Serum (SRM) là gì? Sàn giao dịch phi tập trung (DEX) trên blockchain Solana

Updated: 20/08/2024 at 6:30

Sự phát triển mạnh mẽ của các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) đang tạo nên xu hướng nổi bật trong thế giới tài chính, đặc biệt là trong bối cảnh phong trào tài chính phi tập trung (DeFi) ngày càng lan rộng. Điều này đặt ra thách thức lớn cho các nhà phát triển khi họ phải đối mặt với yêu cầu gia tăng về việc đạt đến mức độ phi tập trung hóa toàn diện. Dù các sàn giao dịch tập trung (CEX) có thể mang lại một số lợi thế nhất định, chẳng hạn như giao diện trực quan và khả năng tiếp cận tính thanh khoản dồi dào, nhưng về mặt bảo mật, chúng khó có thể sánh ngang với các sàn giao dịch phi tập trung. Một ví dụ điển hình là Serum, một sàn giao dịch phi tập trung đã định hướng trở thành trụ cột của hệ sinh thái DeFi bằng cách giới thiệu một loạt tính năng mới đầy hấp dẫn.

Serum (SRM) là gì?

Serum là một hệ sinh thái phi tập trung hoàn toàn, được xây dựng trên nền tảng Solana, với trọng tâm là khả năng tương tác và tính phân quyền vượt trội. Một điểm nổi bật của Serum chính là việc cung cấp một nền tảng dễ sử dụng, nơi người dùng có thể trao đổi bất kỳ token nào mà không cần trải qua bất kỳ quy trình KYC nào. Sàn giao dịch phi tập trung (DEX) của Serum hoạt động dựa trên hệ thống hoán đổi truyền thống, cho phép người dùng tùy ý thêm bất kỳ cặp giao dịch nào họ mong muốn.

Được xây dựng trên nền tảng blockchain Solana, Serum tận dụng tối đa các ưu điểm của một sàn giao dịch tập trung nhưng vẫn đảm bảo rằng người dùng hoàn toàn kiểm soát tài sản của mình. Nhờ vào các tính năng chuỗi chéo (cross-chain), người dùng có thể giao dịch các loại tài sản như BTC, ETH, token ERC20 và token SPL (tiêu chuẩn của Solana), cùng nhiều loại tài sản khác. Những tính năng này giúp Serum trở thành một nền tảng phi tập trung thực sự, mang lại cho người dùng DeFi không chỉ sự tiện lợi của các sàn giao dịch tập trung mà còn nhiều ưu điểm vượt trội hơn.

Cách thức hoạt động của Serum

Solana, như bất kỳ blockchain nào khác, sử dụng một thuật toán đồng thuận để xác nhận các giao dịch trên mạng. Điểm đột phá của Solana nằm ở thuật toán proof of history (PoH), một phương pháp đồng thuận dựa trên việc xác minh các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. PoH hoạt động như một lớp phủ cho proof of stake (PoS), thuật toán đồng thuận phổ biến vốn dựa trên khái niệm masternode và staking.

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về PoH, chúng ta cần hiểu cơ bản về cách thức hoạt động của các blockchain khác. Lấy Bitcoin làm ví dụ, mạng này sử dụng thuật toán proof of work (PoW), nơi các nút mạng cùng hoạt động song song để xác nhận khối tiếp theo. Quá trình này yêu cầu phần lớn các nút phải đồng thuận về tính hợp lệ của một khối trước khi nó được ghi nhận vĩnh viễn vào chuỗi, dẫn đến thời gian xử lý tương đối lâu.

Để nâng cao hiệu suất và đáp ứng nhu cầu người dùng, Solana đã áp dụng PoH, loại bỏ sự cần thiết của việc tất cả các trình xác nhận phải đồng ý về việc tạo ra một khối. Thay vào đó, PoH sử dụng các phương pháp mật mã để chứng minh rằng một giao dịch đã diễn ra trước giao dịch khác, cho phép khối mới được tạo ra ngay lập tức. Với cách tiếp cận này, các khối trên Solana có thể được tạo ra mỗi 400 mili giây, và mạng lưới có khả năng xử lý từ 50.000 đến 65.000 giao dịch mỗi giây (TPS) trong lý thuyết.

Hơn nữa, chi phí cho mỗi giao dịch trên mạng Solana là rất nhỏ, chỉ khoảng $0,00001 – tương đương với $10 cho mỗi triệu giao dịch.

Vì Serum được xây dựng hoàn toàn trên nền tảng Solana, nó tận dụng tối đa các ưu điểm vượt trội của blockchain này, điều cần thiết để hệ sinh thái Serum hoạt động một cách tối ưu.

