Câu chuyện về tiền điện tử và quy định blockchain của Hoa Kỳ dường như chưa đi đến hồi kết.
Vị thế đối lập của Hoa Kỳ
Tiền điện tử và blockchain lần đầu tiên trở thành ‘hot news’ khi ICO bùng nổ vào năm 2017 và 2018. Kể từ đó, SEC đã bắt đầu chú ý đến khả năng bán token chứng khoán không được kiểm soát. Hơn nữa, thông báo của Facebook về Libra đã khiến vấn đề điều tiết tiền điện tử một lần nữa trở thành trọng tâm của các nhà quản lý Hoa Kỳ. Tuy nhiên, mặc dù các cuộc thảo luận vẫn rất sôi nổi nhưng không có kết luận chắc chắn được đưa ra.
Việc thiếu các quy tắc định hướng rõ ràng đã khiến nhiều nhà phê bình cho rằng Hoa Kỳ sẽ tụt hậu so với các quốc gia khác trên đường đua giành quyền lãnh đạo trong không gian đổi mới fintech.
Ủy viên Hester Peirce của Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Hoa Kỳ (SEC) là người có thái độ thân thiện với tiền điện tử và mang biệt danh là “Crypto Mom”. Cô nói rằng Châu Á có thái độ cởi mở đối với tiền điện tử hơn so với Hoa Kỳ. Lý do là châu Á đã trở thành một địa điểm quan trọng cho sàn giao dịch và khai thác crypto, cũng như cho các nhà đầu tư bán lẻ. Các quốc gia châu Á cũng có lợi thế về quy định và tài năng để thúc đẩy đầu tư tiền điện tử chuyển sang các quốc gia có quy tắc rõ ràng và thân thiện.
Công ty đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz cho biết các nhà lập pháp Hoa Kỳ không hào hứng với tiền điện tử. Thứ trưởng Bộ Tài chính bày tỏ lo ngại về hoạt động rửa tiền cho bọn khủng bố và tình báo tài chính, đồng thời nhấn mạnh các quy định AML toàn cầu cần phải được cải thiện. Trong khi đó, SEC cũng có những quy tắc nghiêm ngặt mà thực tế đã giết chết thị trường ICO ở Mỹ.
Tuy nhiên, năm nay, có một số điểm sáng cho tiền điện tử tại quốc gia mạnh nhất thế giới. Vào tháng 9, một số công ty tiền điện tử (như Kraken, Bittrex và Coinbase) hiện đang hoạt động tại Hoa Kỳ đã cùng nhau tạo ra một cơ quan quản lý mới gọi là Hội đồng xếp hạng tiền điện tử (Cryptocurrency Rating Board – CRC). Mục đích là để cung cấp định nghĩa của các loại tiền điện tử khác nhau minh bạch hơn.
Đây là nỗ lực nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư (cũng như những người đam mê thông thường) một cái nhìn rõ ràng về loại token nào họ có thể giao dịch tự do mà không cần sự giám sát của các cơ quan quản lý khác nhau.
Dự luật mới của Hoa Kỳ quy định về tiền điện tử
Khi năm 2019 gần kết thúc, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đang đưa ra một dự luật mới cung cấp khung pháp lý rộng lớn cho các tài sản kỹ thuật số, bao gồm cả tiền điện tử, như một cách để đáp ứng với hành động giới thiệu dự án Libra của Facebook.
Chứng khoán tiền điện tử bao gồm tất cả các công cụ phái sinh, vốn chủ sở hữu và các công cụ nợ dựa trên blockchain.
Dự luật cũng phân định nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan quản lý crypto Liên bang: CFTC: tiền điện tử – hàng hóa; SEC: tiền điện tử – chứng khoán; FinCEN: tiền tệ tử – tiền điện.
Tất cả 3 cơ quan quản lý Liên bang sẽ công bố danh sách chi tiết các yêu cầu cấp phép và chứng nhận cho những người tham gia thị trường tiền mã hóa của Hoa Kỳ. Các cơ quan này cũng sẽ liên hệ với nhau để cung cấp tin tức đáng tin cậy về quy định tiền điện tử.
Bên cạnh đó, dự luật còn làm rõ khái niệm về Oracle phi tập trung, stablecoin được Cục dự trữ hỗ trợ và stablecoin nói chung.
Một điểm quan trọng trong dự luật mới được giới thiệu là chỉ định FinCEN làm cơ quan điều tiết tiền điện tử cốt lõi chứ không phải là một nhánh của cơ quan thực thi pháp luật. Vấn đề phân loại chứng khoán tiếp tục gây tranh cãi trong giới các nhà bình luận ở Mỹ. Một số nhà lập pháp Hoa Kỳ thậm chí đã giới thiệu dự luật được gọi là “Đạo luật phân loại token” để loại trừ các token kỹ thuật số khỏi quy định chứng khoán.
- Quốc hội Mỹ xem xét về các Cơ quan quản lý tiền điện tử liên bang trong Đạo luật mới năm 2020
- Tại sao dự luật thân thiện với tiền điện tử của Đức là một “món hời lớn”?
Minh Anh
Theo Azcoinnews