Biến đổi khí hậu có thể khiến cho hoạt động khai thác Bitcoin trở nên tồi tệ hơn đối với môi trường.
Mặc dù 76% thợ mỏ bằng chứng công việc (POW) nói rằng họ sử dụng năng lượng tái tạo như một phần của hỗn hợp nhiên liệu, năng lượng tái tạo chỉ chiếm 39% tổng mức tiêu thụ năng lượng của các thợ đào tiền điện tử trên thế giới, theo một cuộc khảo sát của Trung tâm Tài chính Thay thế của Đại học Cambridge, được công bố vào cuối tháng trước.
Để khai thác tiền điện tử, các máy tính chạy đua để giải những câu đố tính toán phức tạp. Vì tốc độ là cách duy nhất để giải những câu đố này, nên chỉ những máy tính mạnh nhất – và do đó ngốn điện nhất – mới tạo ra lợi nhuận.
Chỉ số tiêu thụ điện của Bitcoin được Cambridge ước tính rằng, các thợ đào Bitcoin sử dụng lượng điện trị giá 7,55 gigawatt mỗi năm. Một số liệu do Digiconomist đưa ra ước tính rằng, hoạt động khai thác Bitcoin tạo ra lượng khí thải carbon tương đương với lượng khí thải do Đan Mạch sản xuất và mức tiêu thụ năng lượng ngang ngửa với Colombia.
Cuộc khảo sát với 280 công ty tiền điện tử lớn ở 59 quốc gia cho thấy 62% công ty khai thác cho biết họ đã sử dụng năng lượng thủy điện để cung cấp năng lượng cho các công ty khai thác tiền điện tử, 17% cho biết họ đã sử dụng gió, 15% sử dụng năng lượng mặt trời và 8% kết hợp năng lượng địa nhiệt.
Tuy nhiên, cuộc khảo sát cũng cho thấy rằng trong tổng số năng lượng tiêu thụ để khai thác tiền điện tử, chỉ có 39% đến từ các nguồn năng lượng tái tạo. 61% còn lại đến từ năng lượng không thể tái tạo, chẳng hạn như nhiên liệu hóa thạch như than đá.
Năng lượng tái tạo trở nên đắt đỏ
Theo Chỉ số tiêu thụ điện Bitcoin của Cambridge (CBECI), khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sản xuất 77% sức mạnh hash của Bitcoin. Và theo cuộc khảo sát, 65% từ khu vực đó cho biết họ đều phụ thuộc vào thủy điện và than.
Điều này là do các công ty khai thác của Trung Quốc dựa vào thủy điện giá rẻ trong mùa mưa của tỉnh Tứ Xuyên, sau đó sẽ tăng lên khi mùa khô bắt đầu vào tháng 10 và chuyển đến các tỉnh lạnh hơn, như Tân Cương, nơi họ sống dựa vào nhiên liệu hóa thạch nhưng phụ thuộc vào chi phí làm mát.
Alex de Vries, người sáng lập Digiconomist và là người tạo ra Chỉ số tiêu thụ năng lượng Bitcoin nói rằng, “những người khai thác Bitcoin có lẽ rất thích được tiếp cận với những nguồn năng lượng tái tạo giá rẻ như thế này trong suốt cả năm, nhưng thực tế là những sự dư thừa đó đơn giản là không có ngoài thời gian mùa hè”.
De Vries nói rằng biến đổi khí hậu có thể làm cho thủy điện giá rẻ của Tứ Xuyên kém hấp dẫn hơn đối với các thợ mỏ. Kể từ khi mưa, gió và lũ lụt thay đổi đã gây khó khăn cho việc cung cấp nguồn điện giá rẻ ổn định.
“Không có gì ngạc nhiên khi chúng tôi thực sự thấy sự gia tăng đáng kể trong hoạt động khai thác ở những quốc gia (phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch) như Kazakhstan và Iran”, ông cho biết khi Cambridge phát hiện ra những khu vực đó cung cấp 10% hashrate Bitcoin, theo dữ liệu từ tháng 9.
“Khai thác Bitcoin là một hoạt động 24/7 và kéo dài cả năm. Chúng đòi hỏi cả năng lượng rẻ va nhất quán. Bạn chỉ đơn giản là sẽ không nhận được điều đó từ các nguồn năng lượng tái tạo”, ông nói. Ở những nơi như Kazakhstan và Iran, những nơi cung cấp nhiên liệu hóa thạch giá rẻ, “những thợ mỏ có thể thu được năng lượng rẻ quanh năm”.
How “green” is the #Bitcoin mining network over time, visualized. pic.twitter.com/9v3zdzVEc7
— Digiconomist (@DigiEconomist) September 7, 2020
Biểu đồ từ Digiconomist minh họa điểm này. Sự cạnh tranh của các thợ mỏ và hiệu quả về chi phí đã khiến việc khai thác Bitcoin trở nên kém “xanh” hơn theo thời gian. Trừ khi các thuật toán khai thác tiêu tốn ít năng lượng hơn được phát triển hoặc những đột phá trong năng lượng tái tạo được phát hiện, ảnh hưởng môi trường của việc khai thác Bitcoin sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn.
- Giá Bitcoin đang xanh bất chấp chỉ số sợ hãi và tham lam chìm trong sắc đỏ 30 ngày liên tiếp
- Bitcoin và vàng: Đâu mới là tài sản trú ẩn an toàn thực sự?
- Bitcoin thể giảm xuống trong ngắn hạn khi nhiều trader đang gia tăng vị thế short
Ông Giáo
Theo Decrypt