Những đặc điểm của SRM

Phi tập trung: Các dự án DeFi muốn cung cấp dữ liệu phải dựa vào một oracle tập trung. Serum thì không cần.

Hỗ trợ chuỗi chéo: Bằng cách cung cấp một nền tảng cho phép các blockchain khác nhau tương tác, chuỗi chéo cho phép Serum phá vỡ những rào cản đó.

Stablecoin: Một stablecoin luôn được định giá ở mức $1. Nhưng hiện tại USD không phụ thuộc vào ngân hàng phát hành USD vì lo ngại ngân hàng có thể đóng cửa bất cứ lúc nào.

Orderbook: Tạo lập thị trường tự động là hệ thống thị trường DeFi hiện tại. Một hệ thống không có lệnh giới hạn. Thị trường này có nhiều điểm bất lợi, ví dụ bạn không thể chọn giá khác với giá thị trường hiện tại.

Tốc độ và khả năng sử dụng: Hiện tại, các giao dịch trên DeFi rất chậm và rất tốn kém. Người dùng thích việc triển khai nhanh chóng, giá rẻ của các sàn giao dịch tập trung.

Giải pháp SRM

Serum là một sàn giao dịch phi tập trung đầy đủ chức năng với các giao dịch chuỗi chéo với tốc độ và phí như nhau. Mặc dù được phát triển trên Solana, nó sẽ có thể tương tác với blockchain Ethereum. Serum được tạo thành từ bảy thành phần chính giúp nó kế thừa di sản của DeFi:

Token SRM: sẽ được tích hợp hoàn toàn vào Serum như một token tiện ích. Khi bạn sở hữu token SRM, bạn sẽ được giảm giá phí giao dịch. Cùng với đó, SRM sẽ được mua và tiêu hủy tạm thời.

Trao đổi chuỗi chéo: Chức năng này cho phép trao đổi tài sản giữa các chuỗi một cách an toàn mà không cần đến bên trung gian.

Orderbook: một orderbook giới hạn toàn diện tự động phi tập trung. Qua đó các trader có toàn quyền kiểm soát các lệnh của mình. Orderbook và khớp lệnh hoàn toàn tự động on-chain.

Tích hợp hoàn toàn Ethereum và Solana: Giúp tương tác với hệ sinh thái Ethereum, token ERC-20 và Solana trên Serum diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Hợp đồng chuỗi chéo: Hợp đồng chuỗi chéo được giải quyết để dễ dàng mở các vị trí trong tài sản cộng sinh DeFi.

SerumBTC: Mô hình token hoá ERC-20 hay Solana của BTC.

SerumUSD: Mô hình tạo ra stablecoin – một loại tiền tệ phi tập trung ổn định.

Token SRM là gì?

SRM được thiết kế với các nguyên tắc sau:

  • Giá trị tích lũy thông qua ứng dụng, không phải lạm phát phi mã
  • Tất cả các token trong doanh số bán hạt giống đều bị khóa dài hạn; chúng được hiểu là sự ủng hộ lâu dài cho hệ sinh thái Serum, không vì lợi nhuận tức thì
  • 91,25% tất cả các token có thời gian mở khóa dài hạn, tái khẳng định cam kết của dự án đối với Serum
  • Mua / đốt 100% doanh thu ròng của nền tảng
  • SRM cho phép khả năng quản trị trên Serum

Những mục đích sử dụng SRM

Tất cả phí ròng của token SRM thu được trên Serum sẽ bị tiêu hủy định kỳ. Cùng với đó, token SRM được sử dụng chủ yếu trong hệ sinh thái của Serum cho các mục đích sau:

Quản trị

Người dùng hold token SRM sẽ có quyền bỏ phiếu cho sự phát triển và định hướng của dự án Serum.

Phần thưởng stake

Yêu cầu để tham gia stake là sở hữu ít nhất 11,000,000 token SRM.

Serum sẽ dành ra một quỹ để thưởng cho các node.

Phí giao dịch

Ngoài các chức năng như quản trị, phần thưởng stake được sử dụng để thanh toán phí giao dịch là một chức năng cơ bản của token SRM. Phí giao dịch thu được trên Serum sẽ bị tiêu hủy theo định kỳ. Cùng với đó, khi bạn hold token SRM, bạn sẽ được giảm giá phí giao dịch:

Chỉ cần hold SRM sẽ được giảm từ 1-50% phí sử dụng Serum.

Hold 1.000.000 SRM sẽ được giảm giá 60% khi mua Serum

Đội ngũ phát triển

Dự án Serum được phát triển và quản lý bởi Serum Foundation – một nhóm các chuyên gia về crypto, giao dịch phi tập trung và tài chính.

