Bộ máy kiểm duyệt internet của Trung Quốc đang dang rộng cánh tay hơn đến các cơ sở truyền thông crypto, pool khai thác và sàn giao dịch. Đây là một phần trong nỗ lực giảm thiểu sự tiếp xúc của người dân Trung Quốc với hệ sinh thái tiền điện tử.
Kiểm duyệt tiền điện tử kiểu Trung Quốc
Chainnews, một trong những cơ sở truyền thông tiền điện tử lớn của Trung Quốc được thành lập từ năm 2017, hiện đang đóng tất cả các kênh sản xuất và phân phối nội dung. Trong khi đó, các nhà cung cấp dịch vụ internet của Trung Quốc đang dần thực hiện các bước tiếp theo để chặn địa chỉ IP của các thợ đào trong nước kết nối với các pool khai thác lớn.
Động thái này là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc không hề nới lỏng sự kìm kẹp của mình đối với ngành công nghiệp tiền điện tử ngay cả khi những nỗ lực đàn áp nghiêm trọng nhất kể từ mùa hè đã làm giảm lợi ích bán lẻ và buộc các doanh nghiệp cũng như nhiều giám đốc điều hành phải cắt đứt quan hệ với thị trường đại lục hoặc chuyển ra nước ngoài.
Đầu tháng này, các ứng dụng di động và tên miền website của ít nhất ba phương tiện truyền thông tiền điện tử lớn của Trung Quốc là Chainnews, ODaily và BlockBeats hầu như không thể truy cập được cùng một lúc, như Tạp Chí Bitcoin đã đưa tin. Kể từ đó, họ đã chuyển sang các kênh Telegram chính thức để tiếp tục đưa tin cho người dùng và đổi sang các tên miền web mới.
Tuy nhiên, có vẻ như tổng biên tập Chainnews đã đổi ý và thông báo rằng nền tảng này sẽ ngừng hoạt động hoàn toàn và bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với tất cả mọi người đã gắn bó với nó trong những năm qua. Các hãng tin khác như ODaily và BlockBeats vẫn đang hoạt động trên các miền web mới nhưng các ứng dụng dành cho thiết bị di động của họ không hoạt động. Điều này đã hạn chế khả năng tiếp cận độc giả trên mặt trận này.
Điều này diễn ra vài tháng sau khi các trang web thông tin giá cả thị trường phổ biến như CoinMarketCap, CoinGecko và TradingView bị chặn bởi ‘vạn lý tường lửa‘ của Trung Quốc.
Theo một tài liệu gần đây do China Telecom thực hiện, nhà cung cấp dịch vụ internet hàng đầu của Trung Quốc đã đưa ra một giải pháp để phát hiện các IP của thợ đào trong nước đã kết nối với URL của các pool khai thác. Theo đó, nó có thể cắt dịch vụ internet đối với các IP cụ thể hoặc đưa vào danh sách đen các URL mà các pool khai thác sử dụng để kết nối với các thiết bị riêng lẻ theo cách thủ công.
Têb miền của gần như tất cả 10 pool khai thác lớn nhất theo hashrate gần như đều không thể truy cập được từ các IP của Trung Quốc. Trong số đó, F2Pool, ViaBTC, BinancePool và BTC.com đã chứng kiến hash rate theo thời gian thực giảm khoảng 10% đối với Bitcoin hoặc Ethereum trong 24 giờ qua.
DiDi Global bị yêu cầu hủy niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York
Lập trường quản lý của Trung Quốc ngày càng nghiêm ngặt hơn. Đặc biệt là khi chính phủ Trung Quốc đã công bố kế hoạch 5 năm nhằm vạch ra các quy định chặt chẽ hơn.
Trong một diễn biến gần đây, các nhà quản lý Trung Quốc đã yêu cầu các giám đốc điều hành của Didi Global Inc. lên kế hoạch hủy niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York.
Theo Bloomberg, quyết định này chủ yếu vì lo ngại về việc rò rỉ dữ liệu nhạy cảm. Các đề xuất đang được xem xét bao gồm tư nhân hóa trực tiếp hoặc chuyển nhượng cổ phần ở Hồng Kông, sau đó là hủy niêm yết khỏi Hoa Kỳ.
Điều này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ. Nếu tiếp tục, ít nhất nó sẽ có mức giá IPO 14 USD. Việc chào bán thấp hơn giá IPO tháng 6 có thể dẫn đến các vụ kiện tụng hoặc sự phản kháng của cổ đông.
“Nếu niêm yết thứ cấp ở Hồng Kông, giá IPO có thể sẽ bị chiết khấu so với giá cổ phiếu ở Mỹ, 8,11 USD khi chốt phiên thứ Tư”.
Không cần phải nói, bất kỳ khó khăn nào phát sinh từ quyết định này đều tạo nên khả năng giảm giá. Có thể là Bitcoin hoặc trong trường hợp này là Didi. Cổ phiếu của SoftBank Group Corp, cổ đông thiểu số lớn nhất của Didi, đã giảm hơn 5% tại Tokyo. Mặc dù vậy, một trong hai lựa chọn nói trên sẽ giáng một đòn nặng nề vào công ty TrungQuoocs đã thực hiện đợt IPO lớn nhất tại Mỹ kể từ Alibaba Group Holding Ltd. vào năm 2014.
Nhiều người cho rằng các động thái của Bắc Kinh chống lại Didi là đặc biệt gay gắt. Vào tháng 12 năm ngoái, Didi đã cho phép khách hàng của mình thanh toán cho Didi Bike bằng đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số. Tin tức này được đưa ra sau khi hợp tác chiến lược với Viện Nghiên cứu Kỹ thuật số của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.
Bất chấp những lập luận như vậy, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc coi quyết định IPO của Didi là một thách thức đối với chính quyền trung ương.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- Hai trang tin crypto phổ biến của Trung Quốc tạm ngừng hoạt động 2 ngày liên tục
- Các vụ gian lận liên quan đến e-CNY của Trung Quốc ngày càng tăng
Xoài
Tạp chí Bitcoin