằng, vừa để tạo giá trị tương xứng cho giá cả của đồng tiền.

2. Chủ sàn stop dự án, trả lại tiền cho Nhà đầu tư (đương nhiên theo USD). Các Nhà đầu tư sẽ vui vẻ vì người thì đã ăn đủ, người thì nhận lại được đầy đủ tiền. Nhà cái thì cũng vui, vì trả lại tiền theo USD, còn chênh lệch USD/BTC mình hưởng hết, còn được tụi họ cám ơn

3. Chủ sàn ăn đủ, chủ động đánh sập dự án.

4. Tỉ giá đồng Base xuống thấp, cả mô hình Lending gặp vấn đề.

VIII. Có phải ai làm mô hình Lending đều sẽ thành công? 

Không hẳn,

Mô hình Lending chỉ thành công, khi giá của đồng Crypto Lending được thổi & tăng trưởng liên tục. Và điều này chỉ xảy ra, khi xuất hiện một lực mua đủ lớn & được duy trì đều đặn.
Khi thị trường có quá nhiều loại Crypto Lending na ná nhau, vô tình chung khiến lực mua bị phân tán, không còn được tập trung như thời gian đầu của trend.

Chỉ cần nhen nhóm một trend mới, ngay lập tức lực mua sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng khá lớn đến toàn bộ mô hình Crypto Lending chứ không chỉ riêng đồng/sàn nào.

Lời khuyên

1. Phải 3-4 tháng bạn mới được “trả lại đầy đủ phần gốc” (mình ko thích dùng khái niệm “hoàn vốn sau 3-4 tháng”, khái niệm hoàn vốn chỉ nên được sử dụng ở những mô hình đầu tư mà bạn biết người ta đang thật sự làm gì với số tiền của mình để tạo ra giá trị), nghĩa là trong 3-4 tháng đó bạn đang đánh đổi rủi ro lấy cơ hội. Hãy sẵn sàng tâm lý, và đảm bảo nếu có mất mát nó không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình bạn.

2. Sau 3-4 tháng bạn được “trả lại phần gốc”, những người mới trong nhóm bạn sẽ bắt đầu được trả, và khi đó bạn nên lưu ý lại lưu ý 1, thay cụm từ gia đình bạn thành “gia đình bạn & người thân”.

Vậy nên nếu có thể, hãy tham gia ở góc độ cá nhân, lời ăn, lỗ chịu. Đừng la lớn quá mức, sẽ không tốt cho sức khỏe.

3. Tự đặt cho mình vài câu hỏi, trước khi quyết định:

– Thay vì đầu tư Lending, tui tự mua đồng base để đó, cái nào lợi hơn? (Nhớ, xét cả khía cạnh LỢI NHUẬN lẫn RỦI RO, nếu LỢI NHUẬN ít hơn một chút, nhưng RỦI RO thấp hơn một chút thì cũng đáng để xem xét).

– Trường hợp thị trường đảo chiều đi xuống, nếu giá đồng base giảm 1/2 liên tục sau 6-12 tháng, đâu là nguồn thu để bạn được “trả lại phần gốc”?

Chú thích: Mô hình Ponzi là trò vay tiền của người này để trả nợ người khác. Kẻ đi vay đưa ra cam kết trả lợi tức cao cho người cho vay và quảng cáo với họ về những tấm gương đã từng nhận được lợi tức cao trước đây để hấp dẫn người cho vay. Người cho vay bị hấp dẫn bởi lợi tức cao lại thậm chí giới thiệu những người cho vay mới hơn. Bằng hình thức này, kẻ đi vay càng ngày càng vay được những khoản tiền lớn hơn từ nhiều người cho vay mới hơn.

Thí dụ, kẻ chơi trò Ponzi giới thiệu với một người A nào đó về kế hoạch đầu tư hứa hẹn lợi tức cao (nhưng thực tế không có) rồi đề nghị người này cho vay và hứa sẽ trả lãi cao. Tiếp theo, kẻ chơi trò Ponzi lại tìm đến những người khác và quảng cáo với họ về dự án ảo và về việc đã có người A tham gia dự án và nhận được lãi cao. Những người này nảy sinh động cơ kiếm lợi cao bằng cách cho kẻ chơi trò Ponzi vay. Kẻ này dùng một phần tiền mới vay được trả cho người A đúng cam kết và phần lớn còn lại bỏ túi. Hắn lại tiếp tục tìm đến nhiều người mới hơn để tiếp tục trò lừa. Bản thân người A khi nhận được hoàn trả vốn và lãi cao có thể tiếp tục cho kẻ chơi trò Ponzi vay và còn giới thiệu nhiều người khác tham gia.

Trò Ponzi, tất nhiên không thể kéo dài vì người cho vay không nhiều và rồi thông tin về kẻ chơi trò Ponzi sẽ dần bị lộ. Kết cục của trò này là kẻ chủ mưu sẽ đào thoát, để lại nhiều người cho vay bị mất tiền.

Bài viết chi tiết hơn về Ponzi, bạn có thể tham khảo qua.

SN_Nour

Tapchibitcoin.vn/Wipidedia

MỚI CẬP NHẬT

Bitcoin

MARA Holdings hoàn tất đợt chào bán nợ 1 tỷ đô la để mua...

Vào thứ 5, MARA Holdings thông báo đã hoàn tất đợt chào bán 1 tỷ đô la tín phiếu kỳ hạn đến 10 năm...

Cơn sốt memecoin giúp Solana đạt doanh thu kỷ lục 8,35 tỷ USD

Với việc memecoin ngày càng trở nên phổ biến, doanh thu hàng ngày và phí giao dịch trên Solana đã chạm mức kỷ lục....

DWF Labs ra mắt quỹ 20 triệu USD để hỗ trợ các dự án...

DWF Labs, nhà đầu tư và nhà tạo lập thị trường Web3 có trụ sở tại Dubai, đã ra mắt quỹ 20 triệu USD...
CHILLGUY

Memecoin TikTok CHILLGUY tăng vọt 101% bất chấp lời đe dọa pháp lý của...

Thị trường crypto rơi vào hỗn loạn sau khi Phillip Banks, người tạo ra meme “Chill Guy” nổi tiếng, tuyên bố kế hoạch phát...

Giá Bitcoin tiến gần $100.000, OI CME lần đầu tiên vượt 215.000 BTC

Bitcoin (BTC) lần đầu tiên tiến gần đến mức vốn hóa thị trường 2 nghìn tỷ USD sau khi giá tăng thêm $30.000 kể...
Aave

Khối lượng cho vay của Aave tăng gấp 3 lần so với đầu năm,...

Giao thức DeFi hàng đầu Aave đã đạt cột mốc đáng chú ý 10 tỷ đô la trong các khoản vay đang hoạt động,...
eth-stablecoin-thanh-khoan

Ethereum thống trị thanh khoản của stablecoin với thị phần hơn 52%

Mặc dù các blockchain như TRON và Solana đang tạo ra sự chú ý với các đợt phát hành stablecoin mới, nhưng Ethereum vẫn...

Tin vắn Crypto 21/11: Bitcoin có thể không chứng kiến ​​sự điều chỉnh cho...

Từ nhận định Bitcoin có thể không chứng kiến ​​sự điều chỉnh cho đến khi vượt mốc $100.000 đến BitGo ra mắt công ty...

Giá SUI giảm 11% khi blockchain Sui ngừng hoạt động hơn một giờ

Vào ngày 21 tháng 11, blockchain layer 1 Sui, được thiết kế nhằm triển khai các hợp đồng thông minh một cách nhanh chóng,...

Vốn hóa thị trường của Bitcoin tiến gần 2 nghìn tỷ USD, nhắm tới...

Vốn hóa thị trường của Bitcoin đã tăng vọt, với tài sản này đạt mức cao nhất mọi thời đại mới trong ngày hôm...

Bybit ra mắt 3 Launchpool mới là MORPHO, THRUST và MAJOR cho người dùng...

Sàn giao dịch Bybit đã công bố sự ra mắt 3 dự án Morpho (MORPHO), Thruster (THRUST) và Major (MAJOR) từ 17:00 ngày 21 tháng...

DOGE hay SHIB: ChatGPT Tiết Lộ Meme Coin Tốt Nhất Cho 2025!

Ngày càng nhiều nhà đầu tư crypto chuyển sang sử dụng ChatGPT để tìm ý tưởng giao dịch và định hướng chiến lược. Và...

Binance chứng kiến dòng ra mạnh mẽ buộc phải sử dụng quỹ dự trữ...

Những thông tin lan truyền trong cộng đồng gần đây chỉ ra rằng Binance đang đối mặt với làn sóng rút tiền quy mô...
hack-upbit-trieu-tien

Hàn Quốc xác nhận Triều Tiên đứng sau vụ hack Upbit trị giá 50...

Ngày 21/11, Cơ quan điều tra quốc gia Hàn Quốc đã xác nhận rằng vụ tấn công làm thất thoát 342.000 đồng Ether (ETH)...

SEC phân phối 4,6 triệu đô la cho các nhà đầu tư chịu thiệt...

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã chuyển 4,6 triệu đô la tiền bồi thường cho các nhà đầu tư...
MoonPay phá vỡ kỷ lục tháng 11 năm 2023 về giao dịch Solana trong một ngày

MoonPay phá vỡ kỷ lục giao dịch Solana trong một ngày

Vào ngày 19 tháng 11, cổng thanh toán tiền điện tử MoonPay thông báo rằng số lượng giao dịch Solana (SOL) của họ trong...