Về lý thuyết, Bitcoin nên có vai trò là hàng rào chống lạm phát. Đó là nhờ vào những ưu điểm như tính dễ tiếp cận, nguồn cung giới hạn và các ngân hàng trung ương không thể tùy tiện thao túng.
Tuy nhiên, giới đầu tư hiện không xem xét nó theo cách này. Thay vào đó, thị trường tiền điện tử đang chuyển động đồng bộ với thị trường chứng khoán. Tại sao vậy? Điều gì đã ngăn chặn tiền điện tử hoạt động như một hàng rào chống lạm phát và làm sao để hiện thực hóa điều đó trong tương lai?
Tiền điện tử có thể là hàng rào chống lạm phát, nhưng…
Tiền điện tử là một giải pháp độc đáo, do không bị ngân hàng trung ương quản lý. Hơn nữa, BTC có nguồn cung hữu hạn, vì vậy đương nhiên tăng giá trị theo thời gian. Những người sử dụng blockchain thông qua các giao thức PoS có thể truy cập tiền bất kỳ lúc nào, đồng thời liên tục kiếm được phần thưởng staking từ số dư hiện tại của họ. Điều này có nghĩa là giá trị thực tế của lợi suất phần trăm hàng năm gắn với hoạt động kinh tế trên chain thông qua kho bạc và cơ chế phân phối phần thưởng staking. Tuy những đặc tính đó dường như giải quyết được nguyên nhân gây lạm phát trong hệ thống tiền tệ truyền thống nhưng vẫn còn tồn đọng một số rào cản.
Trước tiên, hãy cùng xem xét lý do tại sao mọi người đầu tư và nắm giữ tiền điện tử. Phần lớn holder nhìn thấy tiềm năng tương lai của những công nghệ đó, có nghĩa là một số giá trị của chúng hiện chưa được khai phá. Vì vậy, những khoản đầu tư chủ yếu mang tính đầu cơ. Bitcoin đã và đang đạt được trạng thái phi tập trung, nhưng chi phí năng lượng quá cao vẫn chưa được giải quyết và phần lớn lực lượng thợ đào tập trung ở các pool khai thác. Ethereum cũng gặp phải các vấn đề tương tự về mức tiêu thụ năng lượng và tập trung tại pool. Ngoài ra, Ethereum cũng bị sự cố về bảo mật vì hơn 1,2 tỷ đô la đã bị đánh cắp trên blockchain của họ trong năm nay.
Ngoài ra còn có vấn đề với các sàn giao dịch phi tập trung (DEX), vì chúng hiện không còn phù hợp để sử dụng như sàn tập trung. DEX có khối lượng giao dịch cao nhất là Uniswap đưa ra mức định giá không hiệu quả so với sàn tập trung. Một giao dịch đơn giản trị giá 1 triệu đô la từ USDT sang USDC sẽ tốn hơn 30.000 đô la phí và trượt giá so với khi thực hiện trên một sàn tập trung.
Tìm được giải pháp cho những vấn đề kỹ thuật
Tuy nhiên, những vấn đề này đang từng bước được giải quyết. Một số blockchain thế hệ thứ 3 cải thiện mức tiêu thụ năng lượng và phân cấp. Quyền riêng tư cũng được chú trọng. Holder đang dần chấp nhận ví của họ sẽ luôn bị truy xuất nguồn gốc, chứng tỏ sức hấp dẫn đối với những người dùng mới từng do dự về tính siêu minh bạch của blockchain. Theo đó, các dự án tìm cách hợp nhất tính chi tiết chặt chẽ toán học của tài chính truyền thống với các thuộc tính gốc của tiền điện tử đang giải quyết tình trạng kém hiệu quả của DEX.
Tiền kỹ thuật số cần được chấp nhận và tích hợp hàng loạt trước khi trở thành hàng rào chống lạm phát. Crypto có các đặc điểm cho thấy giá trị tương lai trong một hệ sinh thái hiện đang vật lộn để thiết lập yếu tố cơ bản. Nền kinh tế crypto vẫn đang chờ đợi các ứng dụng sẽ tận dụng tối đa khả năng phân cấp mà không phải hy sinh chất lượng và trải nghiệm vì điều này đặc biệt quan trọng để thúc đẩy chấp nhận rộng rãi. Một hệ thống thanh toán mà mỗi giao dịch bị tính phí 5 đô la và giá trị trao đổi thường xuyên bị mất sẽ không khả thi.
Cho đến khi các coin hàng đầu có thể được sử dụng hiệu quả để thanh toán trong thế giới thực và ứng dụng phi tập trung cung cấp mức độ tiện ích tương tự như hệ thống tập trung, tiền điện tử sẽ tiếp tục được coi là một cổ phiếu tăng trưởng.
Lạm phát là do thiếu niềm tin – điều mà tiền điện tử vẫn cần
Lạm phát không phải chỉ do in thêm tiền, có nghĩa là sự hiện diện của một tài sản không tự động khiến giá trị của nó giảm xuống. Từ tháng 9/2008 đến tháng 11/2008, số lượng hàng tỷ đô la Mỹ đưa vào lưu thông tăng gấp 3 lần, nhưng lạm phát giảm thấp hơn.
Tỷ lệ lạm phát toàn cầu từ năm 2017 đến 2027 | Nguồn: Statista
Gốc rễ của lạm phát là công chúng mất lòng tin đối với hệ thống tiền tệ trung ương. Tình trạng thiếu niềm tin kết hợp với giá cả doanh nghiệp bị khoét sâu, thay đổi đột ngột do các gói cứu trợ đại dịch và gián đoạn chuỗi cung ứng nghiêm trọng (một phần là do cuộc chiến ở Ukraine) đã đưa chúng ta vào cuộc khủng hoảng hiện tại. Đợt in tiền khổng lồ vào năm 2021 không gây ra lạm phát, nhưng góp phần khuếch đại.
Về mức độ hiện diện, chỉ riêng nguồn cung tiền không phải là một vấn đề quá quan trọng đối với một loại tiền tệ lưu trữ giá trị. Giá trị được lưu trữ không nhất thiết phải nằm trong nguồn cung lưu hành. Ví dụ, khối lượng lớn vàng tồn tại dưới dạng đồ trang sức, vàng thỏi… nhưng có khối lượng nhỏ hơn nhiều trên thị trường hàng hóa. Một thị trường tính đến tất cả vàng được khai thác trên trái đất sẽ có một mức giá hoàn toàn khác. Vì đồ trang sức và vàng thỏi hoàn toàn không được giao dịch trên thị trường nên chúng không ảnh hưởng đến đường cung và cầu. Tiền tệ cũng tương tự như vậy.
Lạm phát theo năm ở Châu Âu vào tháng 7 | Nguồn: Arnaud Bertrand
Lạm phát là hậu quả của việc mất niềm tin vào một tài sản có thể lưu giữ giá trị trong thời gian dài. Hầu hết hàng hóa trên thế giới này là hữu hạn, vì vậy các bên đều nhận thức được nguồn cung tăng lên nhưng không chắc chắn chính sách tiền tệ sẽ tự động cập nhật nó vào giá. Theo đó, lạm phát trở thành một lời tiên tri tự hoàn thành.
Tiền điện tử có thể là một biện pháp phòng ngừa lạm phát, nhưng không phải trong bối cảnh hiện tại
Tiền điện tử không thể trở thành hàng rào lạm phát trong thời kỳ biến động cao và thị trường bất ổn. Ngược lại, chúng thường vượt trội trong môi trường tăng trưởng ổn định, dễ dàng nổi bật so với thị trường và vốn hóa thị trường tương đối nhỏ so với tiền fiat có lợi cho chúng trong vai trò một cổ phiếu tăng trưởng. Các giải pháp hiện tại cho vấn đề khả năng sử dụng là không bền vững do bản chất đầu cơ và khối lượng giao dịch thấp. Các blockchain sụp đổ không thể chấp nhận về mặt tài chính ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái, có nghĩa là các giải pháp dài hạn tiềm năng tiếp tục bị những kẻ lừa đảo làm chệch hướng.
Cộng đồng tiền điện tử càng trở nên có trách nhiệm và siêng năng hơn, thì mọi giao thức có cơ sở càng có lợi và tiền điện tử sẽ trở thành một hàng rào thực sự chống lạm phát. Bởi vì tiền điện tử hiện đang tuân theo mô hình cổ phiếu tăng trưởng, chúng là một hàng rào tốt chống lạm phát trong thời kỳ tăng trưởng ổn định nhưng thất bại trong thời gian khủng hoảng tài chính. Khi tiền điện tử phát triển, chúng cũng sẽ trở thành một bức tường thành hiệu quả trong những thời kỳ suy thoái này.
Hiện nay, cần thận trọng khi đầu tư tiền điện tử trong thời kỳ thị trường hỗn loạn và không nên sử dụng tiền điện tử làm công cụ duy nhất để đầu tư chống lạm phát. Nhưng điều này sẽ thay đổi khi các giao thức blockchain tiếp tục trưởng thành và mức độ áp dụng cũng như tình hình ổn định được cải thiện.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- Bitcoin trên đà đóng tháng 8 tệ nhất kể từ 2015 khi hodler chuẩn bị cho “Septembear”
- Cổ phiếu Mỹ mất 1,25 nghìn tỷ đô la trong một ngày – nhiều hơn toàn bộ vốn hóa thị trường tiền điện tử
- Thống đốc RBI Ấn Độ cảnh báo về sự sụp đổ của thị trường tiền điện tử
Đình Đình
Theo Cointelegraph