Trung Quốc hướng đến xã hội không tiền mặt đầu tiên trên thế giới hậu COVID-19

Updated: 29/04/2020 at 15:36

Đồng nhân dân tệ (NDT) kỹ thuật số là nhân tố làm “thay đổi cuộc chơi” đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, giới chuyên gia nhận định.

Khi hình thức thanh toán phi tiếp xúc đã trở thành tiêu chuẩn trong các biện pháp ứng phó của thế giới trước đại dịch COVID-19, Trung Quốc trong tháng này đã giới thiệu đồng tiền điện tử của riêng mình tại bốn thành phố, từng bước đưa nước này trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đạt tới ngưỡng xã hội không tiền mặt.

Đồng NDT điện tử là một sáng kiến hợp tác công-tư, trước hết sẽ được thử nghiệm tại Thâm Quyến, Tô Châu, Bảo Định và Thành Đô trong chuỗi các cửa hàng thuộc hệ thống McDonald’s, Starbucks và doanh nghiệp địa phương. Theo ông Nameer Khan, Chủ tịch Hiệp hội Công nghệ Tài chính khu vực Trung Đông-Bắc Phi, đây sẽ là nhân tố đột biến, làm thay đổi cuộc chơi trong các ngành dịch vụ tài chính.

Sau bốn thập kỉ tăng trưởng nhanh, kinh tế Trung Quốc vừa trải qua quý tăng trưởng âm do tác động của dịch COVID-19. Từ tháng 1/2020 đến nay, Trung Quốc đã ghi nhận 83.000 ca nhiễm SARS-CoV-2, với ít nhất 4.500 người tử vong, chủ yếu tập trung tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc – nơi khởi phát dịch. Khi cả thế giới vẫn đang chìm trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh, các quan chức tin rằng điều tồi tệ nhất với Trung Quốc đã qua. Chính quyền công bố nhiều biện pháp để phục hồi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Người Trung Quốc không quá xa lạ với hình thức thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua điện thoại thông minh (smartphone). Hai gã khổng lồ về công nghệ trong nước là Alibaba và Tencent đi tiên phong trong lĩnh vực thanh toán số từ năm 2014, đưa tới sự thoái lui về giao dịch tiền mặt. Theo ước tính của tổ chức CGAP có trụ sở tại Washington DC, hai hãng này hiện chiếm 90% tổng khối lượng giao dịch có quy mô 17.000 tỉ USD trên thị trường thanh toán qua smartphone. “Cũng như chính phủ Trung Quốc, các hãng này xem thanh toán số không chỉ là mục tiêu, mà là điểm đầu cầu để tiến vào hệ sinh thái rộng lớn đối với giao dịch hàng hóa trên mạng và trên thực địa. Họ sử dụng dữ liệu được tạo ra để dịch chuyển dịch vụ tài chính cũng như ngành công nghiệp bán lẻ vật chất”, CGAP nhận định.

Tuy nhiên, ngay cả những giao dịch trên mạng này cũng luôn phải dựa vào nền tảng tiền mặt. Đồng NDT kĩ thuật số vận hành như tiền giấy thông thường, nhưng chỉ tồn tại dưới dạng mã (code) trong ví điện tử được Ngân hàng Trung ương Trung Quốc công nhận. Tiền điện tử (cryptocurrency) ngược lại được thiết kết theo kiểu phi tập trung.

Các chuỗi cửa hàng Starbucks, McDonald’s và hệ thống tàu điện ngầm tại Trung Quốc sẽ là những thực thể đầu tiên thử nghiệm đồng NDT kĩ thuật số trong tương lai, kế đến sẽ là các doanh nghiệp do người bản địa làm chủ sở hữu như khách sạn, phòng tập thể hình, xưởng làm bánh…


Chuỗi cửa hàng Starbucks Coffee sẽ thử nghiệm giao dịch đồng NDT kĩ thuật số. Ảnh: CNN

Vài năm trước, Trung Quốc cấm giao dịch bitcoin, ngăn cản các hình thức kinh doanh tiền điện tử có chỗ đứng ở Trung Quốc. Cùng lúc, nước này cho công bố các báo cáo nghiên cứu về phát triển đồng tiền kĩ thuật số cho riêng mình. “Đồng NDT kĩ thuật số là một bước chuyển mình tự nhiên từ hình thức thanh toán kĩ thuật số. Năm năm trước đây, thật không ai có thể ngờ rằng thanh toán kĩ thuật số tại Trung Quốc lại trở nên phổ biến như hiện nay. Nhưng đó là một xu thế tuần tự và giờ đây người tiêu dùng đã sẵn sàng cho đồng tiền kĩ thuật số”, bà Ling Zhang, Phó Chủ tịch sàn giao dịch tiền điện tử Binance chia sẻ.

Dịch COVID-19, ở một góc độ nào đó, có thể xem là “sự kiện xúc tác” cho xu hướng thanh toán phi tiền mặt, mà hình thức thay thế chỉ có thể trông đợi vào tiền điện tử. Lo sợ virus lây lan qua các đồng tiền giấy, nhiều nước đã tiến hành “cách ly” hoặc hạn chế sử dụng tiền giấy, hoặc cho in tiền mới. Nhiều khuyết điểm của tiền giấy cũng được khắc phục bởi tiền kĩ thuật số. Các nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ trung bình của tiền giấy là 4,2 năm, có ít nhất 53% tiền giấy lưu hành ở các nước bản địa bị nhiễm bẩn. Theo ông Khan, mức giá in ấn, lưu thông tiền giấy cũng là một vấn đề. Chi phí để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho ra được một tờ 1 USD là 5,5 cent và 11 cent trên tờ 5 USD. Tính tổng, chi phí in ấn tiền giấy trên toàn cầu năm 2018 lên tới 35,3 tỉ USD, đó là chưa tính đến chi phí lưu thông, thu nhận và tiêu hủy tiền cũ, rách, xử lý tiền giả.

Thực tế, đồng NDT kĩ thuật số được hiểu là nhằm phục vụ, thúc đẩy chi tiêu dùng trong nước cũng như những tham vọng thương mại toàn cầu của Trung Quốc. Ông Jason Wu, Giám đốc điều hành Công ty tiết kiệm kĩ thuật số DeFiner, cho biết đồng tiền kĩ thuật số sẽ cho phép Trung Quốc “len sâu” vào hệ thống tài chính vốn do Mỹ nắm quyền kiểm soát, giảm phụ thuộc vào đồng USD. Nó cũng có thể giúp Trung Quốc vươn lên thành người lãnh đạo trong các giao dịch của nền kinh tế kĩ thuật số toàn cầu.

Từ tháng 3 vừa qua, nhiều phiếu giảm giá (coupon) kĩ thuật số đã được tải lên các smartphone ở Trung Quốc, khuyến khích người dùng chi tiêu khoản này tại nhà hàng, cửa hàng tạp hóa. Đơn cử như tại Vũ Hán, mỗi công dân được cấp 10 USD dưới dạng coupon thông qua các ứng dụng mua hàng Wechat và Alipay. Thông qua hình thức chi tiêu này, chính quyền có thể biết được ngành hàng, dịch vụ nào thu hút được dòng tiền nhiều nhất, đối tượng sử dụng là ai, ngành kinh tế nào cần được giúp đỡ nhiều nhất…

Starbucks, McDonald và Subway có thể sẽ thử nghiệm tiền kỹ thuật số của Trung Quốc

Nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc sắp được thử nghiệm tại 4 thành phố lớn

Hoài Thanh/Báo Tin tức (The National)

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

TRON (TRX) vẫn đang giao dịch trong phạm vi hẹp, với Bollinger Bands thu hẹp về các mức thiết lập vào đầu tháng 6 — cho thấy đợt biến động mạnh có thể đang đến gần. Gần đây, TRX đã bật lên từ dải dưới gần mức 0,26 đô la... ...

Giá BNB (BNB) đã chính thức bứt phá mô hình nêm giảm, vươn lên giao dịch trên ngưỡng $656 vào thời điểm viết bài hôm thứ Ba — một tín hiệu kỹ thuật quan trọng cho thấy khả năng đảo chiều theo xu hướng tăng. Sự kiện nâng cấp hard... ...

Trong tháng qua, Hyperliquid (HYPE) đã khẳng định vị thế dẫn đầu trong thị trường perpetual contracts (perps) on-chain, đạt được một thành tích đáng nể với khối lượng giao dịch hơn 214 tỷ đô la trong 30 ngày qua, theo dữ liệu từ DeFiLlama. Điều này không chỉ chứng... ...

Các nhà phân tích trong lĩnh vực ETF crypto đang đưa ra những dự đoán lạc quan về tương lai của các ETF Solana, Litecoin và XRP, với khả năng 95% sẽ được Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) chấp thuận trong năm nay. Đây là... ...

Giá Ripple (XRP) thể hiện sự do dự vào thứ 2, tăng 1,66% trong 24 giờ qua, giao dịch ở mức 2,23 đô la. Tính đến thời điểm hiện tại, altcoin này vẫn duy trì trên mốc 2 đô la, khi nhiều nhà phân tích chỉ ra các mức kháng... ...

Các altcoin ‘Made in USA’ như Bitcoin Cash (BCH) và Algorand (ALGO) đã bứt phá mạnh mẽ trong phiên giao dịch thứ Hai, với mức tăng vượt trội so với toàn thị trường trong 24 giờ qua. Cùng lúc đó, Monero (XMR) – tiền điện tử nổi bật với tính... ...

Peter Brandt, một trader kỳ cựu, không chỉ đơn thuần phân tích thị trường mà còn đưa ra những suy ngẫm sâu sắc về các lựa chọn trong cuộc sống trong một bài viết gần đây. Là một huyền thoại trong lĩnh vực giao dịch, Brandt đã gây bất ngờ... ...

Không gian memecoin đã có một tháng đầy biến động, với một số dự án tăng mạnh trong khi một số khác giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại (ATL). Tuy nhiên, Useless Coin là một trong những token nổi bật nhờ mức tăng ấn tượng và duy trì... ...

Tháng 6 chứng kiến một loạt diễn biến đáng chú ý đối với ngành crypto: từ việc hashrate của Bitcoin giảm mạnh do nắng nóng ở Mỹ, đến các vụ hack lên tới 150 triệu USD, cùng lúc đó làn sóng các doanh nghiệp bổ sung Bitcoin vào bảng cân... ...

Toncoin (TON) đang cho thấy sức bật mạnh mẽ với mức tăng trưởng ấn tượng 34% về số lượng giao dịch chỉ trong tuần qua. Cùng với đó, số lượng ví mới tham gia mạng lưới cũng tăng 29,63%, trong khi lượng ví không có số dư gia nhập hệ... ...

Xem thêm bài viết
Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode