Trang chủ Tạp chí Tin tức Bitcoin (BTC) SegWit của Bitcoin và Lightning: Cần thêm thì giờ hay không?

SegWit của Bitcoin và Lightning: Cần thêm thì giờ hay không?

Loài người là một chủng tộc riêng biệt và khao khát đổi mới vô độ của chúng ta đã được chứng minh qua lịch sử. Con người bị ám ảnh bởi tốc độ. Đối với chúng ta, bất cứ điều gì nhanh hơn đều là tốt hơn. Những đổi mới vĩ đại như điện thoại và xe lửa, đã cải thiện tốc độ liên lạc và vận chuyển của chúng ta, trong khi đó, những phát triển đơn giản như ứng dụng giao thức ăn, lại tăng khả năng tiếp cận với bữa ăn dưới 20 phút. Nói tóm lại, chủng tộc của chúng ta tự hào khi làm mọi thứ với tốc độ nhanh hơn, và đúng thật là như vậy.

Một phiên bản hoàn toàn ngang hàng của tiền điện tử sẽ cho phép các khoản thanh toán online được gửi trực tiếp từ bên này sang bên khác mà không cần thông qua một tổ chức tài chính”.

Đây là tuyên bố đầu tiên từ whitepaper mang tính cách mạng của Bitcoin đã được phát hành 11 năm trước. Ý tưởng khét tiếng của Satoshi Nakamoto – thứ mà sẽ tiếp tục gây dựng lên một ngành công nghiệp đã có giá trị hơn 200 tỷ đô la trong vòng chưa đầy 10 năm, không đề cập đến sự cần thiết của tốc độ. Mục tiêu duy nhất của nhân vật ẩn danh này là loại bỏ chi phí của bên thứ ba và tạo ra một hệ thống thanh toán dựa trên mô hình ủy thác ngang hàng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có cùng một ý thức hệ. Sau khi đánh giá cao về Bitcoin thời đó, ham muốn đã ăn sâu của chúng ta trong việc làm cho mọi thứ trở nên nhanh hơn được biểu hiện thành một quy trình. Bitcoin trở nên phổ biến, tỷ lệ giao dịch tăng lên, do đó, mạng trở nên chậm hơn một chút. Cơ sở người dùng “thèm khát” tốc độ của chúng ta đã có một chút mệt mỏi, và do đó khái niệm mở rộng quy mô Bitcoin xuất hiện.

Tại sao ngay từ đầu mở rộng quy mô thậm lại quan trọng?

Cơ sở hạ tầng vận hành của Bitcoin dựa trên công nghệ blockchain. Ngoại trừ các lợi ích về tính minh bạch và tính không thể đảo ngược của các giao dịch, blockchain tương đối chậm.

Mạng Bitcoin chỉ có thể tạo điều kiện cho 3,3 đến 7 giao dịch mỗi giây trong khi Visa có thể hoàn thành khoảng 1700 giao dịch. Mặc dù Visa là một hệ thống tập trung, trái với nguyên tắc hoạt động của Bitcoin, tài sản kỹ thuật số lớn nhất rất cần tăng số lượng giao dịch để cạnh tranh với đối thủ hiện tại trong ngành.

Trong thập kỷ qua, các giải pháp khác nhau về việc cải thiện khả năng mở rộng của Bitcoin đã được xem xét và triển khai nhưng vẫn chưa mang lại thành công tương đối. Bài viết này nhằm mục đích phân tích các yếu tố cản trở sự gia tăng và áp dụng đáng kể của nó.

Sự gia tăng nhanh chóng của SegWit; nó đã không gây ấn tượng?

Mối quan tâm chính về tốc độ giao dịch của Bitcoin là: giới hạn kích thước khối của nó là 1MB. Về SegWit, nó đã cải thiện “giới hạn trọng lượng” của khối đến 4 MB mà không thay đổi kích thước khối. Soft fork của SegWit đã cải thiện kích thước khối mà không có thay đổi lớn đối với mã và nó đã được triển khai vào ngày 24 tháng 8 năm 2017.

Mặc dù vẫn còn tồn tại một số lo ngại ban đầu xung quanh việc ra mắt, SegWit đã bắt đầu “thăng hoa” trong mạng lưới. Đến tháng 10 năm 2017, 7-10 phần trăm tổng số giao dịch đã được hoàn thành bằng SegWit, và giao thức dùng để triển khai được coi là đã khắc phục tất cả các vấn đề về khả năng mở rộng trong tương lai. Tuy nhiên, ít người có chung quan điểm như vậy ngày hôm nay.

Việc áp dụng SegWit qua các năm 2018 và 2019 đã được phân tích để hiểu về sự áp dụng đó theo quan điểm thống kê.

Biểu đồ năm 2018 thể hiện sự tăng trưởng nhanh chóng của các giao dịch diễn ra trên SegWit trong các giai đoạn thực hiện ban đầu. Từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 6 năm 2018, tỷ lệ chấp nhận đăng ký tăng trưởng hơn 25 phần trăm khi số lượng giao dịch dao động từ 24.500 đến khoảng 70.000. Trong nửa năm tiếp theo, tỷ lệ chấp nhận chậm lại nhưng số lượng giao dịch trung bình tăng.

Từ tháng 7 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018, số lượng giao dịch dao động từ 70.000 đến 90.000, với mức giảm nhẹ trong tháng 7, trong đó số lượng giao dịch giảm xuống mức trung bình 56.000. Trong giai đoạn này, tỷ lệ chấp nhận tăng từ 35,21% lên 37,0%; trong tháng 10 năm 2018, tỷ lệ này cao tới 39,9%.

Nhìn chung, tỷ lệ áp dụng SegWit năm 2018 tăng từ 10,11% lên 37,00%.

Năm 2019 đã khá trì trệ về tỷ lệ áp dụng.

Sự tăng trưởng về số lượng giao dịch có thể được nhìn thấy; tuy nhiên, mức độ không tăng theo định kỳ. Từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 6 năm 2019 (điều quan trọng cần lưu ý, giai đoạn nói trên được coi là bullish), tỷ lệ chấp nhận thuộc trong khoảng từ 33,4% đến 39,4%, chỉ tăng 6% trong 6 tháng. Số lượng giao dịch tăng lên trong giai đoạn này nhưng vẫn không nhất quán.

Trong thời gian từ tháng 7 năm 2019 đến ngày 10 tháng 12 năm 2019, SegWit đã đạt được mức áp dụng cao nhất mọi thời đại vào ngày 5 tháng 10, với tỷ lệ đăng ký là 61,8%. Tuy nhiên, nó đã giảm xuống 47,7 phần trăm vào ngày 19 tháng 11, và theo ghi nhận, mức tăng chỉ là 9 phần trăm trong 6 tháng. Giao dịch cực kỳ không nhất quán, có lúc lên tới hơn 200.000 vào ngày 1 tháng 10 nhưng đã cạn kiệt phần lớn trong suốt tháng 7-9, chỉ đăng ký 102.763 giao dịch vào ngày 1 tháng 9.

Nhìn chung, tỷ lệ chấp nhận SegWit năm 2019 trong khoảng từ 33,4% đến 52,1%.

Vậy, chính xác thì SegWit thiếu xót điều gì?

Giống như bất kỳ soft-fork nào trong mạng, SegWit cũng đòi hỏi nâng cấp tương thích ngược để người tham gia có thể truy cập vào các giao dịch SegWit. Bất chấp tất cả các lợi thế của nó, mọi sàn giao dịch hoặc những người sở hữu hệ thống phần mềm được xây dựng xung quanh Bitcoin sẽ cần phải nâng cấp hệ thống của họ để tạo điều kiện cho việc chuyển đổi SegWit. Đối với các sàn giao dịch lớn, đó là một đòi hỏi nghiêm trọng, vì việc nâng cấp lên SegWit sẽ gây tốn kém hàng triệu đô la về phát triển phần mềm, và nó cũng chỉ tăng 1,5 -2 lần về khả năng giao dịch.

