YouTube là một trong những nền tảng tồn tại lâu nhất và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta cùng với các kênh truyền thông xã hội khác như Facebook, Instagram và Tiktok. Tin tức được tạo ra từ đây, xu hướng cũng hình thành từ đây và thậm chí tiền cũng có thể được kiếm từ đây.
Chỉ riêng YouTube đã góp phần vào thành công của một số người như Justin Bieber, PewDiePie, Jeffree Star và nhiều người khác. Đáng chú ý, nó đã biến một cậu bé Ryan Kaji 8 tuổi trở thành triệu phú. Cậu bé đã vinh hạnh được xưng tên trong top YouTuber nhận lương cao nhất bằng cách mang về nhà 26 triệu đô la trong năm 2019 và làm thế nào mà đứa trẻ này thành công đến vậy? Chỉ đơn giản là đập hộp và review đồ chơi.
Vậy còn bạn thì sao? Tại sao bạn truy cập YouTube? Đơn giản, nó thực chất là một trung tâm kiến thức, tất nhiên, cho những người biết sử dụng.
Vì vậy, không có cách nào mà YouTube đứng ngoài lề câu chuyện khi nói đến không gian tiền điện tử. Mọi người đổ xô đến Andreas Antonopoulos khi muốn biết về tất cả mọi thứ liên quan đến Bitcoin cũng như Magical Crypto Friends và được cập nhật tin tức theo cách vui vẻ hóm hỉnh. Dù muốn hay không, cũng phải thừa nhận YouTube định hình không gian tiền điện tử.
Nghệ thuật lừa dối
Chính bởi vì YouTube là một trong những cây cầu nối lớn nhất giữa con người với con người nên nó cũng là nơi mà những kẻ lừa đảo không thể bỏ lỡ việc dàn dựng phi vụ lừa đảo ‘Giveaway’. Ngoài sức tưởng tượng, trò lừa đảo này đã lan truyền như một đám cháy rừng khổng lồ từ cuối năm ngoái. Kế hoạch được triển khai vô cùng đơn giản: tạo một kênh giống với tên cộng đồng chính thức, phát lại hội nghị cũ hoặc video phỏng vấn của một người có ảnh hưởng về tiền kỹ thuật số, có một điểm nổi bật ở cuối video chuyển hướng người dùng để kiểm tra mô tả, đăng các chi tiết giveaway và phần quan trọng của câu đố là đảm bảo rằng toàn bộ trò lừa đảo đang được trực tiếp.
Sau khi đăng bài này, mục đích là dụ dỗ thả mồi chờ cá cắn câu.
Bây giờ, khi xem xét cách YouTube đề xuất các video dựa trên lịch sử tìm kiếm trong quá khứ, những trò gian lận giveaway sẽ tự nhiên lọt vào danh sách đề xuất xem; nếu bạn là người thực hiện nhiều tìm kiếm liên quan đến tiền điện tử trên YouTube, thì bạn cũng sẽ vấp phải ít nhất một trong số các loại video này trong 3 hàng đầu tiên.
Để xem mức độ hiệu quả của những trò gian lận này, chúng tôi đã phân tích một vài trong số những trò lừa đảo “Live Giveaway Scams” trong 6 ngày. Trong 6 ngày này, Ethereum, Bitcoin và Binance là phổ biến nhất, trong khi McAfee, Coinbase, Litecoin và Bitcoin Cash tiếp theo sau đó. Lấy 27 địa chỉ để xem xét trong 6 ngày, những kẻ lừa đảo đã kiếm được 330,959.30 đô la.
Cách thức hoạt động
Lừa đảo Giveaway không phải là câu chuyện mới trong thế giới tiền điện tử. Trên Twitter, các tài khoản giả mạo được tạo dưới tên của Vitalik Buterin, Changpeng Zhao và đảm bảo rằng nó giống y hệt với tài khoản gốc.
