Kể từ sau thị trường đạt đỉnh vào hồi đầu năm nay, tất cả chúng ta vẫn đang tìm kiếm câu trả lời cho 2 câu hỏi. Câu hỏi đầu tiên và rõ ràng nhất là: Điều gì làm những trader ngắn hạn hạnh phúc và khiến bạn – nhà đầu tư dài hạn cực kỳ đau khổ khi giá trị danh mục đầu tư của mình liên tục suy giảm qua các tháng?
Và câu hỏi thứ hai là: Điều gì khiến các đồng tiền mã hóa không thể giữ vững được bất cứ sự phục hồi giá nào? Các nhà phân tích kỹ thuật thường luôn chỉ ra những mô hình biểu đồ tiêu cực nhưng lại miễn cưỡng dùng chúng để giải thích nguyên nhân đã khiến 600 tỷ USD giá trị thị trường tiền mã hóa bốc hơi trong 6 tháng vừa qua.
Tìm kiếm câu trả lời
Bạn cũng không thể quá chỉ trích những người đọc những lý giải phân tích kỹ thuật này. Không ai trong chúng ta có một câu trả lời tốt hơn. Trong những bài viết gần đây, tôi đã chỉ ra nhiều những lời giải thích học thuật vô lý, hầu như tất cả chúng đều sử dụng sự phân tích tương quan mà phần lớn là chả có tác dụng gì trong việc xác định nguyên nhâ hay ảnh hưởng.
Nói cách khác, nếu bạn mất 65% khoản đầu tư của mình vào Bitcoin trong năm nay và bạn muốn biết lý do tại sao. Đơn giản hãy tự nhủ rằng bạn bị “lệch pha” so với thị trường mà thôi!
Nhu cầu cho một lời giải thích hợp lý tiếp tục xuất hiện vào ngày 05/09 khi chỉ trong vài phút, vốn hóa Bitcoin giảm 10 tỷ USD và giá trị vốn hóa thị trường giảm xuống gần chạm các mức thấp của năm 2018. Điều này lại bắt đầu khiến nhiều người dấy lên câu hỏi rằng chuyện quái quỷ gì vừa mới xảy ra vậy?
Tội lỗi đã được đổ lên đầu Goldman Sachs khi có tin tức cho rằng một trong những công ty đầu tư lớn nhất phố Wall này đã quyết định hủy bỏ việc thiết lập một bàn giao dịch tiền mã hóa. Dễ thấy rằng sự có mặt của Goldman sẽ là một cánh cửa đảm bảo cho các nhà đầu tư tổ chức bước vào thị trường với nguồn tiền dồi dào. Mặc dù tin tức này đã được xác nhận là “tin giả”, nhưng nó cũng chẳng quan trọng nữa.
Trong vòng 15 giờ sau khi đạt mức giá 7.372 USD vào ngày 05/09, số lượng các nhà đầu tư Bitcoin đã giảm 14%. Hãy nhớ rằng, kể cả nếu câu chuyện của Goldman có là “tin tức thật” đi chăng nữa thì nó cũng chỉ gợi ý về một sự chậm trễ trong dự án.
Goldman không phải là đối tượng đổ lỗi duy nhất
Thường thì khi giá tài sản thay đổi đột ngột thì sẽ có một sự kiện biến đổi và sau đó một loạt các yếu tố khác sẽ tiếp quản. Chắc chắn đây là điều mà hầu hết các nhà quan sát sẽ đồng ý là những gì đã xảy ra vào thứ Tư tuần trước: nỗi lo sợ bao trùm và một trong những tháng bình yên nhất đối với tiền mã hóa đã biến thành một “đám cháy dữ dội”. Vì vậy, Goldman Sachs không phải là nguyên nhân duy nhất của sự sụt giảm này.
Bây giờ là lúc cho câu hỏi thứ ba và cũng là câu hỏi quan trọng nhất
Điều gì khiến giá không thể duy trì bất kỳ loại hình tăng trưởng nào? Để có một câu trả lời tốt cho câu hỏi này thì phải có hiểu biết nhiều hơn về giá trị của tiền mã hóa. Hiện đang có một sự đồng thuận chung về các cách định giá tiền mã hóa: theo một cách nào đó là việc đo lường lợi tức đầu tư. Nói cách khác chính là thu nhập và dòng tiền.
Thomas Lee, đối tác của Fundstrat, giải thích một trong các phương pháp định giá của ông dựa trên Facebook, nơi ông tuyên bố giá trị của công ty này dựa trên nhiều kích thước của mạng lưới của nó. Một lý luận đơn giản nhưng hợp lệ là càng nhiều thành viên trong mạng lưới thì càng có nhiều người để các hoạt động quảng cáo và thương mại liên quan hướng tới.
Đây là một sự duy diễn khá lỏng lẻo nhưng ít nhất thì cũng có phần hợp lý. Số lượng node trên mạng Bitcoin phản ánh lưu lượng truy cập và sự hứng thú đối với đồng tiền mã hóa này. Nhưng mọi nhà phân tích Facebook sẽ đồng ý rằng các đo lường phụ như lượng thời gian dành cho Facebook, số lượng bạn bè và nhiều yếu tố khác nữa cũng là những phần quan trọng. Một mạng lưới tốt ở chỗ nào nếu không ai sử dụng nó?
Mất sự hứng thú?
Trong trường hợp của Bitcoin, sự hứng thú đối khi coi đồng tiền mã hóa này như một phương tiện trao đổi đang suy giảm. Sự gia tăng của các bộ xử lý giao dịch tiền mã hóa đã giúp người tiêu dùng dễ dàng chuyển đổi tiền mã hóa thành tiền fiat khi mua hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, các xử lý giao dịch này đã giảm gần 85% trong vòng 12 tháng qua.
Có vẻ như rõ ràng rằng nếu dữ liệu này đại diện cho những gì đang xảy ra trong thế giới thực thì nó sẽ giúp bạn giải thích lý do tại sao sự lao dốc của các đồng tiền mã hóa không được theo sau bởi việc mua bền vững. Nó cho thấy rằng hiện tại, Bitcoin và những đồng tiền khác chỉ là thứ đồ chơi cho các nhà đầu tư trong thời gian rảnh rỗi của họ.
Các nhà phê bình đồng ý với quan điểm này, đồng thời chỉ ra rằng việc thiếu sự rõ ràng về các quy định quản lý là sự cản trở đối với các thương gia. Tuy nhiên, đây cũng chính là những người đã tuyên bố rằng các thương gia chưa chấp nhận tiền mã hóa là do lo sợ về sự biến động của tiền mã hóa. Sau khi trải qua 6 tháng vừa qua với sự biến động thấp nhất trong 2 năm thì ít nhất chúng ta biết rằng đó không phải là một nhân tố.
Xem thêm:Lệnh short trên Ethereum đạt mức cao kỷ lục từ trước tới nay
Xem thêm: Lộ trình Ethereum 2.0
Theo: TapchiBitcoin.vn/hacked