Chi phí trung bình để thực hiện một giao dịch bitcoin hiện đang thấp hơn trước đây trong một năm rưỡi, điều đó cho thấy giờ đây giá cả đồng tiền không chỉ là chỉ số duy nhất không thể đoán trước của cryptocurrency.
Nhưng với tất cả các cuộc tranh cãi khi phí tăng, việc phí giảm như vậy có thể gây bất ngờ. Cuối cùng thì cách đây không lâu mức phí đã cao đến nỗi một nhóm các nhà đầu tư nổi bật và các thợ mỏ đã tạo ra một phiên bản bitcoin hoàn toàn mới chủ yếu nhằm giảm phí giao dịch.
Cụ thể hơn, phần lớn các tranh cãi đều tập trung vào thực tế là: mặc dù được gọi là “phí” nhưng các chi phí này tốt nhất nên được xem là chi phí giao dịch cần thiết đối với mạng lưới, cũng giống như việc trả tiền cho người cung cấp dịch vụ giao thức, có thể là SMS, VoIP hoặc email hoặc thậm chí một chiếc bánh pizza.
Đó là do bitcoin là một phần mềm yêu cầu hàng ngàn máy tính cùng chạy để đồng bộ. Để thực hiện dễ dàng thì có một giới hạn về số lượng dữ liệu mà mạng có thể xử lý trong các khoảng thời gian, và người dùng phải trả nhiều tiền hơn nếu muốn giao dịch kịp thời trong những lúc quá tải.
Chính vì vậy, khi bitcoin đã trở nên phổ biến hơn trong năm vừa qua, phí giao dịch tăng vọt lên đến hơn 25 USD thể hiện qua một biểu đồ từ trang web dữ liệu Bitinfocharts.
Những người dùng Bitcoin thực sự tin cậy giao thức dành cho các yếu tố cần thiết cũng như những người tin rằng bitcoin có thể cạnh tranh với các hệ thống thanh toán đương thời đã bị ảnh hưởng bởi chi phí tăng cao.
Tuy nhiên, phí giao dịch bitcoin đã giảm xuống kể từ cuối tháng 12.
Vậy tại sao chi phí lại giảm mạnh như vậy? Câu trả lời đơn giản là vì người dùng đang thực hiện ít giao dịch hơn. Trong tháng 12, đã có khoảng 400.000 giao dịch mỗi ngày trong khi ở thời điểm hiện tại con số chỉ là 200.000 (theo dữ liệu từ Blockchain.info).
Mike Belshe, kỹ sư thuộc Bitgo trả lời CoinDesk: “Tôi nghĩ vấn đề khá đơn giản. Chỉ là giờ đây có rất ít nhu cầu giao dịch”.
Câu hỏi đặt ra là tại sao khối lượng giao dịch sụt giảm?
SegWit và hơn thế nữa
Nếu xảy ra trên Twitter và Reddit thì cảm xúc về vấn đề này có xu hướng bị ảnh hưởng bởi quan điểm cá nhân. Nhưng trong trường hợp bitcoin, khi người dùng đứng giữa cuộc tranh luận trường kỳ về kích cỡ block, vấn đề thực sự là kinh tế học mạng lưới.
Tài khoản Twitter nổi tiếng “Armin van Bitcoin” vui mừng vì mức phí thấp có nghĩa là “các cuộc tranh luận về mở rộng không còn nữa”, gắn liền một phần bước phát triển này với việc áp dụng Segregated Witness ngày càng rộng rãi. SegWit là một tính năng mở rộng, trung tâm của cuộc tranh cãi kéo dài về phí bitcoin.
Những nhận định đó cũng có điểm đúng. SegWit làm giảm phí giao dịch và mở thêm không gian blockchain nhưng vẫn chưa được áp dụng rộng rãi, vì vậy thật khó để nói nó đã có ích như thế nào. Gần đây việc sử dụng SegWit trong cộng đồng cũng không có dấu hiệu gia tăng. Theo trang theo dõi SegWit có tên SegWit Party, trong vài tháng qua chỉ có khoảng 10 -14% giao dịch dùng ứng dụng này.
Hơn nữa, SegWit không làm giảm số lượng giao dịch mà giúp giao dịch rẻ hơn.
Theo kỹ sư Belshe, một khả năng khác là giá phí cuối cùng “buộc” một số nhà cung cấp xử lý giao dịch lớn thực hiện một công nghệ gọi là “batching”, cuộn nhiều giao dịch lại thành một và để lại nhiều không gian hơn trên blockchain.
Thật vậy, các sàn giao dịch như Coinbase cho biết trước đây họ đang làm việc để triển khai tính năng này. Vào Thứ năm, sàn giao dịch cryptocurrency ShapeShift thông báo họ hiện đang batch các giao dịch và số này chiếm 2% trên tổng số giao dịch xảy ra trên blockchain bitcoin.
Tuy nhiên, đó chỉ là một giả thuyết rất khó để lấy dữ liệu chứng minh trừ khi một sàn giao dịch chính thức thông báo họ đang sử dụng kỹ thuật này. Belshe nói: “Điều này rất khó khẳng định chắc chắn 100%”.
Dù vậy, ông cho rằng dù chỉ một sàn giao dịch lớn bắt đầu thực hiện batch giao dịch sẽ gây tác động rất lớn đến tổng luồng giao dịch.
Những lý thuyết kỹ thuật này cùng với ý tưởng của các nhà phát triển và các dịch vụ xây dựng trên bitcoin có thể tối ưu hóa giải phóng không gian trên blockchain mà không ảnh hưởng đến một số tính năng cốt lõi của nó.
CEO XO Media, John Carvalho cho rằng “Đó là lý do tại sao Bitcoin Core đã rất nỗ lực để phát triển ‘giải pháp lớp hai’, và tại sao họ tập trung quá nhiều vào việc tối ưu hóa kích thước của giao dịch thông qua nhiều thứ như ký hiệu Schnorr và Bulletproofs”.
Ông nói thêm: “Họ đang làm mọi thứ để giảm thiểu dấu vết của mọi loại giao dịch gắn liền với bitcoin vì chúng được lưu trữ mãi mãi”.
Đào bitcoin
Những người khác, đặc biệt là những người chỉ trích cách các nhà phát triển bitcoin ưa chuộng blockchain nhỏ và hạn chế không gian giao dịch lập luận rằng lệ phí thấp là do bộ phận nhà đầu tư thoát đã khỏi bitcoin vì quá chán ngán mức phí cao.
“Bitcoin không có lợi đối với bất cứ thứ gì cần chi phí thấp cho nên mọi người đang chuyển sang các nền tảng thay thế. Hệ quả là chi phí giao dịch bitcoin giảm xuống”, theo Ryan X. Charles, người sáng lập công ty truyền thông phát triển trên bitcoin cash Yours.
Năm ngoái Charles đã chuyển công ty của mình từ trên bitcoin blockchain sang nền tảng khác trước khi phát triển bitcoin cash.
Một số người dùng khác cũng có thể đang làm như vậy. Nhà dịch vụ xử lý thanh toán Stripe đã ngừng nhận bitcoin vào tháng 1 vì chi phí cao, và BitPay – công ty startup cung cấp dịch vụ thanh toán qua bitcoin đã phân chia hỗ trợ nhiều giao thức cho các công ty sử dụng.
Tuy nhiên, nếu các công ty đang đẩy người dùng đến nơi khác thì cũng không rõ họ sẽ đi đâu. Bitcoin cash, cryptocurrency được tạo ra làm thay thế giá thấp hơn của bitcoin vẫn đang giữ khoảng 10% số giao dịch bitcoin đang thực hiện.
Kỹ sư thuộc BitGo, Jameson Lopp nói: “Rõ ràng [phí cao] không khuyến khích người ta chuyển sang bitcoin cash”.
Nhà phát triển Bitcoin Meni Rosenfeld không nghĩ như vậy. Thực ra ông không đồng ý với cả hai giả thuyết trên.
Ông nói: “Lý do chính của sự sụt giảm phí giao dịch [bitcoin] không phải là từ áp dụng SegWit và cũng không phải do người ta chuyển sang [bitcoin cash]. Đơn giản là vì cơn sốt mua bán cryptocurrency nói chung đã hạ nhiệt”.
Thật vậy, công chúng bên ngoài lĩnh vực hiện đang ít quan tâm đến bitcoin hơn. Mức giá thấp hơn nhưng không có nhiều nhà đầu tư mới tìm kiếm bitcoin trên Google và tham gia mua và trao đổi cryptocurrency.
Quan điểm này có lẽ được chứng minh bởi thực tế là chi phí giao dịch ethereum – blockchain có giá trị thứ hai sau bitcoin dựa trên giá trị vốn thị trường cũng đã giảm đáng kể trong những tháng gần đây. Tương tự với litecoin ở vị trí thứ 5 và XRP ở vị trí thứ ba.
CEO Charles nhận định rằng có thể hype cycle (chu kỳ kỳ vọng) suy yếu của crypto đã góp phần làm giảm phí giao dịch.
Ông trả lời CoinDesk: “Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu phí ethereum cũng thấp hơn do suy giảm giá trị thị trường. Có lẽ chỉ là có ít nhu cầu thực hiện giao dịch trên tất cả blockchain. Chúng ta đã đi qua hype cycle.”
Và luôn có khả năng chi phí thấp là kết quả tổng hợp của các yếu tố nói trên.
Phí mãi mãi
Chi phí thấp hơn có ý nghĩa như thế nào đối với người dùng? Tóm lại có thể thấy rằng dưới tình hình hiện tại thì chi phí có thể dao động theo thời gian.
Hy vọng là sau tất cả phí sẽ luôn “thấp”, với từ ‘thấp’ có ý nghĩa tương đối. Cuối cùng thì một chuyến bay hàng không giá rẻ có thể tốt hơn một chuyến xe buýt đắt tiền.
Bằng cách này, những người ủng hộ bitcoin hy vọng rằng đồng tiền sẽ đáp ứng được cả hai vai trò: hỗ trợ nhu cầu cao và chi phí “thấp” phản ánh chất lượng dịch vụ, đồng thời hỗ trợ thợ đào và người dùng máy tính khi họ sử dụng chi phí thực để đảm bảo giao dịch.
Theo CEO Carvalho, “Thị trường chi phí cũng cần thiết với tư cách là một đối tượng đối với giá thị trường. [Về lý thuyết], nhu cầu không gian là vô hạn vì vậy phải có đòn bẩy để quản lý”.
Trong thời gian tới đây, chi phí giao dịch có thể tiếp tục giảm, đặt ra một tiêu chuẩn “thấp” mới phù hợp với người dùng internet ngày nay. Ví dụ như hai CEO Carvalho và Rosenfeld đều nghĩ rằng Lightning Network được giới thiệu rộng rãi sẽ đưa bitcoin đạt đến điểm thấp đó khi chuyển nhiều giao dịch khỏi blockchain bitcoin chính.
Nếu Lightning thực sự bắt đầu thì chi phí thấp có thể trở thành một vấn đề khác vì có thể không đủ để thanh toán chi phí đào khi mạng cuối cùng sản xuất được toàn bộ 21 triệu bitcoin.
Vì lý do trên, nhà phát triển Greg Slepak có một cái nhìn về tương lai gần như đáng lo ngại, ông cho rằng người dùng nên “tận dụng cơ hội” khi phí giao dịch đang thấp và nói thêm:
“Nó có thể không xảy ra lần nữa.”
Nguồn: Coindesk