Trong series này, chúng ta đã tìm hiểu về lịch sử của tiền và thấy rằng hard money (một loại tiền tệ vật lý chẳng hạn như tiền được làm từ kim loại quý, thường được xác định giá trị dựa trên một hàng hóa) đã liên tục lặp lại thời kì hoàng kim của nó.
Theo đó, chúng ta đã xem xét sự khác biệt giữa hai loại tiền khó nhất để tạo ra: vàng và Bitcoin. Bitcoin, về bản chất, có một vài lợi thế khác biệt so với vàng song vẫn có những yếu điểm khiến vàng vẫn giữ được vị thế như là một loại hard money dẫn đầu.
Hôm nay, chúng tôi sẽ khảo sát tình hình hiện tại của hệ thống tiền tệ trên khắp thế giới, hiện đang hoạt động theo hệ thống tiền tệ fiat toàn cầu và phụ thuộc rất nhiều vào đồng đô la Mỹ để định giá giữa các nền kinh tế.
Dự trữ một phần
Không nên bỏ qua tầm quan trọng của ngân hàng dự trữ một phần và tác động của sự đổi mới này đối với việc tạo ra của cải trong những thế kỷ gần đây. Giải pháp với mục đích tạo ra lợi nhuận từ các khoản tiết kiệm và các khoản vay này đã tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bắt đầu từ châu Âu vào thế kỷ 14.
Ngân hàng dự trữ từng phần là một phương án xuất phát từ thời kỳ Phục hưng, trong thời gian đó, những giải pháp đột phá về đầu tư như vậy lần đầu tiên trở nên nổi tiếng bởi gia đình Medici ở Florentine Italy.
Về bản chất, ngân hàng dự trữ từng phần là một nghiệp vụ mà một ngân hàng nhận tiền gửi từ khách hàng và do đó, nắm giữ một khoản dự trữ giá trị được gắn với giá trị của khoản tiền gửi. Tuy nhiên, nếu nó dừng lại ở đó, nó sẽ chưa mang tính chất “một phần” như bản chất của nó.
Điều quan trọng là, ngân hàng cho phép rút các khoản tiền nói trên cho các khách hàng khác dưới dạng cho vay, chỉ giữ lại một phần tiền gửi ban đầu trong dự trữ. Một ví dụ đơn giản như vậy có thể thể hiện khả năng mở rộng tiền gửi khổng lồ có thể diễn ra trong hệ thống này.
Hãy xem xét kịch bản sau đây:
Bob gửi $ 1.000 vào ngân hàng. Mười phần trăm tiền gửi phải được giữ trong dự trữ, theo chính sách của ngân hàng trung ương, vì vậy ngân hàng cho phép một khách hàng khác, Joe, vay tới chín mươi phần trăm của khoản tiền gửi $ 1.000, sau đó Joe sử dụng để mua xe hơi.
Các đại lý xe hơi sau đó gửi tiền thu được $ 900 trong ngân hàng. Bây giờ, 1.900 đô la tồn tại một cách kỳ diệu từ khoản tiền gửi ban đầu là 1.000 đô la.
Ngân hàng sau đó cho vay chín mươi phần trăm trong số 900 đô la hiện có sẵn. Mô hình gửi tiền và cho vay các khoản tiền gửi tiếp tục cho đến khi cuối cùng số tiền 1.000 đô la mà Bob gửi đã mở rộng số tiền lưu hành lên khoảng 10.000 đô la.
Bất cứ lúc nào Bob cũng có thể rút 1.000 đô la của mình, điều này không phải là một vấn đề vì nhiều khách hàng khác cũng đang gửi tiền mà từ đó ngân hàng có thể tạo ra các khoản vay.
Tuy nhiên, vấn đề sẽ là gì nếu Bob, Joe, đại lý xe hơi và tất cả những người gửi tiền khác trong chuỗi tiết kiệm và vay mượn một phần này quyết định rút tiền ngay lập tức. Điều này sẽ gây ra một “sự đột biến rút tiền gửi” (bank run).
Vấn đề về dự trữ một phần
Điều này có vẻ chỉ là giả thuyết và không có khả năng thực sự xảy ra, nhưng nó xảy ra vô cùng thường xuyên trong các hệ thống ngân hàng dự trữ một phần trên toàn thế giới.
