Vào ngày 27/6/2019, một vài kẻ đầu sỏ của chương trình Ponzi cực kỳ phổ biến lan rộng khắp châu Á đã bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ sau khi lừa đảo khách hàng với số tiền lên đến 3 tỷ đô la.
PlusToken từng hứa với các nhà đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận hàng tháng từ 10 đến 30% bằng token PLUS, được giao dịch trên các sàn phổ biến như Huobi và Bithumb. Những lời hoa mỹ này đã thu hút hơn 200,000 Bitcoin (chiếm 1% nguồn cung Bitcoin), 789,000 Ether và 26 triệu EOS. Theo báo cáo này, tên đầu sỏ vẫn còn được tại ngoại và BTC vẫn đang di chuyển.
Hình ảnh 6 thành viên trong băng nhóm bị bắt.
Những tên tội phạm có cùng mánh khóe và những lời hứa phi thực tế về lợi nhuận của kế hoạch ponzi như sàn giao dịch BitConnect hiện không còn tồn tại, mặc dù với quy mô leo thang mạnh mẽ. Vào thời kỳ đỉnh cao, BitConnect chỉ có giá trị 121 triệu đô la. PlusToken giao dịch công khai trên một số sàn giao dịch nổi tiếng của Trung Quốc và đã đạt được mức định giá 17 tỷ đô la. Với mức cao nhất mọi thời đại là 340 đô la một token, nó trở thành tài sản lớn thứ 3 trên CoinMarketCap nếu được niêm yết.
Vậy làm thế nào mà PlusToken có thể lừa đảo thậm chí nhiều người hơn BitConnect đã làm, và tất cả số tiền đã đi đâu khi những người sáng lập đang phải đối mặt với hậu quả pháp lý?
Plustoken là gì ?
Một nguồn tin ẩn danh và sẽ được gọi là “Tiresias” cho biết “PlusToken được nhắc đến đến lần đầu tiên trong các nhóm WeChat của tôi là ngày 2/7/2018”. Vụ lừa đảo hoạt động trong gần 1 năm trước khi các kẻ chủ mưu bị bắt giữ trên đảo Vanuatu ở Thái Bình Dương, là nơi diễn ra toàn bộ quá trình hoạt động. Đồng sáng lập Dovey Wan của Primitive Venture cho biết thời gian hoạt động cao điểm là từ tháng 3 đến tháng 6/2019 .
Wan, người đóng vai trò là cầu nối thông tin giữa các cộng đồng phương Đông – phương Tây và là người đưa PlusToken ra ánh sáng trên Twitter đã đề cập rằng những người nắm giữ PlusToken bắt đầu phàn nàn rằng họ không thể rút tiền trong những ngày sau vụ bắt giữ ở Vanuatu và khi những tin đồn lan truyền về tổ chức lừa đảo. Nhóm còn lại của PlusToken đã cố gắng im lặng và cho rằng các vấn đề rút tiền là do một nỗ lực hack.
Tuy nhiên, tin đồn hóa ra là sự thật. Ngay cả khi ban lãnh đạo bị chính quyền Trung Quốc giam giữ thì những kẻ âm mưu khác của PlusToken vẫn “bận rộn” phân chia tiền gửi vào các địa chỉ ví khác nhau và Leo – là người bị buộc tội vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Một số quỹ ‘bẩn thỉu’ của PlusTokens có thể đã được chuyển lên các sàn giao dịch để thanh khoản, mặc dù các công ty phân tích blockchain đã đưa ra dữ liệu mâu thuẫn về vấn đề này.
Wan nhấn mạnh phần lớn cộng đồng PlusToken không bao gồm các nhà đầu tư điển hình. Nhiều người trong số họ rất dễ bị lừa bởi vì là những công dân bình thường không biết nhiều về Bitcoin, chứ đừng nói đến các altcoin trong quỹ đạo của nó. Đội ngũ PlusToken thậm chí đã “dạy” các nhà đầu tư non nớt này về cách họ có thể mua Bitcoin, Ether và EOS để cống nạp cho họ.
Theo Tiresias, chương trình được quảng cáo rộng rãi thông qua ứng dụng nhắn tin WeChat phổ biến nhất Trung Quốc. Nhưng, thật đáng ngạc nhiên, quảng cáo không chỉ giới hạn ở các nền tảng kỹ thuật số. PlusToken đã tổ chức gặp gỡ (được gọi là “salons”) để quảng bá các buổi đào tạo lừa đảo trực tiếp cho người dùng PlusToken để dạy họ cách quảng bá nền tảng tới người dùng mới tiềm năng.
Họ thậm chí còn quảng cáo trong các cửa hàng tạp hóa. Một video được chia sẻ cho thấy hàng trăm người tụ tập trong một khán phòng sang trọng ngập tràn ánh đèn mê hoặc và sôi động với nền âm nhạc K-pop. Ở một video khác, có một thanh niên cầm tờ rơi, lưng anh ta đeo một tấm biển quảng cáo chứa thông tin PlusToken, đang chạy trốn người ghi lại đoạn phim.
Quảng cáo PlusToken trong một cửa hàng tạp hóa Trung Quốc.
PlusToken đã sử dụng các chiến thuật thị trường trơ trẽn để lừa đảo khoảng 3 triệu người, theo như cơ sở người dùng được quảng cáo của PlusToken (công ty phân tích Blockchain CipherTrace tin rằng con số này thậm chí có thể lên tới 4 triệu người). Trong khi 6 cá nhân bị bắt ở Vanuatu là người Trung Quốc thì vụ lừa đảo này đã gia tăng trong giới đầu tư nhỏ lẻ ở Hàn Quốc và Nhật Bản, cùng với nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á như Việt Nam. Wan nói thậm chí đã nhận được tin nhắn trực tiếp từ những người dùng bị ảnh hưởng tại Nga, Ukraine, Đức và đến tận Canada.
Hình ảnh các buổi hội thảo tràn ngập người tại Nhật Bản
Plustoken Việt Nam
Plustoken phát triển cực kỳ mạnh mẽ tại Việt Nam, CLB Gold Nguyễn có lẽ là chi nhánh lớn nhất với những buổi hội thảo hoành tráng.
Xu thế giao dịch AI là không thể bỏ qua
Mức lãi suất khiến Warren Buffett cũng phải chào thua. Nguồn ảnh | Phóng viên Tạp Chí Bitcoin.
Tuy nhiên, kết cục là như thế này đây.
Apparently #PlusToken scammed lots of ppl outside Asia too (it’s base is in China, active in Korea, Japan and SEA)
I’ve got bunch of DMs from victims from Canada, German, Russia and Ukraine …🤦🏻♀️🤦🏻♀️
Please be ware of #CloudToken and #VDS (Vollar) too, don’t get scammed
— Dovey Wan 🗝 🦖 (@DoveyWan) August 18, 2019
PlusToken cũng giới thiệu một ứng dụng tinh vi, cho phép người dùng chuyển đổi ngay lập tức đồng Nhân dân tệ thành Bitcoin, Ethereum, EOS, Doge, Litecoin và các altcoin khác mà có thể chuyển đổi sang PLUS. Khoản đầu tư ban đầu và số lượng người dùng mới tham gia chương trình tỷ lệ thuận với nhau. Người dùng đã được thanh toán độc quyền bằng các token PLUS. Người dùng PLUS có thể gặp được nhiều thuận lợi dựa trên hoạt động quảng cáo của họ, chẳng hạn như sự phân biệt được tìm kiếm rất cao của “Big Boy” và “Great God”.
Bảng điều khiển ứng dụng PlusToken.
Trưởng bộ phận vận hành Jeff Liu của công ty chứng khoán blockchain PeckShield cho biết: “Hầu hết các chương trình, các thành viên ban đầu đã nhận được cổ tức như đã hứa, nhưng không phải là các nhà đầu tư sau này”.
Nhưng ngay cả những nhà đầu tư đã nhận cổ tức PlusToken cuối cùng cũng bị lừa, vì những token này giống như của BitConnect, Ifan không có giá trị và không cung cấp gì cho khoản thù lao tài chính cho 3 đến 4 triệu nhà đầu tư bị ảnh hưởng.
Quỹ đã đi về đâu?
Trong suốt vòng đời của mình, PlusToken đã thu được khoản đầu tư 200,000 Bitcoin, 789,000 Ether và 26 triệu EOS. Tất cả đều được giữ trong ví mà nhóm PlusToken kiểm soát. Một báo cáo do văn phòng Công tố viên thuộc Tổng cục quận Yancheng công bố nói rằng “dòng tiền và chuyển động của các quỹ không rõ ràng, vẫn đang được điều tra thêm”, có khả năng chỉ ra rằng phần cứng và khóa riêng tư không bị tịch thu trong vụ bắt giữ ở Vanuatu.
Found the Chinese Police response to PlusToken https://t.co/rr9gPPyemp (Yancheng is the city where is case is filed) It’s a month old response but still lots of useful info, especially about the timeline.
Here is a rough translation pic.twitter.com/FF4op3wDkG
— Dovey Wan 🗝 🦖 (@DoveyWan) August 17, 2019
Tất cả các chiến lợi phẩm ETH của nhóm vẫn được lưu trữ trong ví Ethereum của họ, giống như các EOS. Tuy nhiên, tiền từ ví Bitcoin đã và đang di chuyển – mặc dù các chuyên gia phân tích blockchain không biết chúng sẽ đi về đâu. Liu cho biết:
“Từ dữ liệu của PeckShield, ít nhất 1,000 BTC đã được chuyển sang sàn giao dịch và thanh khoản, nhưng con số thực tế có thể lớn hơn nhiều”. Theo phân tích, sàn giao dịch bị nghi ngờ là Huobi Global, Bittrex và nhóm đã bị cáo buộc dump Bitcoin dự trữ kể từ tháng 7/2019. Nghiên cứu của công ty CryptoQuant cáo buộc hơn 39,000 Bitcoin được gửi đến Kraken, Bitstamp, Mercado Bitcoin của Brazil và Bitcoin Mixer.
PeckShield trực quan hóa các động thái của quỹ.
Một thành viên độc lập khác tuyên bố rằng nhóm cũng đang gửi Bitcoin đến Binance, mặc dù điều này chưa được xác minh. Theo công ty phân tích blockchain CipherTrace ở Bắc Mỹ, kết quả nghiên cứu của PeckShield cũng không được xác minh. CipherTrace cho biết họ không thể hoàn toàn xác nhận PlusToken lừa đảo theo đúng nghĩa truyền thống của thuật ngữ này và cũng không thể xác nhận có bao nhiêu quỹ liên quan đến gian lận. Giám đốc tài chính Pamela Garner của CipherTrace cho biết:
“Đây không giống như những trò gian lận khác vì những người trong cuộc rõ ràng đã kiếm được tiền. Nếu có 3 tỷ đô la tiền điện tử tại thời điểm sụp đổ thì hiện tại không rõ nó đang ở trong túi ai”. Ông nói thêm rằng cuộc đột kích vào Vanuatu đáng lẽ đã kết thúc cùng với việc bắt giữ phần cứng và nhân viên (mặc dù, theo báo cáo của cảnh sát Yangcheng thì không thu giữ phần cứng).
CipherTrace cũng không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy nhóm PlusToken đã dump nguồn cung của mình trên các sàn giao dịch. PeckShield và những người khác đang theo dõi các quỹ đã lập luận rằng hành động chuyển tiền lên các sàn giao dịch của PlusToken đã góp phần làm giảm giá Bitcoin gần đây. CipherTrace không tin như vậy. Theo CipherTrace, công ty đã theo dõi các giao dịch chuyển 95,228; 15,000; và 68,562 Bitcoin đến nhiều địa chỉ khác nhau vào tháng 4, mặc dù động thái gần đây nhất là 22,922 Bitcoin vào ngày 13/8/2019 được chia thành nhiều địa chỉ, đã không thực hiện ở sàn giao dịch. Garner nói:
“Một vài ngày trước khi sự việc bung bét, PlusToken đã không tham gia vào bất kỳ sàn giao dịch nào hoặc thực hiện bất kỳ nỗ lực nào để dump Bitcoin vào thị trường. Các động thái ngày 13/8 đã chuyển tiền vào các địa chỉ nắm giữ riêng tư, sử dụng một lần. Tiền đã ở đó được vài ngày. Tiền không bị đẩy ra thị trường. Đó không phải là dump BTC. Nó có thể là một hành vi trộm cắp. Hoặc nỗ lực xáo trộn tiền hoặc động thái giá”.
Công ty phân tích blockchain TokenAnalyst đã chứng thực các nghiên cứu của CipherTrace.
Theo công ty, sự khác biệt giữa phân tích của CipherTrace và PeckShield là CipherTrace “đã không xác nhận độc lập các tuyên bố của Dovey Wan rằng các địa chỉ cụ thể này thuộc về Token Plus”. Wan khẳng định các địa chỉ sau đã được quảng cáo trên WeChat cho những người mới tham gia: 14BWH6GmVoL5nTwbVxQJKJDtzv4y5EbTVm, 31odn4bxF2TgM4pD7m4hdSr1vGMsjh9ugV, 33FKcwFhFBKWHh46Ksmxs3QBu8HV7h8QdF.
Ít nhất 1 trong 3 địa chỉ Bitcoin này thuộc về PlusToken, cùng với địa chỉ Ethereum và EOS của nó.
Tuy nhiên, công ty PeckShield tại Trung Quốc vẫn kiên định lập trường phân tích của mình. Phân tích như vậy sẽ rất quan trọng cho việc thu hồi các khoản tiền đã bị móc túi và nhắc lại một số tuyên bố của Liu. Liu nói:
“Số tiền bị đánh cắp có thể bị các sàn giao dịch chặn nếu chuyển đến đó và các sàn giao dịch sẵn sàng làm như vậy. PeckShield đã làm việc với khách hàng của chúng tôi để theo dõi và thu hồi tiền bị đánh cắp trước đó theo những cách tương tự. Theo hiểu biết của tôi, đối với sự cố như thế này, các cơ quan thực thi pháp luật của Trung Quốc đang cố gắng thu hồi tiền và ít nhất có một số quỹ đã bị các cơ quan chính phủ Trung Quốc tịch thu.
Chúng ta tới đây bằng cách nào nhỉ?
Sự khác biệt giữa phân tích của PeckShield và CipherTrace đã dẫn đến sự mâu thuẫn thông tin tại các cộng đồng tiền điện tử phương Đông và phương Tây – khiến phương Tây mù tịt tin tức dù đã bị lừa đảo hàng tỷ đô la. Điều này trở thành chủ đề ‘hot’ trên truyền thông Trung Quốc trong hơn 1 tháng. Giống như các tin tức sai lệch về việc Trung Quốc cấm Bitcoin, thông tin đáng tin cậy phải mất rất nhiều thời gian để vượt Đại Tây Dương.
Vụ việc cũng định lượng một sự khác biệt quan trọng giữa bối cảnh đầu tư trên hai lĩnh vực. Wan cho biết các kế hoạch tiếp thị đa cấp như thế này là một bệnh dịch quá phổ biến trong bối cảnh nhà đầu tư bán lẻ Trung Quốc. Trung Quốc đã tận hưởng xu hướng bùng nổ tạo ra tài sản trong những thập kỷ gần đây, vì vậy, công dân Trung Quốc đã sử dụng chiến lược tăng trưởng vốn nhanh chóng và tích lũy tài sản “ít nhạy cảm hơn với loại Ponzi khi họ đứng trước các khoản đầu tư lợi suất cao”.
Môi trường này đã tạo ra rất nhiều hoạt động vô đạo đức, cả trong ngành công nghiệp tiền điện tử và ngành khác. Wan nói rằng vẫn còn các kế hoạch ponzi tiền điện tử khác được tạo ra để lừa đảo các nhà đầu tư non trẻ. Cô ấy lấy ví dụ điển hình như VDS có vốn hóa thị trường là 1 tỷ đô la.
CloudToken is another PlusToken copycat very easy to spot
BUT VDS is something really worth paying attention to. I have to say it’s a highly sophisticated ponzi, you can only access it via tor network, in dark web, and its wallet is even Zcash sapling compatible 😶😶😶 https://t.co/LH65ppSNJM
— Dovey Wan 🗝 🦖 (@DoveyWan) August 16, 2019
Wan nói những nỗ lực này chỉ gây hại cho ngành công nghiệp tiền điện tử. Bitcoin vẫn chủ yếu được xác định với hoạt động lừa đảo ở nước này. Sau đó, giải pháp là giáo dục và nhận thức. Nếu các nhà đầu tư bán lẻ được trang bị kiến thức về cách phát hiện các kế hoạch này, thì họ có thể chiến đấu chống lại chúng.
Cho đến khi các biện pháp ‘ngừa bệnh’ như vậy tạo ra sự khác biệt thì trước hết phải thực hiện các biện pháp ‘chữa bệnh’ như hành động của cơ quan thực thi pháp luật. Điều này cũng có nghĩa là làm giảm độ thanh khoản để những kẻ lừa đảo không thể rút tiền ra khỏi tài sản của họ hoặc giả sử tiền được đưa vào sàn giao dịch để bắt đầu, hãy thu giữ các tài khoản liên quan để phân phối lại tài sản cho nạn nhân PlusToken.
- Báo cáo: Huobi đã xử lý 50% số tiền PlusToken trong tháng này
- Tội phạm mạng đã kiếm được 4,3 tỷ đô la từ tiền điện tử vào năm 2019, PlusToken của Trung Quốc chiếm tới 2,9 tỷ đô
Thùy Trang
Tạp chí Bitcoin