Ngoài ra, DEX Serum cũng có thể được xem là một sản phẩm được ra mắt bởi FTX, là một sàn giao dịch phái sinh – giao dịch crypto. Cùng với đó là danh sách các cố vấn cho dự án đều là những người có kinh nghiệm phát triển công nghệ blockchain. Những cái tên đáng chú ý trong danh sách cố vấn có thể kể đến là:

  • Robert Leshner – Nhà sáng lập tại Compound
  • Calvin Liu – CSO tại Compound
  • Sam Bankman-Fried – CEO tại FTX và Alameda Research

Kết luận

Serum là một sàn giao dịch phi tập trung hoàn toàn mới trong hệ sinh thái DeFi, được thành lập bởi đội ngũ đã tái khởi tạo sàn giao dịch FTX. Serum được ra mắt với sứ mệnh chứng minh ranh giới của các sàn giao dịch phi tập trung mà không cần sử dụng blockchain của Ethereum. Được xây dựng trên blockchain cho Solana, SMR giúp giải quyết các vấn đề trong các sàn giao dịch tập trung bằng cách cung cấp một giải pháp công khai, phi tín nhiệm.

Các bạn có thể xem giá SRM tại đây.

Tham gia Telegram: https://t.me/tapchibitcoinvn

Theo dõi Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io

Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin

Tạp Chí Bitcoin

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Tỷ lệ khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai ETH/BTC đã tăng mạnh lên 98%, gần đạt mức cân bằng với Bitcoin. Đây là sự đảo chiều đầy ấn tượng so với tâm lý tiêu cực từng bao trùm Ethereum trong phần lớn năm 2024. Chỉ số tùy chỉnh... ...

Các tổ chức tăng cường nắm giữ Bitcoin đã khơi dậy một cuộc tranh luận sôi nổi giữa các nhà phân tích, với nhiều người bày tỏ lo ngại rằng sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ của họ có thể đang đặt nền móng cho một cuộc sụp đổ... ...

Tuần qua chứng kiến ​​sự phục hồi ngắn ngủi trên toàn bộ thị trường crypto, sau các báo cáo về thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Iran. Diễn biến này đã thổi bùng sự lạc quan mới vào các thị trường rủi ro, dẫn đến sự phục hồi ngắn... ...

Bitcoin (BTC) vẫn duy trì trên ngưỡng 105.000 USD mặc dù chỉ số Phân phối theo Nguồn cung cho thấy nó được định giá cao so với số vốn mà các nhà đầu tư đã bỏ ra. Bản đồ thanh lý trong 24 giờ của Bitcoin cho thấy sự tập... ...

Biểu đồ giá của Ethereum (ETH) cho thấy thiết lập “Power of 3” theo sách giáo khoa sau khi điều chỉnh về $2.100 – $2.200 diễn ra vào Chủ Nhật tuần trước. Biến động này diễn ra sau một thời gian giá củng cố từ ngày 9 tháng 5 đến... ...

Cardano (ADA) đang nỗ lực xác lập một xu hướng tăng trên biểu đồ giá, song tâm lý thị trường hiện tại vẫn chưa nghiêng hẳn về phía phe bò. Dù biến động của Bitcoin (BTC) vào đầu tuần có mang lại chút lực đẩy ngắn hạn, nhưng trong suốt... ...

Khi quý II khép lại, nhiều altcoin hàng đầu đang bước vào giai đoạn chuyển mình với những bước phát triển quan trọng, có thể định hình hiệu suất trong quý III tới. Dẫn đầu là XRP, chuẩn bị triển khai XRPL EVM Sidechain – một cột mốc được kỳ... ...

Bitcoin (BTC) đã bắt đầu tuần mới trong thế giằng co, khi lực bán từ phe gấu nỗ lực kéo giá xuống dưới mốc $107.000. Tuy nhiên, miễn là BTC duy trì trên ngưỡng hỗ trợ quan trọng $104.600, đồng coin này vẫn có cơ hội khép lại tháng Sáu... ...

Solana (SOL) đã tăng 7% sau khi có xác nhận rằng quỹ hoán đổi danh mục (ETF) đầu tiên với khả năng staking sẽ chính thức ra mắt vào thứ Tư tới. Tin tức này đã khiến các trader đặt ra câu hỏi liệu sự kiện này có thể kích... ...

Kể từ thứ Tư, giá Bitcoin đã duy trì trong một khoảng giao dịch hẹp, đánh dấu sáu ngày liên tiếp với biến động giá dưới 3%. Sự biến động thấp bất thường này đã khiến các trader đặt ra câu hỏi liệu một đợt breakout có thể bị ảnh... ...

Xem thêm bài viết
Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode