Cơ quan giám sát người tiêu dùng Úc đã cảnh báo rằng lừa đảo giao dịch tiền mã hóa đã tăng trưởng ‘đáng kể’ trong khoảng thời gian 12 tháng vừa qua và hiện là loại hình lừa đảo đầu tư phổ biến thứ hai trong nước.
Một cơ quan chính phủ độc lập có nhiệm vụ thực thi luật bảo vệ người tiêu dùng với sự giám sát liên quan đến xu hướng lừa đảo tại Úc, Ủy ban Người tiêu dùng và Cạnh tranh Úc (ACCC) có một tên miền cảnh báo lừa đảo được gọi là “Scamwatch”.
Trong một cảnh báo diễn ra vào thứ Hai, cơ quan giám sát đã cảnh báo công chúng thông qua việc thu hút sự chú ý đối với các loại hình lừa đảo giao dịch tiền mã hóa và tùy chọn nhị phân đang “ngày một tăng”. Đặc biệt, lừa đảo kinh doanh tiền mã hóa, đã thấy sự tăng trưởng rõ rệt trong 12 tháng qua và đã trở thành ‘loại hình lừa đảo đầu tư phổ biến thứ hai thu hút nhiều nạn nhân’, ACCC cho biết.
Trong tuyên bố, Phó chủ tịch ACCC Delia Rickard cho biết:
“Sự gia tăng phổ biến trong giao dịch tiền mã hóa đã không bị bỏ qua bởi những kẻ lừa đảo đang bám vào xu hướng mới này để lừa đảo mọi người. Nó tương tự như bất kỳ mánh lừa đảo đầu tư khác: kẻ lừa đảo sẽ tự nhận là có kiến thức nội bộ về biến động giá mà họ sẽ sử dụng để kiếm cho bạn một đống tiền. Nếu bạn đầu tư, tiền của bạn sẽ nhanh chóng biến mất.”
Theo báo cáo trong tháng 11 năm 2017, ACCC đã tiết lộ một sự tăng đột biến 126% trong những trò lừa đảo liên quan đến bitcoin trùng với đợt tăng trưởng của thị trường tiền mã hóa vào cuối năm ngoái.
Thúc giục các nhà đầu tư phải cảnh giác với các mưu đồ lừa đảo, bà cảnh báo người Úc nên tránh xa các tuyên bố như “đầu tư không có rủi ro”, “rủi ro thấp, lợi nhuận cao” hoặc “làm giàu nhanh”.
Trong khi đó, cơ quan giám sát đã xác nhận rằng các kế hoạch nhằm cung cấp đầu tư vào các thị trường đầu tư truyền thống như cổ phiếu, hàng hóa hoặc bất động sản tiếp tục đại diện cho “đại đa số các mưu đồ đầu tư” ở Úc.
Đầu năm nay, ACCC tiết lộ họ đã nhận được tổng cộng 1.289 đơn khiếu nại liên quan đến lừa đảo tiền mã hóa từ các công dân Úc vào năm 2017. Tổng số thiệt hại được báo cáo từ những khiếu nại đó đang ở mức trên 1,2 triệu đô la Úc.
Trong báo cáo lừa đảo hàng năm được phát hành vào tháng 5, ACCC đã tiết lộ tổng cộng 200.000 báo cáo lừa đảo được gửi tới chính quyền với tổng số lỗ tích lũy là 340 triệu đô la Úc. Lừa đảo liên quan đến tiền mã hóa bao gồm các dịch vụ (ICO) giả mạo chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số thiệt hại đó với tổng trị giá vào khoảng 2,1 triệu AUD. Con số này, ACC cho biết, “có khả năng chỉ là đỉnh nhỏ của một tảng băng lớn.”
Chính thức: Bộ Công Thương xác nhận Futurenet là đa cấp lừa đảo
Theo Tapchibitcoin.vn