Chiến lược được sử dụng trên Twitter cũng dễ dàng như vậy; ngay lập tức trả lời Tweet ban đầu bằng quảng cáo giveaway với nhiều tài khoản giả trả lời giveaway bằng tin nhắn “Cảm ơn! Đã nhận được”. Thậm chí, ngay cả Giáo hoàng Francis và Elon Musk cũng trở thành mục tiêu của những kẻ lừa đảo trên Twitter.
Mạng lưới các tài khoản bot quảng cáo ICO lừa đảo và giveaway tiền điện tử giả mạo tiếp tục nhắm mục tiêu vào các nhân vật công khai cả trong và ngoài thế giới crypto. Elon Musk là người đại diện của Tesla và SpaceX đã tuyên bố:
“Tôi muốn biết ai đang điều hành các bot lừa đảo Ethereum!…”
Mặc dù Ethereum đang là đỉnh cao của các vụ lừa đảo trên Twitter, nhưng nó cũng đã chiếm vị trí hàng đầu trong các vụ lừa đảo trên YouTube. Tổng số Ethereum trị giá 64,038.38 đô la đã bị lừa thông qua các trò gian lận trên YouTube với tất cả các video đều có mặt ‘Nhà độc tài vĩ đại’ Vitalik Buterin.
Các điều kiện để tham gia scam này khá thú vị. Gửi 3+ ETH, nhận lại 30 ETH; gửi 10+ ETH, nhận lại 100 ETH với 10% tiền thưởng và khi số tiền được gửi tăng lên, số tiền được hứa trả lại cũng tăng.
Nguồn: YouTube
Sàn giao dịch hàng đầu
Các video YouTube có Changpeng Zhao của Binance là ‘quán quân’ về số tiền mà người dùng bị lừa trong vòng 1 tuần. Trong khi Buterin hứa sẽ trả lại Ethereum thì Zhao sẽ tặng lại Bitcoin trên nền tảng chia sẻ video. Dưới tên Zhao, những kẻ lừa đảo đã tìm cách lấy số Bitcoin trị giá hơn 225k đô la và những video này ghi được nhiều người xem hơn so với những video khác.
Các điều kiện để tham gia giveaway này khá giống với lừa đảo tặng quà Ethereum trên YouTube.
Nguồn: YouTube
Ngoài ra, giveaway tiền điện tử không có Elon Musk thực sự sẽ biến trò lừa đảo thành một câu chuyện buồn tẻ; vì vậy, scammer đảm bảo rằng sẽ có một scam dưới tên của Musk ngay cả trên YouTube. Tuy nhiên, lần này, họ đã chọn Bitcoin thay vì Ethereum và kiếm được 2909.35 đô la.
Nguồn: YouTube
Trong khi Binance và Ethereum chiếm 2 vị trí hàng đầu thì các trò lừa đảo khác theo sau là Litecoin, Ripple, Bitcoin Cash và nhiều vụ lừa đảo Bitcoin khác dưới danh nghĩa của những người có ảnh hưởng với tổng số tiền thiệt hại lên tới hơn 40k đô la.
(Ghi chú: Giá XRP tại thời điểm viết bài)
Về việc scam-game này có phải là nguyên nhân khiến YouTube gỡ các video về tiền điện tử hay không, Giám đốc Hợp tác Bob Summerwill của ETC đã chia sẻ suy nghĩ của mình:
“Có, mặc dù không chỉ vì duy nhất điều đó. Tổng quát hơn, không có thanh chất lượng cho video về crypto và nó đang ảnh hưởng đến mọi người khi đặt tiền cho các dự án rủi ro mà nhiều trong số đó là lừa đảo. Thật khó để YouTube có thể đảm bảo đầy đủ rằng không có vụ lừa đảo nào đang diễn ra”.
Về tác động, Summerwill tuyên bố:
“Không thực sự, ngoại trừ việc loại bỏ các yếu tố lừa đảo nhất. Nội dung chất lượng cao sẽ tìm đến các nền tảng khác. Có một số rào cản gia nhập không phải là một điều xấu”.
Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Ngôi sao UFC Ben Askren: XRP là một scam
- Hai bị cáo người Việt Nam trong vụ kiện scam Bitconnect được Tòa án Hoa Kỳ bỏ qua do không thể tiếp cận