Trớ trêu thay, BitMEX và Bitfinex gần đây đã chuyển sang Segwit sau khi cả hai sàn giao dịch công bố hỗ trợ cho các địa chỉ bech32. Tuy nhiên, nhược điểm chính là người dùng chỉ có thể rút Bitcoin sau lần nâng cấp gần đây và để gửi BTC, họ vẫn cần tạo điều kiện giao dịch qua địa chỉ định dạng P2SH.

Một vấn đề lớn khác với SegWit là sự bất đồng và phản đối chung từ các công ty khai thác bitcoin lớn, đặc biệt là Bitmain.

Tạp chí Bitcoin đã nói chuyện với Richard Dennis, Người sáng lập và Giám đốc điều hành của tiền điện tử temtum, và ông cho rằng SegWit hiện đang là một giải pháp của một vấn đề, vấn đề mà về cơ bản cần một giải pháp tốt hơn. Anh nói:

“Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ được chứng kiến sự chấp nhận từ người dùng cuối, vì vậy các nhà cung cấp ví và các sàn giao dịch sẽ thực hiện điều này. Người dùng không thực sự quan tâm đến tính năng này, nhưng trong lần bull run tiếp theo – khi các khối bắt đầu đầy và phí tăng vọt – chúng ta sẽ thấy một cuộc tranh luận mới về các tùy chọn mở rộng”.

Tuy nhiên, Luke Dash Jr, nhà phát triển Core Bitcoin, tin rằng SegWit có thể được triển khai trong hệ thống nhưng từ một góc nhìn khác. Anh ấy nói:

“Mục đích của SegWit là để khắc phục các vấn đề dễ uốn nắn. Bản thân việc chấp nhận Segwit đã là một mục tiêu – nếu bạn chỉ gửi A đến B như một giao dịch on-chain thông thường, thì không nên dùng SegWit. Chỉ nên sử dụng Lightning và các hợp đồng thông minh tương tự như SegWit”.

Lightning Network hay Lightning Mess?

Từ giải pháp On-chain đến nay là Off-chain. Mục tiêu của Lightning Network (LN) là tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch vi mô mà không làm thay đổi blockchain chính hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến lớp lõi của Bitcoin. Mặc dù cộng đồng Bitcoin đã nổi giận dữ dội về các cuộc tranh luận kéo dài liên quan đến lý do tại sao LN lại là giải pháp mở rộng quy mô lý tưởng cho Bitcoin, thì các vấn đề với nó vẫn tiếp tục chồng chất.

Kể từ khi ra mắt vào đầu năm 2018, Lightning Network, (Giống như SegWit) đã cho thấy mức tăng trưởng ấn tượng hơn 15% mỗi tháng khi nó đạt hơn 10.000 node vào tháng 9 năm 2019. Những con số rất có ý nghĩa nhưng nó không đưa ra một bức tranh rõ ràng về các vấn đề bên trong.

Sau những phân tích thông qua các cuộc tranh luận bất tận trong cộng đồng và các hoạt động hiện tại trong mạng, có thể xác định rằng các vấn đề của LN xuất phát từ một vài vấn đề lớn.

1. Lightning Network đã không giải quyết chính xác vấn đề phí giao dịch

LN luôn được quảng cáo là câu trả lời cho phí giao dịch tăng của Bitcoin nhưng nó lại có vấn đề riêng. Thứ nhất, sự tắc nghẽn của Bitcoin là một yếu tố chính ảnh hưởng đến chi phí giao dịch và có hai phần trong chi phí đó. Phần đầu tiên là một khoản phí được tính để mở và đóng kênh giữa hai bên và sau đó, có một khoản phí định tuyến riêng để chuyển tiền giữa các kênh.