Nếu một ngân hàng thậm chí bị nghi ngờ không giữ đủ tiền dự trữ, khách hàng có thể trở nên lo lắng và cảm thấy an toàn hơn về mặt tài chính khi tự nắm giữ tiền mặt thay vì tin rằng ngân hàng của họ thực sự có khả năng thanh toán. Việc bank run này đã xảy ra rất nhiều lần trong nhiều tình huống khác nhau, ngay cả ở các nền kinh tế tương đối ổn định như Hoa Kỳ.
Trong số các vụ bank run nổi tiếng nhất diễn ra vào năm 2008 trong cuộc khủng hoảng nhà đất, khi ngân hàng IndyMac thấy người gửi tiền rút khoảng 7,5% tiền gửi ngân hàng sau khi phát hiện ra ngân hàng đang rơi vào cảnh khốn khó.
Các ngân hàng đáng tin cậy khác như Washington Mutual và Wachovia đã thất bại cùng thời điểm đó do quy mô của các vụ bank run trở nên lớn hơn khi những người gửi tiền vội vã rút tiền của họ trong hoảng loạn do khủng hoảng của các khoản vay nhà ở.
Bất chấp những thất bại này, các ngân hàng trên khắp thế giới vẫn tiếp tục hoạt động dựa trên các khoản dự trữ, cho vay các khoản tiền vượt xa nguồn cung tiền tệ thực tế có sẵn bằng tiền gửi. Ở Mỹ, hầu hết các ngân hàng có quy mô lớn được yêu cầu giữ khoảng mười phần trăm tiền gửi dự trữ, giống như số tiền được sử dụng trong hình minh họa trước của chúng tôi.
Cục Dự trữ Liên bang có thể thay đổi mức dự trữ tối thiểu này để tăng hoặc giảm tiền lưu thông trong nền kinh tế.
Các ngân hàng cũng có thể nhận được tiền lãi từ các khoản dự trữ như một sự khuyến khích để giữ một tỉ lệ dự trữ “lành mạnh”, mặc dù tỷ lệ chính xác cấu thành một “tỉ lệ lành mạnh” tương đối chủ quan.
Liên minh châu Âu, ví dụ, hoạt động theo các quy tắc của Ngân hàng Trung ương châu Âu, chỉ yêu cầu các ngân hàng giữ 1% tiền gửi dự trữ. Điều này có nghĩa là 99% tiền gửi có thể được tái luân chuyển trở lại nền kinh tế, về cơ bản là “sản xuất” thêm tiền với mức đảm bảo an toàn rất thấp.
Khả năng bank run trở nên cao hơn trong các tình huống như vậy. Thật đáng ngạc nhiên, các ngân hàng trung ương ở Canada, Thụy Điển và Úc không có yêu cầu dự trữ nào!
Nới lỏng định lượng (QE)
Rõ ràng, hiện tượng ngân hàng dự trữ một phần là động lực tăng trưởng cơ bản trong các nền kinh tế hiện đại thành công. Về bản chất, nó không hoàn toàn gây bất lợi, nhưng đã được chứng minh là gây ra vấn đề khi mức dự trữ không được duy trì. Trường hợp nó thực sự có vấn đề là khi nó được trà trộn vào một loại “cocktail tiền tệ” với các hiện tượng kinh tế khác bao gồm nới lỏng định lượng, thao túng lãi suất và xung đột tiền tệ.
Nới lỏng định lượng, hay QE, là một vấn đề phức tạp liên quan đến hoạt động thị trường mở giữa các ngân hàng trung ương và ngân hàng thành viên mà tạo ra sự mở rộng tiền tệ, có nghĩa là có nhiều tiền hơn luân chuyển trong nền kinh tế. Ngân hàng trung ương mua chứng khoán từ các ngân hàng thành viên, tạo thanh khoản trong nền kinh tế. Nghe có vẻ phức tạp, nhưng hiệu ứng của nó thực sự khá đơn giản.
Khi Cục Dự trữ Liên bang thực hiện việc nới lỏng định lượng này, nó cho phép các ngân hàng mang lượng tiền lớn hơn mức dự trữ cần thiết của họ. Đương nhiên, các ngân hàng sau đó sẽ được cho vay các khoản tiền này để kiếm thêm lợi nhuận.
Các yếu tố khác của QE, chẳng hạn như việc mua Treasurys, buộc lãi suất giảm xuống và cho phép vay và chi tiêu nhiều hơn để kích thích nền kinh tế. Cuối cùng, nới lỏng định lượng có thể bao gồm việc in tiền – việc mà có ý nghĩa và tác động đáng kể đến toàn bộ nền kinh tế.
Cần lưu ý rằng quá trình QE đã đạt được một số thành công trong việc xóa bỏ các khoản thế chấp dưới chuẩn và giữ cho nền kinh tế phát triển, ít nhất là một cách nhân tạo. Thực tế là các ngân hàng đã không cho vay nhiều như mong đợi, thay vào đó, việc đầu tư vào mua lại cổ phiếu đã mang lại cho họ khối tài sản khổng lồ, giữ mức lạm phát trong tầm kiểm soát, ít nhất là trong giai đoạn đầu của chiến lược này.
Đến bây giờ, những nhà lãnh đạo ngân hàng đã tạm thời tuyên bố chấm dứt tiến trình QE, tạm coi đây là một thành công vừa phải, hoặc thậm chí còn không được đánh giá cao.
Nhưng việc nới lỏng định lượng dường như là một phương án quá hấp dẫn đối với các nhà hoạch định chính sách, chúng đã được sử dụng bốn lần kể từ năm 2008. Nhiều ý kiến cho rằng nó sẽ tiếp tục được sử dụng vô thời hạn, bất chấp kết quả trái ngược từ quyền hạn có thể có. Mỗi lần áp đặt chính sách này, cung tiền sẽ tăng lên và giá trị của mỗi đô la giảm đi so với tài sản lưu trữ giá trị tương ứng.
Giá trị toàn cầu của vàng và bất động sản đã tăng trưởng rất lớn trong thập kỷ qua, ít nhất là một phần, nếu không phải là hoàn toàn, do các chính sách của QE. Nhiều người coi sự gia tăng nguồn cung tiền tệ khổng lồ này là nguyên nhân sâu xa của bong bóng tài sản mà có thể vỡ bất cứ lúc nào.
Nguồn cung tiền USD đã tăng trưởng mạnh mẽ trong thập kỷ qua của các hoạt động tiền tệ QE lặp đi lặp lại đã kích thích việc hình thành bong bóng tài sản khổng lồ. Vì phần lớn thế giới tuân theo chính sách tiền tệ USD, cung tiền toàn cầu có thể đi theo một mô hình giống hệt nhau.
Nó đề cập đến việc Bitcoin ra đời vào đầu thập kỷ thử nghiệm tiền tệ – thập kỉ của nới lỏng định lượng và đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về giá trị trong khoảng thời gian này.
Dù biết rằng khối lượng nhỏ và tính chất đầu cơ của các khoản đầu tư Bitcoin, song sự tăng trưởng về giá trị thị trường Bitcoin này không nhất thiết là bằng chứng của kết quả của QE. Tăng trưởng về giá vàng và bất động sản cũng như khoản nợ, mặt khác, chứng minh mối quan hệ nhân quả rõ ràng đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi hiện tượng này.
Tuy nhiên, việc Bitcoin được coi như một tài sản lưu trữ giá trị chắc chắn sẽ trở nên thuyết phục hơn khi xem xét ý nghĩa kinh tế của chiến lược QE.
Lạm phát
Kết quả rõ ràng nhất của chính sách QE là lạm phát, xảy ra do nguồn cung tiền tăng. Cùng với việc lãi suất thấp tiến gần đến 0 hoặc thậm chí là số âm, các tài sản này đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng khi người giàu tìm nơi trú ẩn an toàn để nắm giữ tiền tệ của họ.
Đầu tư bất động sản nước ngoài đã trở nên vô cùng khó khăn ở các quốc gia như Canada và New Zealand, khiến cư dân phải vật lộn trong việc tìm kiếm nhà ở giá rẻ. Thay vì sử dụng nhà làm nơi cư trú, các tài sản được mua và coi như một tài sản lưu giữ giá trị, thay vì lưu trữ tiền tệ fiat khi mà giá trị tương đối của nó đang giảm dần. Cả hai quốc gia đã cố gắng loại bỏ những lợi ích từ đầu tư nước ngoài trong thị trường nhà ở của họ bằng áp thuế lên người mua và, trong trường hợp của New Zealand, cấm hoàn toàn quyền sở hữu nước ngoài đối với bất động sản.
Vấn đề này đã trở nên tồi tệ hơn bởi lãi suất thấp có thể khuyến khích định giá cao hơn khi người vay thỏa mán điều kiện cho các khoản thế chấp cao hơn bao giờ hết.
Lãi suất thấp là viễn cảnh đang đến gần, và đôi khi, vượt qua con số 0, có thể tạo thêm các vấn đề với xu hướng hiện nay đối với các nền kinh tế không tiền mặt. Một số quốc gia trong Liên minh châu Âu, bao gồm Thụy Sĩ, Đan Mạch và Thụy Điển, đã thiết lập lãi suất liên bang ở mức âm.
Lãi suất âm?
Mục tiêu của lãi suất âm là để kích thích chi tiêu một cách nhân tạo do thiếu nhu cầu trong nền kinh tế. Thay vì giữ tiền, tốt hơn là chi tiêu, vì vay được khuyến khích hơn tiết kiệm.
Các quốc gia tương tự đang không chọn tiền mặt như một loại tiền tệ nữa, thay vào đó dựa vào tiền kỹ thuật số – thứ mà đang dẫn tới lạm phát, giảm sức mua vì nó đang trở nên suy yếu trong các tài khoản ngân hàng kỹ thuật số. Tình trạng này đôi khi được gọi là nền kinh tế zombie, nơi mà các động lực thị trường tự do đang giảm dần và nền kinh tế thay vào đó được kích thích một cách nhân tạo, từ đó không có động lực thực sự cho đầu tư dài hạn.
Điều đáng chú ý là chỉ vài ngày trước, Donald Trump đã đề nghị Mỹ chuyển sang nền kinh tế lãi suất âm.
Theo nghĩa này, lạm phát là một hình thức đánh thuế mà thực tế là một sự lừa đảo tinh tế.. nằm ở chỗ nó không có vẻ như vậy. Chính phủ có thể chi tiền mà không cần phải cầu xin cử tri tăng thuế. Thay vào đó, các quốc gia có thể in tiền như mong muốn, giảm sức mạnh của tiền được giữ trong tài khoản ngân hàng của những công dân vô danh, trong khi chi phí tài sản và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày liên tục tăng lên.
Chính vì việc tạo ra tiền dễ dàng mà sự kết hợp của các sự kiện gây ra lạm phát này hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu không có tiền, các nền kinh tế zombie sẽ bị ngăn chặn vì dự trữ một phần sẽ được kiểm soát, việc nới lỏng định lượng là không thể, và lạm phát sẽ tăng chậm rãi hơn.
Việc tiếp cận phi đô la hóa
Trong khi hard money như vàng và Bitcoin thể hiện giá trị thị trường tự do thông qua các động lực tự nhiên của cung và cầu, tiền tệ fiat chỉ cố gắng duy trì giá trị thông qua niềm tin và chế tài.
Đồng đô la Mỹ đã thành công khi trở thành đồng tiền fiat thống trị mà với nó, thế giới có thể giao dịch nhờ các thỏa thuận quốc tế và sự thống trị toàn cầu về sức mạnh quân sự. Vai trò là đồng tiền dự trữ thống trị thế giới này rất bấp bênh khi các nền kinh tế, đặc biệt là những kẻ thù địch với quyền bá chủ của Hoa Kỳ, tìm đến các phương tiện khác cho việc thanh toán các giao dịch quốc tế của họ.
Cách tiếp cận thông thường đối với một động thái của một quốc gia thù địch như vậy là áp đặt các biện pháp trừng phạt. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, việc áp đặt USD dưới dạng tiền dự trữ được thực hiện thông qua các khoản ký gửi hoàn toàn của các chính phủ, như ở Libya, Venezuela, và có khả năng đang diễn ra tại Iran.
Quốc gia Trung Đông – nơi có lịch sử xung đột lâu dài và phức tạp với sự can thiệp của Mỹ nổi bật là nhà cung cấp dầu chủ chốt cho Trung Quốc, xuất khẩu hơn 20% sản phẩm thô sang nước này. Trung Quốc, cùng với Ấn Độ, vẫn kiên quyết chống lại các lệnh trừng phạt do Mỹ áp đặt, tiếp tục nhập khẩu dầu thô của Iran bất chấp sự phản đối.
Và đây chỉ là một ví dụ về phương hướng chuyển động của mọi thứ trong môi trường tiền tệ ngày nay. Đang có càng nhiều quốc gia ít quan tâm hơn tới việc chấp nhận thanh toán các giao dịch quốc tế bằng USD.
Liên minh châu Âu, không hài lòng với việc lệnh rút đơn phương của Hoa Kỳ khỏi ” Thỏa thuận hạt nhân Iran” hay JCPOA, đã có những bước đi lớn để xử lý các lệnh trừng phạt đối với dầu Iran bằng cách giải quyết các giao dịch với nước này theo các hợp đồng trao đổi hiện vật. Thay vào đó, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Iran đang dẫn đầu một xu hướng “phản ứng dữ dội trên toàn thế giới” với đồng đô la, chọn các loại tiền tệ khác và thay vào đó, thậm chí gợi ý quay trở lại với vàng.
Sự trở lại với sự tin tưởng vàng và hiện vật thay vì tiền tệ fiat sẽ tạo ra một hồi chuông cho bất kỳ ai đã đọc các bài viết trước của chúng tôi trong series này, nơi chúng tôi phát hiện ra rằng, trong suốt lịch sử, các nền kinh tế trở lại với hard money sau khi gặp thất bại với easy money (tín dụng thay cho tiền mặt hoặc tiền fiat không được định giá bởi bất kỳ hàng hóa nào).
Tất nhiên, lần cuối cùng các quốc gia đồng ý giải quyết các giao dịch quốc tế bằng tiền cứng, Bitcoin – loại tiền khó nhất từng được tạo ra, theo nhiều cách, vượt trội hơn so với vàng – đã không tồn tại.
Trong nỗ lực duy trì sự thống trị tiền tệ toàn cầu trong khi chính nó dần tuột dốc, Hoa Kỳ có thể dùng đến cách cố tình làm suy yếu đồng tiền của mình trước các quốc gia cạnh tranh. Loại thao túng tiền tệ này đạt được thông qua kiểm soát lãi suất và in tiền, sử dụng chiến lược nới lỏng định lượng nói trên.
Bằng cách hạ thấp giá trị của tiền tệ, xuất khẩu tăng lên và thặng dư thương mại về mặt lý thuyết có thể đạt được. Tuy nhiên, chiến thuật này thường dẫn đến một “cuộc đua đẫm máu” vì các quốc gia cạnh tranh cũng có cách tiếp cận tương tự, làm suy yếu đồng tiền của họ với nhau trong một vòng xoáy của việc “ăn miếng trả miếng”.
Cách tiếp cận này càng làm trầm trọng thêm các vấn đề gia tăng của lạm phát và bong bóng tài sản buộc mọi người phải từ bỏ tin tưởng vào các loại tiền tệ và thay vào đó chọn giữ của cải của mình trong các tài sản lưu giữ giá trị không thể được kiểm soát bởi các đảng trung ương. Do đó, sự chuyển dịch sang vàng và cuối cùng là Bitcoin, có thể tạo ra một động lực mới.
Do sự kết hợp của các tác nhân kinh tế này – ngân hàng dự trữ một phần, nới lỏng định lượng và xung đột tiền tệ – chúng tôi đang mong đợi tiềm năng cho một sự thay đổi lớn từ easy money của tiền fiat do Hoa Kỳ thống trị, đến việc phụ thuộc của thị trường tự do vào hard money, trên quy mô toàn cầu.
- Bitcoin đã sẵn sàng để break out khi quá trình tích lũy dần kết thú
- Các trader đang trông chờ Bitcoin chạm mức $11K: Nó sẽ xảy ra sớm như thế nào?