Mánh khóe lùa con mồi của IFan để chiếm đoạt hơn 15 nghìn tỷ đồng

Updated: 10/04/2018 at 13:00

Anh Nguyễn Minh Tân (Trần Khát Chân, Hà Nội) bỏ ra khoảng 600 triệu vào dự án iFan. “Tôi coi đây là bài học lớn của cuộc đời mình, không hy vọng có thể lấy lại tiền”, anh nói.

Sinh năm 1988, anh Nguyễn Minh Tân (tên nhân vật đã được thay đổi) trông chững chạc hơn so với độ tuổi của mình. Anh vừa quay trở lại công việc của một nhân viên kinh doanh tại một showroom ôtô lớn ở Lê Văn Lương (Hà Nội) sau Tết âm lịch.

Trước đó, anh từng nghỉ việc để “tập trung” đầu tư vào iFan, với hy vọng đổi đời.

Đổ cả trăm triệu vào iFan

“Tôi không rủ rê nhiều người chơi cùng, chỉ có một số anh em thân thiết. Tuy nhiên, anh em bỏ ít, mỗi người chỉ vài chục triệu. Tôi dính nặng nhất, khoảng 600 triệu đồng. Trước đó, tôi cũng từng mất trắng khoảng 1,2 tỷ đồng khi Bitconnect bị sập”, anh Tân nói, vẻ mặt đầy đăm chiêu.

Khoảng 10 phút sau khi cuộc trò chuyện bắt đầu, anh Tân nhận một cuộc gọi tư vấn mua xe. Nghe giọng nói trôi chảy và giàu sức thuyết phục, ai cũng hiểu được anh là một người lão luyện trong nghề.

“Đừng nghĩ những người đổ tiền vào iFan đều là ‘gà’. Rất nhiều người tham gia dự án mà tôi biết đều có thu nhập và địa vị khá trong xã hội. ICO không giống bán hàng đa cấp. Những người bán hàng đa cấp thường chẳng có gì trong tay, chém gió về các khoản tiền trên trời còn ở đây là người thật việc thật. Họ kiếm được tiền tỷ, mua nhà, tậu xe là những thứ chúng tôi có thể thấy được”, anh Tân nói.

Theo anh này, anh biết đến dự án iFan và nhân vật Lê Ngọc Tuấn (hiện được nhiều người gọi là Tuấn scam) thông qua mạng xã hội. “10 dự án Tuấn tham gia trước đây thì có đến 9 dự án thành công. Tiền lãi nhân 30, 40 lần là chuyện bình thường. Có dự án lên đến 100 lần. Đó là cơ sở để chúng tôi tin tưởng”.

Anh Tân cho biết mình là một trong số những người tham gia vào sự kiện cực kỳ hoành tráng tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia của Tuấn và các cộng sự hồi tháng 12/2017.

Theo anh Tân, anh dành 3 tháng để nghiên cứu về thị trường tiền số, trước khi quyết định tham gia. Những dự án trước, Tuấn chỉ kéo về để ăn hoa hồng nhưng với iFan thì Tuấn làm trực tiếp. Thông thường với các dự án nước ngoài, những người như anh Tân chỉ đổ vài nghìn USD, nhiều nhất là 5.000 USD nhưng khi nghe Tuấn hô hào với những thông điệp như “dự án sân nhà”, “không để anh em Việt Nam mất tiền”, họ mới đổ một lượng tiền lớn.

Tổng số tiền anh Tân đổ vào iFan là khoảng 600 triệu, bao gồm 300 triệu chuyển tiền, khoảng 100 triệu đưa tiền mặt cho chân rết của Tuấn và lượng Bitcoin tương đương 200 triệu đồng.

Không tìm hiểu thông tin

“Tất nhiên, mình phải trách mình trước vì không tìm hiểu kỹ thông tin dự án. Chẳng hạn, chỉ cần tìm kiếm trên mạng về cái tên Vũ Hữu Lợi – người tự xưng là giám đốc mảng gì đó của công ty Tuấn – là sẽ phát hiện ra người này gắn liền với khá nhiều trò lừa đảo trước đó”, anh Tân nói.

Khi được hỏi anh biết gì về ứng dụng mà iFan phát hành, anh Tân lắc đầu và khẳng định, mình và nhiều người khác đã quá sơ suất khi không tìm hiểu xem dự án lấy tiền đâu để trả cho nhà đầu tư.

“Cũng chỉ tại tôi tham và quá tin tưởng vào Tuấn. Không ai nghĩ đứng đầu một group lớn như thế, uy tín cao lại bán cả danh dự, lương tâm để lừa đảo người chơi. Trước đó, Tuấn đã rất giàu rồi”, anh nói.

Anh cũng khẳng định Tuấn scam cực giỏi về marketing và cách làm cho người khác tin mình. Chẳng hạn, đội ngũ chân rết của người này thường xuyên truy cập các hội nhóm chơi tiền số, đăng tải thông tin về những người đã đầu tư hàng đống tiền vào iFan hoặc tạo ra các nhóm chat “1 tỷ”, “5 tỷ” trên Telegram, dụ dỗ người chơi đầu tư các khoản tiền lớn hơn hoặc gom tiền cùng với nhau để được hưởng lãi suất cao.