Trước đây, Thaddeus Dryja, đồng tác giả của whitepaper Lightning Network, cũng từng tuyên bố rằng việc tăng phí giao dịch BTC chắc chắn có thể ảnh hưởng đến lightning network và việc áp dụng, do giai đoạn non trẻ của LN.

Một vấn đề quan trọng khác với Lightning Network là các node trên mạng của nó được yêu cầu duy trì trực tuyến 24/7 để gửi hoặc nhận thanh toán. Phương diện riêng tư của mạng được hy sinh theo cách đó và mạng trở nên dễ bị trộm cắp online. Nhìn chung, mặc dù khởi đầu đáng khích lệ, LN không thể giải quyết được các vấn đề về khả năng mở rộng của Bitcoin khi nó phải đối mặt với các vấn đề của riêng mình với mạng và chức năng.

Giải quyết tình trạng hiện tại của Lightning Network, Richard Dennis, nhận xét:

“Lighting Network sẽ không bao giờ thành công. Chúng tôi đã trông thấy các ví dụ trong vài tháng qua, nơi người dùng có kinh nghiệm đã mất nhiều BTC do sự phức tạp. Đây không phải là một hệ thống cho người dùng cuối. Mặc dù nó được sử dụng như một hệ thống Bitcoin phi tập trung, nhưng thực tế, nó lại là một nỗ lực tồi tệ để giải quyết vấn đề quy mô của Bitcoin”.

2. Chúng ta sắp tìm được giải pháp cho vấn đề mở rộng quy mô của Bitcoin?

Tại thời điểm báo chí, đã hơn 3.695 ngày kể từ khi whitepaper Bitcoin được ra mắt và trong suốt thời gian đó, tài sản ảo lớn nhất đã tồn tại và vượt qua rất nhiều lời chỉ trích. Mặc dù vậy, sẽ thật “ngây thơ” khi nói rằng Bitcoin có thể đi tiếp mà không cần thực hiện một số thay đổi nhất định đối với hệ thống của mình.

Sau khi chứng kiến sự tham gia mang tính xây dựng từ những người như Fidelity và Bakkt, có thể nói rằng Bitcoin sẽ không phải đối mặt với sự tuyệt chủng sớm. Hãy ghi nhớ điều đó, Bitcoin chắc chắn sẽ trải qua một đợt bull run khác như năm 2017.

Xét về việc Bitcoin thậm chí còn phổ biến hơn 2 năm trước, trong lần bull run tiếp theo, tài sản lớn nhất sẽ phải đối mặt với một giai đoạn tắc nghẽn khác vì các giao dịch liên tục sẽ lấp đầy không gian khối. Sau khi bão hòa, phí giao dịch sẽ đạt đến độ cao đáng kinh ngạc và chủ đề phát triển giải pháp mở rộng cho Bitcoin sẽ trở lại.

SegWit và Lightning Network có thể là câu trả lời không? Có thể không, nhưng hiện tại, không có giải pháp nào khác, các sàn giao dịch và tổ chức có thể sử dụng các bản sửa lỗi không hoàn hảo này, vì nhu cầu về thời giờ có thể làm lu mờ nhu cầu về một hệ thống lý tưởng.

Thủy Tiên

Tạp chí Bitcoin | AMB Crypto

MỚI CẬP NHẬT

Metaplanet vừa mua dip 620 Bitcoin, nâng tổng nắm giữ lên 1.762 BTC

Công ty đầu tư Nhật Bản Metaplanet vừa thực hiện giao dịch mua Bitcoin lớn nhất từ trước đến nay, thu về gần 620...
token BUIDL của BlackRock làm tài sản hỗ trợ stablecoin Frax USD

Frax Finance cân nhắc dùng BUIDL của BlackRock để hỗ trợ stablecoin frxUSD

Frax Finance, một giao thức stablecoin phi tập trung, đang cân nhắc tích hợp token BUIDL của BlackRock làm tài sản dự trữ hỗ...
Thượng nghị sĩ Lummis đề xuất bán vàng của Fed để đầu tư dự trữ Bitcoin

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đề xuất trao quyền sở hữu Bitcoin cho Fed

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Cynthia Lummis gần đây đã tái khẳng định kế hoạch mở rộng phạm vi cho phép Cục Dự trữ...
SOL-giam

Việc rút 1,1 tỷ USD đẩy TVL của Solana (SOL) xuống mức thấp hàng...

Tổng giá trị bị khóa (TVL) của Solana đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong tháng này, phản ánh sự suy giảm hoạt...
btt-giam

BitTorrent (BTT) phục hồi, nhưng đà tăng có thể không bền vững

BTT, token gốc vận hành nền tảng chia sẻ tệp ngang hàng (P2P) phi tập trung BitTorrent, đã trở thành tài sản có mức...
Cơn sốt Stablecoin: USDE gần đạt 6 tỷ đô la và USD0 vượt qua 1 tỷ đô la nguồn cung

Cơn sốt Stablecoin: USDE gần đạt 6 tỷ đô la và USD0 vượt 1...

Trong tháng qua, thị trường stablecoin đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc, đạt mức hơn 200 tỷ USD. Đáng chú ý, hai...
btc-phuc-hoi

2,25 tỷ USD Bitcoin rút khỏi sàn giao dịch: Tín hiệu cho đợt phục...

Tính đến thời điểm hiện tại, tiền điện tử hàng đầu đang giao dịch ở mức $93.893, thấp hơn ngưỡng quan trọng $100.000. Điều đáng...

Giá Coin hôm nay 23/12: Bitcoin trượt về dưới $94.000, altcoin đỏ lửa, Phố...

Bitcoin tiếp tục trượt về quanh $94.000, khép lại tuần qua trong sắc đỏ sau đợt phục hồi vào ngày cuối tuần. Chứng khoán Mỹ Hợp...

XRP có nguy cơ giảm xuống 1 đô la tương tự năm 2018

Sau một đợt tăng trưởng đột biến gần 500% trong những tuần qua, giá XRP có vẻ như đang tiếp cận mức trần cục...
4-altcoin-bitcoin-dieu-chinh

4 altcoin tiềm năng vượt mặt thị trường khi Bitcoin điều chỉnh

Bitcoin đã giảm khoảng 8% trong tuần qua, nhưng một dấu hiệu tích cực là phe bò đã mua vào mạnh mẽ ở các...

Trump bổ nhiệm cựu cầu thủ bóng đá Bo Hines làm người đứng đầu...

Vào Chủ nhật trên Truth Social, Donald Trump đã bổ nhiệm hai nhân vật mới làm cố vấn về các vấn đề kinh tế. Đáng...

Liệu Ethereum có cần “Michael Saylor” của riêng mình?

Nhà giáo dục và người ủng hộ Ethereum, Anthony Sassano đã đưa ra lập luận rằng một người nào đó sẽ thay mặt cho...

Stablecoin RLUSD của Ripple Labs là gì?

RLUSD là một loại stablecoin được phát triển bởi Ripple Labs, tổ chức đứng sau XRP. Với mục tiêu tạo ra một loại tiền...

Tâm lý xã hội về Bitcoin chạm đáy trong năm, báo hiệu giá sắp...

Tâm lý xã hội về Bitcoin đã chạm mức thấp nhất vào năm 2024, báo hiệu khả năng giá sắp phục hồi trên ngưỡng...
stablecoin

SpaceX của Elon Musk sử dụng stablecoin để phòng ngừa rủi ro ngoại hối

Theo nhà đầu tư mạo hiểm Chamath Palihapitiya đến từ Silicon Valley cho biết trong podcast All-In vào thứ 6, SpaceX đang sử dụng...

UAE hiện nắm giữ 40 ​​tỷ đô la Bitcoin

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hiện sở hữu 40 tỷ đô la Bitcoin sau nhiều năm đầu tư để xây...