Nợ hộ gia đình đối với những người trẻ tuổi Hàn Quốc – những người sinh từ những năm 1980 trở đi – đã tăng lên 22,7 tỷ USD, tăng từ 3,9 tỷ USD so với năm ngoái.
Người trẻ Hàn Quốc đi xin việc
Dữ liệu từ Dịch vụ Giám sát Tài chính Hàn Quốc (FSS), do Hạ nghị sĩ Kim Han-jeong của Đảng Dân chủ Hàn Quốc công bố hôm nay cho biết rằng mức cho vay cao là do sự gia tăng đầu tư vào tiền điện tử, cổ phiếu và bất động sản.
Trong khi thế hệ Millennials, còn gọi là thế hệ thiên niên kỷ và thế hệ Z (Gen Z) chiếm khoảng 34% tổng nợ hộ gia đình ở Hàn Quốc vào năm 2019, con số đó đã tăng lên 45,5% vào năm 2020 và hiện là 50,7%. Hạ nghị sĩ Kim đã kêu gọi chính phủ của tổng thống Moon Jae-in cần có biện pháp để giúp quản lý nợ và giảm rủi ro vỡ nợ, ông nói:
“Họ đã cho vay quá mức để mua bất động sản trong bối cảnh giá tài sản tăng mạnh. Các thế hệ trẻ đã vùi đầu vào chứng khoán và tiền điện tử”.
Dữ liệu của FSS tiết lộ rằng cho vay mua nhà đã tăng từ 2,8 tỷ đô la lên 16 tỷ đô la, trong khi các khoản vay tín dụng khác tăng từ 1,1 tỷ đô la lên 6,7 tỷ đô la trong năm.
Nợ gia tăng đã trở thành một phần cơ bản trong câu chuyện kinh tế xã hội rộng lớn hơn của những người trẻ tuổi Hàn Quốc. Một bài báo của Bloomberg được xuất bản vào mùa thu năm 2020, có tựa đề “Thế hệ Millennials chuyển sang giao dịch ngày để thành công ở Hàn Quốc”, trích dẫn một thanh niên 27 tuổi cho biết:
“Ở Hàn Quốc, những người độ tuổi 2x chúng tôi chỉ có hai cách để làm giàu: Trúng số hoặc mua cổ phiếu. Chúng tôi biết rằng sẽ mình không bao giờ có thể giàu có với bất kỳ mức lương nào. Tiền lương sẽ không bao giờ đủ để mua nhà”.
Trong khi hệ thống tiền lương bị kìm hãm, thị trường việc làm đóng băng do Covid và giá bất động sản tăng – đang làm cho người dân phụ thuộc vào các khoản vay ngân hàng để thực hiện các khoản đầu tư mà họ tin rằng có thể giúp họ làm giàu trong trung hoặc dài hạn, chẳng hạn như tiền điện tử và bất động sản.
Lee Han Koo, giáo sư kinh tế tại Đại học Suwon, mô tả động lực này là “tuyệt vọng”, lưu ý rằng môi trường kinh tế xã hội Hàn Quốc đã thúc đẩy nhận thức của giới trẻ rằng chứng khoán và tiền điện tử đại diện cho “cơ hội duy nhất trong đời” để thoát khỏi sự bế tắc không thể vượt qua hiện tại.
Theo một báo cáo của IMF từ tháng 8 năm 2020, thu nhập từ nợ hộ gia đình Hàn Quốc là 180%, mức cao nhất trong số các nước OECD (tổ chức gồm 34 nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới). Giá nhà, cũng như ở nhiều nước OECD, đã tăng không ngừng kể từ năm 2014. Trong khi GDP bình quân đầu người của nước này là 35.000 USD, giá trung bình một căn hộ nhỏ ở thủ đô Seoul – nơi có một nửa dân số sinh sống và một nửa số công ty đặt trụ sở, lên tới 800.000 USD.
Nghĩa là, nếu một ai đó đi làm với mức thu nhập đó, không tính ăn uống chi tiêu, thì phải mất 25 năm để có thể mua nhà (thực tế thì tại Việt Nam cũng tương tự nếu tính giá nhà Sài Gòn hay Hà Nội, chúng ta cũng cần nhớ là thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc lớn gấp 10 lần Việt Nam).
Bị “đuổi” khỏi thị trường nhà đất và bị mắc kẹt bởi mức lương trì trệ, người Hàn Quốc chuyển sang đầu cơ, họ là cái nôi của “bong bóng Kimchi” khét tiếng năm 2017, nơi duy nhất trên thế giới có giá Bitcoin cao hơn 20.000 USD khi đó.
Nhưng với xu hướng kinh tế trong dài hạn ngày càng trầm trọng hơn bởi đại dịch, Kimchi Premium ở Hàn Quốc đã tiếp tục tăng lên mức cao hàng năm vào mùa xuân này, và chưa hề có dấu hiệu dừng lại.
- 33 công dân Hàn Quốc bị cáo buộc giao dịch bất hợp pháp 1,48 tỷ đô la tiền điện tử
- Upbit, Bithumb ồ ạt hủy niêm yết token trước khi cơ quan quản lý của Hàn Quốc tái xem xét
Thạch Sanh
Theo Cointelegraph