Quỹ đầu tư Da Vinci Capital của Nga đang khởi kiện ứng dụng nhắn tin Telegram về các vấn đề liên quan đến việc hoàn trả các khoản đầu tư vào Telegram Open Network (TON). Vụ kiện sẽ được xét xử ở London.
Oleg Zhelezko, đối tác quản lý của Da Vinci Capital trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình RBC nói rằng, lý do của vụ kiện là quy trình hoàn tiền không được thực hiện “hoàn toàn chính xác”. Anh ấy nói rằng lời đề nghị hoàn tiền chỉ đến trước thời hạn một ngày. Kết quả là, rất khó để phân tích các tài liệu và đưa ra một quyết định phù hợp.
Zhelezko nói, các thông tin liên lạc đằng sau quá trình hoàn tiền đã xảy ra mâu thuẫn.
“Có nhiều lúc rất khó liên lạc và rất khó để các nhà đầu tư đưa ra quyết định đúng đắn về việc lấy lại tiền hay chuyển thành tín dụng”.
Các nhà đầu tư của Da Vinci Capital đã gửi một thông báo đến các giám đốc điều hành của Telegram từ tháng Hai, với yêu cầu hoàn lại 20 triệu đô la.
Ban quản lý của công ty cũng được cho là đã liên hệ với team quản lý của công ty. Tuy nhiên, mọi nỗ lực để giải quyết tranh chấp một cách thân thiện đều bị từ chối. Điều này dẫn đến quyết định không thể tránh khỏi của một vụ kiện.
Telegram tiếp tục đối mặt với hậu quả
Telegram đã phải đóng cửa Telegram Open Network (TON) sau cuộc điều tra của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) vào năm 2020, coi TON là một chứng khoán chưa đăng ký. Mặc dù Telegram chấp nhận quyết định nhưng nó đã làm như vậy một cách miễn cưỡng.
Quyết định của Telegram về việc tung ra TON đã thu hút được sự chú ý của cộng đồng tiền điện tử cũng như giới truyền thông. Đợt ICO năm 2019 đã huy động được 1,7 tỷ đô la đáng kinh ngạc và nhanh chóng thu hút sự chú ý của các nhà chức trách. SEC cho biết rằng họ đã không đăng ký như một chứng khoán, theo luật.
Người sáng lập Pavel Durov đã phản đối quyết định này và nói rằng nó không thể đưa ra hạn chót (deadline). Quyết định cuối cùng của Telegram là trả lại 72% số tiền của các nhà đầu tư hoặc chọn giữ lại và hoàn trả 110% số tiền đầu tư trước hạn chót là ngày 30 tháng 4 năm 2021. Telegram cũng chịu nộp phạt 18,5 triệu đô la cho SEC.
Cuộc điều tra của SEC về Telegram là một chủ đề nóng hổi trong năm 2020 và nó nêu bật lập trường cứng rắn mà SEC đang áp dụng đối với một số dự án blockchain. Các nhận xét gần đây hơn từ SEC cũng như từ các cơ quan khác cho thấy rằng họ sẽ tiếp tục theo dõi thị trường một cách chặt chẽ.
- Telegram được cho là đang để mắt đến một đợt IPO sau khi bán được 1 tỷ đô la trái phiếu
- Telegram bị Da Vinci Capital yêu cầu bồi thường hàng chục triệu đô la vì vụ ICO thất bại
Ông Giáo
Theo BeinCrypto