G20 là khối diễn đàn 20 nền kinh tế lớn gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất (tính theo GPD và Liên minh châu Âu (EU) ). Lí do có 20 nền kinh tế nhưng chỉ có 19 quốc gia vì trong đó có một quốc gia chưa được công nhận về mặt lãnh thổ, và chỉ gọi quốc gia đó là nền kinh tế. Thì sự kiện này đã được dự đoán từ trước, khi cơn sốt bitcoin đang trên đà tăng cao từ tháng 12, thì đường nào đi chăng nữa, sẽ có một cuộc lao dốc thực sự vào khoảng giữa tháng 3 này. Những tay sừng sỏ nào cũng biết cả, ngoại trừ những con thêu thân của thị trường cryptocurrency.
Vậy mục đích của G20 là gì?
Nói một cách đơn giản và ngắn gọn nhất là 20 quốc gia này muốn bảo vệ nền kinh tế thương mại cho tổng thể 20 người bọn họ, và mục đích riêng là lợi ích của từng quốc gia. Đó đã là quy luật, cái chung trước và cái riêng sau. Nhưng phần thú vị không nằm ở đó, phần thú vị nằm ở chổ, như mọi người đều thấy thực sự thì có vẻ G20 là nơi các bộ trưởng cùng ngồi lại và nói về vấn đề của thứ mà bọn họ thường gọi Bitcoin là bong bóng. Nghe có vẻ đoàn kết nhỉ, nhưng không đâu, đây là một cuộc đấu đá thực sự của 20 nền kinh tế mạnh nhất thế giới này. Họ ngồi lại để không chỉ để nói về tương lai, mà họ ngồi lại để nói về LỢI ÍCH THỰC TẠI. Bitcoin hiện tại vẫn có lợi ích thực sự ở trong đó. Nếu bạn để ý một chút, thì chỉ cần nhìn lướt qua Coinmarketcap, bạn sẽ thấy các đồng điện tử có trụ sở ở Mỹ chiếm đa số. Nói sơ qua có thể thấy đó là ông vua Bitcoin, ông trùm scandal Tether, quý ngài Ripple, anh chàng Bitcoin Cash,… Nó cho thấy một dòng vốn lớn đổ về Mỹ và chiếm lĩnh hoàn toàn so với cán cân giữa các đồng coin còn lại. Dù Mỹ là ông mà suốt ngày ca thán về bitcoin nhưng cũng là ông có lợi nhiều trong thị trường này. Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia giao dịch dòng tiền này mạnh mẽ nhưng bản chất nền kinh tế của hai quốc gia này nằm trong sự kiểm soát và bảo hộ của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Và đó chính là vấn đề chính của hội nghị này, *lợi ích của những quốc gia còn lại ngoài Mỹ trong G20*.
Kẻ cầm đầu!
Không ai khác, Mỹ chính là kẻ cầm đầu, đầu sỏ nhất so với các nước còn lại. Bạn nghe câu chuyện về Tần Thủy Hoàng, thống nhất hệ thống tiền tệ của các nước chư hầu lại để thống trị, Mỹ cũng vậy, đó là đồng USD, và quyền lực đến từ đó. Đây là một câu chuyện ngắn để có thể dễ hình dung vấn đề hơn. Bạn biết vì sao nước Mỹ luôn hướng người dân tin vào chúa không?! Khi tất cả người dân đều mang một lòng tin vào một đấng nào đó, thì kẻ cầm đầu chỉ cần kiểm soát *đấng ấy* thì họ kiểm soát toàn bộ dân chúng, đó là cách quản lí dân số trên 300 triệu của họ. Khi bạn quản lí một số lượng dân số đông như vậy, bạn buộc phải thống nhất suy nghĩ của từng cá thể lại, và rồi bạn sẽ dễ dàng quản lí tất cả, sự phát triển sẽ đi theo sau. Đó là cách thức, mỗi người một ý thì 300 triệu người dân sẽ có 300 triệu ý, không có một hệ thống nào có thể quản lí nổi, và sự tàn lụi đi theo sau. Quay trở lại bức tranh tài chính, bitcoin chỉ là một cái búng tay của thị trường tài chính Mỹ, chứ chưa nói là của thế giới. Nhưng giới tài phiệt Mỹ rất thích miếng bánh mang tên Bitcoin này. Bitcoin mang đến sự tập trung tiền bạc, mới mẻ, ngon lành giữa cái thị trường tài chính Mỹ già cỗi, ranh ma, tư duy. Rất khó để moi tiền từ cái thị trường tài chính ấy, còn đối với sự mới mẻ của Bitcoin, nó là một miếng bánh tuy nhỏ nhưng không có một nhà tài phiệt nào muốn bỏ qua miếng bánh này cả. Họ là dân kinh doanh già cỗi với tư duy rất xa, và thành công của họ đến từ việc tích tiểu thành đại, duy trì lợi ích nhỏ cho một con đường xa, như những con thú canh me con mồi hàng giờ cho một cú đớp chí mạng. Và tất nhiên, không có lí do gì họ từ chối miếng bánh này cả, bởi vì đó là thứ họ giỏi nhất, họ giỏi thứ gì?, móc tiền từ trong túi của những kẻ yếu sự quản lí tài chính, đặc biệt là những con thiêu thân. Mỹ và Anh là hai nước số một trong quản lí tài chính. Và như tôi đã nói, chủ đề ngày mai sẽ là cuộc chiến giữa Mỹ và phần còn lại của G20. Bố già và những đàn chiên.