Chẳng hạn, nhóm đầu tư 10.000 USD chỉ được hưởng lãi suất 45%, trong khi nhóm 100.000 USD được hưởng lãi suất lên đến 60%.

Có một điểm rất không minh bạch là đa phần các giao dịch của iFan chỉ là đổ tiền vào, gần như không có rút ra. Từng tham gia Bitconnect, anh Tân cho hay sàn giao dịch này có đến 16 triệu thành viên, có chợ kẻ bán người mua, tính thanh khoản liên tục, người thật việc thật.

Trong khi đó, iFan chỉ có gửi tiền vào mua, đến lúc bán thì không bán được. Cả trăm lệnh bán ra chỉ có vài lệnh được khớp mà anh Tân nghi ngờ là do nhóm của Tuấn Scam thực hiện để làm tăng lòng tin của nhà đầu tư.

Anh Tân cho hay anh thiệt hại tổng cộng khoảng 1,7 tỷ đồng, tính cả dự án iFan (khoảng 600 triệu) và khoản đầu tư vào Bitconnect bị sập hồi tháng 1 năm nay. Trong đó, anh có khoảng 700 triệu trong túi, số còn lại đi vay mượn.

“Sau khi mất tiền, tôi mới biết có nhiều cách kiếm tiền anh toàn hơn nhiều khi tham gia thị trường tiền số. Có một nguyên tắc của các nhà đầu tư là rút ngay tiền gốc, hoặc một phần lãi và chỉ đầu tư tiếp số lãi tiếp theo. Tuy nhiên, không nhiều người tuân thủ nguyên tắc này vì tham”, anh Tân cho hay.

“Tôi coi đây là bài học lớn của đời mình. Giờ đây, tôi không hy vọng lấy lại được số tiền đã mất mà tập trung cho công việc hiện tại để đầu óc mình được thoải mái hơn”, anh chia sẻ thêm.

TapchiBitcoin/Zing.vn

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Thị trường crypto có hoạt động giao dịch gia tăng đáng kể trong tuần này, sau quyết định giữ nguyên lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed). Trong bối cảnh diễn biến chung, dữ liệu on-chain đã tiết lộ cá voi tích lũy một số altcoin... ...

Trong bối cảnh thị trường đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của Solana, đặc biệt là về khối lượng giao dịch và khả năng tạo ra phí, ngân hàng tiền điện tử Sygnum vẫn tỏ ra thận trọng trong việc đánh giá tiềm năng của Solana như một... ...

Bitcoin đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng “parabol” khi phe bò quyết tâm giữ vững mức giá sáu con số vào hôm nay. Giá BTC đang tiền gần những mốc cao kỷ lục khó tin Theo dữ liệu từ TradingView, cặp BTC/USD hầu như không trải qua bất kỳ... ...

Cá voi đã mua 20 triệu Pi Coin từ sàn giao dịch tập trung OKX, trị giá 14 triệu USD. Số token đã được chuyển ra khỏi sàn giao dịch vào các ví riêng, cho thấy sự tích lũy mang tính chiến lược trong bối cảnh thị trường ngày càng quan... ...

Bitcoin tăng 4,3% vào ngày 9/5 khi dòng thanh khoản mới đẩy giá tăng vọt lên trên 100.000 đô la lần đầu tiên sau hơn 90 ngày. Bitcoin xóa thanh khoản khi quay trở lại mức 6 chữ số Theo dữ liệu từ Tạp chí Bitcoin, BTC đã tăng lên... ...

Khi Bitcoin đạt những đỉnh cao mới, các nhà phân tích đang tham khảo nhiều công cụ phân tích biểu đồ khác nhau để dự đoán quỹ đạo của tiền kỹ thuật số hàng đầu này. Trong số đó có biểu đồ Rainbow (cầu vồng) nổi tiếng và mô hình... ...

Theo dữ liệu từ Tạp Chí Bitcoin, Pepe (PEPE) đã ghi nhận đà tăng mạnh trong 24 giờ qua, tăng hơn 35% và lọt vào nhóm các đồng tiền điện tử có mức tăng trưởng ấn tượng nhất. Tuy nhiên, đây có thể mới chỉ là khởi đầu. Dựa trên... ...

Bitcoin đã vượt mốc 100.000 USD trong tuần này, đạt đỉnh 104.000 USD vào ngày 9/5, sau khi biểu đồ so sánh với cung tiền toàn cầu M2 (được điều chỉnh độ trễ 90 ngày) bất ngờ lan truyền trở lại trên mạng xã hội. Sự trùng hợp giữa cú... ...

Cardano (ADA) đang tiến đến một thời điểm quan trọng, khi giá test mức kháng cự phía trên của kênh song song giảm giá quanh mức 0,708 đô la. Động thái này diễn ra sau một đợt phục hồi mạnh từ vùng 0,66 đô la, cho thấy động lực tăng... ...

Thị trường crypto đang chứng kiến một đợt tăng trưởng ấn tượng, được dẫn đầu bởi Bitcoin, khi tài sản kỹ thuật số lớn nhất thế giới vượt qua mốc 100.000 USD lần đầu tiên kể từ tháng 2. Trong bối cảnh này, nhà phân tích Kaleo đã đưa ra... ...

Xem thêm bài viết
Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode