Trung Quốc có thể học hỏi cách phát hành tiền kỹ thuật số từ hệ thống tiền tệ Hồng Kông, trong đó cho phép các “tổ chức thương mại” phát hành tiền giấy được hỗ trợ bởi tài sản tiền tệ riêng của họ, cựu thống đốc ngân hàng trung ương Chu Tiểu Bình nói.
Ông Chu, người từng giữ vị trí thống đốc của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) trong hơn 15 năm cho đến năm 2018, đã tiết lộ suy nghĩ mới về kế hoạch tiền tệ kỹ thuật số của Bắc Kinh khi chính phủ phản ứng với đồng tiền kỹ thuật số mới của Facebook, Libra.
Ông Chu, người ủng hộ chính của chương trình tiền tệ kỹ thuật số có chủ quyền của Trung Quốc, đã gợi ý rằng các nhà hoạch định chính sách Bắc Kinh có thể học hỏi từ cả hai mô hình Facebook và Hong Kong.
“Tín phiếu có thể được phát hành bởi ngân hàng trung ương hoặc các tổ chức thương mại,” trích từ bài phát biểu của Zhou tại một hội nghị chuyên đề do Cục quản lý ngoại hối nhà nước tổ chức tại Bắc Kinh trong tuần này.
Ba ngân hàng Hồng Kông – Ngân hàng Trung Quốc (Hồng Kông), HSBC và Standard Chartered – phát hành tiền giấy dưới tên của họ và giữ dự trữ tiền tệ bằng đô la Mỹ để hỗ trợ cho chúng. Cơ quan tiền tệ Hồng Kông, ngân hàng trung ương đảm bảo rằng đồng đô la Hồng Kông luôn có giá trị khoảng 7,8 so với đô la Mỹ. Bằng cách làm theo mô hình gắn giá trị tiền tệ này, Trung Quốc có thể tránh được “những biến động lớn” trong đó đã gây khó khăn cho những ngày đầu phát triển tiền điện tử, ông Chu nói.
Ông đã không nói chi tiết về loại tổ chức thương mại nào có thể phù hợp để phát hành một loại tiền kỹ thuật số ở Trung Quốc.
Trần Phi Vũ, một nhà phân tích cao cấp của Orient Securities, cho biết ông đã chú ý đến sự tham khảo của Chu Tiểu Bình đối với các tổ chức thương mại, mà ông cho rằng các công ty công nghệ như Alibaba và Tencent có thể được phép tham gia phát hành một loại tiền kỹ thuật số chính thức, mặc dù không rõ là bằng cách nào.
Alibaba và Tencent đã có các mạng lưới thanh toán kỹ thuật số được thiết lập chắc chắn với số lượng lớn người dùng trên khắp Trung Quốc, cụ thể là Alipay và WeChat Pay. Alibaba là chủ sở hữu của South China Morning Post.
Tuy nhiên, Wei-Tek Tsai, nhà nghiên cứu trưởng tại công ty blockchain Trung Quốc Tiande Technologies, đã không hề được thuyết phục về sự tham gia của các công ty công nghệ, cho rằng việc phát hành tiền kỹ thuật số vẫn chỉ giới hạn ở các ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương.
Trong bài phát biểu của mình, ông Chu đề nghị những người sáng lập các loại tiền kỹ thuật số ban đầu quan tâm đến lợi nhuận nhanh hơn là thiết lập một phương tiện khả thi cho các giao dịch tài chính.
“Một vấn đề trong giai đoạn đầu phát triển đó là mọi người đã quá háo hức kiếm tiền nhanh chóng, nên họ đã biến tiền điện tử thành vật phẩm để đầu cơ thay vì một phương tiện giao dịch,” ông Chu nói.
Theo ông Chu, Trung Quốc nên học hỏi từ white paper của Facebook phát hành vào tháng 6, trong đó tuyên bố rằng Libra sẽ được liên kết với một rổ tiền tệ chính và được điều hành bởi một tập đoàn phi lợi nhuận có trụ sở tại Thụy Sĩ, bao gồm hơn hai chục công ty bao gồm Visa, Mastercard, PayPal, eBay và Uber.
Trong giai đoạn đầu của tiền tệ kỹ thuật số, NHTW Trung Quốc đã không bất hợp pháp hóa các tài sản như bitcoin, nhưng đầu cơ tràn lan và dao động giá cả đã khiến Trung Quốc thực hiện lệnh cấm giao dịch và ICO. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã nghiên cứu một loại tiền kỹ thuật số có chủ quyền của Vương quốc Anh và tạo ra một viện nghiên cứu chuyên dụng để khám phá vấn đề này, mặc dù tiến độ vẫn chậm.
Tiềm năng để Libra của Facebook trở thành một loại tiền tệ được sử dụng trên phạm vi toàn cầu đã làm dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi ở Trung Quốc về cách phản ứng của Bắc Kinh, và bài phát biểu của ông Chu là một trong những tuyên bố công khai toàn diện nhất về vấn đề này.
Ông Chu, người cách đây một thập kỷ đã hình dung ra một loại tiền tệ toàn cầu dựa trên Quyền rút vốn đặc biệt của Quỹ tiền tệ quốc tế, nói rằng Libra có thể trở thành một loại tiền tệ quốc tế mới, có thể trao đổi với các loại tiền tệ được chính phủ hỗ trợ và có bản chất toàn cầu.
Đổi lại, một loại tiền tệ như vậy sẽ thách thức các khoản thanh toán xuyên biên giới và làm suy yếu vai trò của các loại tiền có chủ quyền không có giá trị ổn định – theo cách mà đồng đô la Mỹ đã trở thành một phương tiện thanh toán được chấp nhận rộng rãi ở Zimbabwe, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia ở miền Trung Châu Á, ông Chu nói.
“Libra đã đem đến một khái niệm có tác động đến hệ thống thanh toán và kinh doanh xuyên biên giới truyền thống,” ông nói thêm.
Mặc dù rủi ro vẫn còn xa vời đối với Trung Quốc, ông Chu cho biết Bắc Kinh phải có những bước chuẩn bị tốt và biến đồng nhân dân tệ của Trung Quốc thành một loại tiền tệ mạnh mẽ.
“Vì Libra đang nhắm vào các khoản thanh toán xuyên biên giới, nó có thể giúp các nước đang phát triển cải thiện cấu trúc thanh toán của họ,” ông Chu cho biết.
Wang Xin, giám đốc nghiên cứu của ngân hàng trung ương, cho biết trong tuần này rằng Hội đồng Nhà nước đã phê duyệt sự hợp tác với các tổ chức thị trường về nghiên cứu tạo ra một loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương.
Tuy nhiên, một trong những mối quan tâm hàng đầu của Bắc Kinh với Libra là nó có thể ăn sâu hơn vào quyền bá chủ của đồng đô la Mỹ.
“Nếu đồng tiền kỹ thuật số có liên quan chặt chẽ với đồng đô la Mỹ, nó có thể tạo ra một kịch bản theo đó các đồng tiền có chủ quyền sẽ cùng tồn tại với các loại tiền kỹ thuật số tập trung vào đô la Mỹ,” ông Wang nói.
- NHTW Trung Quốc (PBoC) đang phát triển tiền tệ kỹ thuật số riêng để chống chọi lại Libra của Facebook
- Trump tuyên bố Mỹ nên thao túng tiền tệ như Trung Quốc và Châu Âu đang làm, đây chính là tín hiệu “Buy Bitcoin”
Diệu Anh
Tạp chí Bitcoin | SCMP