Thời cơ của những con Cá Mập
Trong lúc những bố già đấu đá nhau thì những con cá mập muốn tận dụng quảng thời gian đó để rỉa miếng bánh này. Thị trường đẩm máu một lần nữa, một đợt lọc nhà đầu tư cũng xảy ra, tài sản của nhiều nhà đầu tư bị bốc hơi một cách không phanh, nỗi đau thực sự đi đến, đó là độ tàn nhẫn của thị trường này. Cũng như quy luật tự nhiên mà chúng ta đang sống, kẻ yếu đi sẽ chết, những cá thể lớn mạnh hơn về tư duy sẽ tồn tại. Đây là một lời khuyên được nhắc đi nhắc lại rằng, hãy sử dụng sổ tiền mà bạn có thể sẵn sàng mất đi! Không có cuộc vui nào kéo dài mãi mãi cả. G20 càng đấu đá nhau thì bể bơi này càng được siết chặt lại, hãy vui đủ là được rồi.
Ngày tàn của Bitcoin đã đến?
Bitcoin còn quá nhỏ để gọi là mối nguy cho nền kinh tế toàn cầu, việc chúng ta coi bitcoin là mối nguy cứ như sự ảo tưởng của con người về nguy cơ trái đất bị hủy hoại bởi hành vị xã thải vô tội vạ của con người vậy, chúng ta đã dùng thuật ngữ rằng *cứu lấy trái đất*. ???, các người đang đùa à, chúng ta còn chưa lo nổi cho mỗi cá thể con người trên trái đất, chưa học cách đoàn kết lại với nhau, và chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể cứu lấy TRÁI ĐẤT???. Trái đất sẽ không suy tàn đâu, chúng ta thì có đó, một ngày nào đó chúng ta sẽ diệt vong và quả cầu xanh bé nhỏ này sẽ vẫn lơ lửng quanh mặt trời thêm hàng tỉ năm nữa. Cũng như bitcoin vậy, nó không phải là mối nguy hại, mà chính những nhà đầu tư kém về tư duy tài chính cũng như những con thiêu thân chính là mối nguy hại cho đồng tiền điện tử này. Tỉnh dậy đi! Bitcoin sẽ còn sống đến khi con cháu của mọi người sinh ra thêm cháu chắt nữa.
Kết luận
Tương lai của bitcoin như thế nào thì chỉ có Chúa mới biết được, và chính phủ Mỹ thì rất giỏi trong việc giảng đạo về Chúa.
Đây là bài viết mang tính cá nhân dựa trên cái nhìn bao quát, mọi ý kiến trái chiều mong được tranh luận một cách lịch sự.
Nguồn: Bảo Trung – Galaxy Community
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả về các nhìn đa chiều trên thế giới, không phải quan điểm của Tòa soạn Tạp Chí Bitcoin.
Xem thêm: Hội nghị thượng đỉnh G20: Chúng tôi sẽ quản lý tiền mã hóa ‘phù hợp với tiêu chuẩn FATF’