Trong vài tuần tới, Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính (FATF) dự kiến sẽ thông qua đề xuất áp đặt các tiêu chuẩn chuyển tiền đối với các giao dịch blockchain.
Bất chấp những lo ngại được nêu ra tại một diễn đàn tư vấn khu vực tư nhân ở Vienna, Áo vào hồi tháng trước, tổ chức liên chính phủ này dường như bắt đầu áp dụng “travel rule” có nghĩa là thông tin về người trả tiền và người được trả tiền phải được đưa vào bất kỳ giao dịch trực tuyến nào.
Vấn đề là trong hầu hết các trường hợp, các blockchain không được thiết kế theo cách này và do đó có thể được coi là không tuân thủ theo thiết kế.
Nói một cách thẳng thừng thì những yêu cầu này sẽ là vô nghĩa.
Hãy lắng nghe những gì một chuyên gia thực thi pháp luật nói.
Jarek Jakubcek, nhà phân tích chiến lược tại Europol, cơ quan thực thi pháp luật của Liên minh châu Âu cho biết rằng “việc xác định chủ sở hữu của ví không lưu ký trong hầu hết các trường hợp đơn giản là không thể thực hiện được”. Vì vậy, việc bắt buộc các doanh nghiệp phải làm một việc không khả thi là một hành động vô nghĩa.
Ông Jakubcek nói rằng: “Việc xác định chủ sở hữu, người gửi giao dịch từ một bên được xác định sang một bên khác là khả thi, giả sử rằng các công cụ truy tìm phân cụm và xác định chính xác các thực thể (thường là không)”. Tất nhiên, điều này sẽ đòi hỏi phải hạn chế quyền riêng tư của người dùng và cho phép các doanh nghiệp trao đổi thông tin nhận dạng cá nhân nhạy cảm (PII) với nhau.
Và nhằm mục đích gì? Phần lớn các giao dịch sàn-sàn có liên quan đến các hoạt động giao dịch tự nhiên không phải là hoạt động tội phạm, theo ông Jakubcek. Do vậy việc phân bổ lại các tài nguyên tuân thủ ở một số lượng lớn các giao dịch có rủi ro tương đối thấp sẽ chuyển sự chú ý khỏi việc đánh dấu các giao dịch tội phạm sang tập trung vào các giao dịch rủi ro thấp. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới công tác phòng chống tội phạm.
Kết quả là, ông nói:
“Lợi ích duy nhất cho sàn giao dịch sẽ là một kiểm tra chính thức trong hộp kiểm tuân thủ”.
Nếu Jakubcek đúng, một phần đáng kể các giao dịch tiền điện tử sẽ chuyển sang thế giới ngầm, đồng thời chẳng để lại gì ngoại trừ dấu vết của các giao dịch cho các đơn vị thực thi pháp luật và tình báo tài chính.
Các tác động không lường trước
Nếu đề xuất được thông qua, các quốc gia thành viên của FATF cuối cùng sẽ yêu cầu tất cả các Nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP) thực hiện giống như các tổ chức tài chính khác – để truyền thông tin theo cách này hay cách khác.
Do đó, sẽ có một số tác động:
- VASP sẽ cần yêu cầu người gửi chuyển tài sản ảo cung cấp thông tin về danh tính của người nhận.
- Bất cứ khi nào việc chuyển giao tài sản ảo được thực hiện dưới danh nghĩa khách hàng, VASP sẽ cần có khả năng thiết lập nếu địa chỉ đích đang được kiểm soát bởi một VASP khác. Do đó, người gửi cũng sẽ phải cung cấp tên của VASP kiểm soát địa chỉ đích hoặc cần phải có một loại đăng ký quy tất cả các địa chỉ ví tiền lưu ký hiện có cho VASP tương ứng của họ.
- Hơn nữa, thông tin này sẽ cần được truyền đến VASP kiểm soát địa chỉ đích.
Nhiều đại diện của ngành công nghiệp đã tham dự Diễn đàn FATF để hiểu rõ hơn về đề xuất này và ý nghĩa của nó. (Tôi đã đi với tư cách là đại biểu của Blockchain and Virtual Currency Working Group viết tắt là BVCWG). Một số câu hỏi đã được đưa ra:
- Làm thế nào mà một VASP sẽ xác định chính xác liệu một địa chỉ tiền điện tử nhất định được kiểm soát bởi VASP?
- Làm thế nào một VASP có thể xác minh thông tin về danh tính của người thụ hưởng chuyển nhượng tài sản ảo, đặc biệt là nếu địa chỉ mục tiêu không được kiểm soát bởi VASP?
- Chính xác thì việc trao đổi thông tin giữa VASP của người gửi và người thụ hưởng diễn ra như thế nào?
- Làm thế nào để chúng ta đảm bảo sự riêng tư của khách hàng?
FATF đã không giải quyết những câu hỏi này và các đại biểu cũng hiểu rằng không ai biết giải pháp cho việc tuân thủ theo quy tắc đề xuất.
Nhiệm vụ chưa hoàn thành
Tuy nhiên, nỗ lực của FATF để áp dụng một công cụ lỗi thời cho một phương tiện mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Vấn đề cốt lõi là với chính bản thân “travel rule”. Hiện tại thì nó hầu như không phục vụ mục tiêu của mình.
Khuyến nghị lần đầu tiên được đưa ra vào tháng 10 năm 2001 sau vụ tấn công 11/9 nhằm ngăn chặn những kẻ khủng bố và tội phạm khác tiếp cận với dịch vụ chuyển tiền và phát hiện sự lạm dụng của các cơ quan thực thi pháp luật và tài chính.
Nhưng trong thực tế, dữ liệu người trả tiền/người được trả tiền bị sửa đổi hoặc không thể truy cập được đối với cơ quan thực thi pháp luật.
Chúng ta hãy xem xét thuật ngữ “wire stripping”. Đơn giản thì đây là khi một nhân viên ngân hàng cố tình thay đổi thông tin về người khởi tạo và/hoặc người thụ hưởng trong tin nhắn chuyển tiền, thường được gửi qua dịch vụ nhắn tin SWIFT trong các khoản thanh toán xuyên biên giới. Tội phạm, các thực thể hay quốc gia bị trừng phạt không thể tham gia vào giao dịch. Nhưng trên thực tế thì điều đó vẫn diễn ra.
Trong thập kỷ qua, thông lệ này đã khiến các ngân hàng như Standard Chartered , Deutsche Bank và UniCredit SpA phải trả hàng trăm triệu đồng tiền phạt cho các cơ quan quản lý Hoa Kỳ.
Hơn nữa, nó chứng minh rằng cách tiếp cận hiện tại – kiểm tra tên và địa chỉ của người trả tiền/người được trả tiền – không ngăn cản kẻ xấu lấy được tiền của chúng.
Vậy giải pháp là gì?
Năm 2018, chính phủ Mỹ đã gây bất ngờ cho các chuyên gia tuân thủ bằng cách thêm địa chỉ bitcoin của 2 người Iran vào danh sách trừng phạt. Dường như có thể và khả thi để quy các địa chỉ blockchain cho mục đích kiểm tra xử phạt tiếp theo.
Ngành công nghiệp đã có phản hồi ngay lập tức: ngày hôm sau các dịch vụ phân tích blockchain đã thêm các địa chỉ được liệt kê vào cơ sở dữ liệu của họ và cùng ngày mọi người sử dụng dịch vụ của họ có khả năng nhìn thấy (trên blockchain) các quỹ tiền bị xử phạt và theo dõi chúng. Điều này trước đó chưa từng khả dụng cho các nhà điều tra.
Quy tắc hiện tại đã được soạn thảo với ý tưởng rằng việc chuyển tiền yêu cầu các trung gian và hướng dẫn dưới dạng tin nhắn cho phép xác định các bên.
Bây giờ, giá trị có thể được chuyển giao ngang hàng mà không cần sự can thiệp của các trung gian – ngân hàng đại lý, hệ thống thanh toán quốc tế, địa điểm thanh toán bù trừ khác.
Tất nhiên, chúng mang lại các quyền tự do, đôi khi không được kiểm soát (và không kiểm soát được), nhưng chúng cũng mang lại trách nhiệm – dưới hình thức minh bạch, trong trường hợp giao dịch tài chính có nghĩa là việc truy xuất nguồn gốc. Vì vậy, trong thế giới blockchain lý tưởng, bất kỳ ai cũng sẽ biết mọi người đang sở hữu những gì.
Tôi tin rằng chúng ta sẽ tìm thấy được giải pháp trong đó. Nếu chúng ta chứng minh rằng các biện pháp trừng phạt có thể được quản lý một cách hiệu quả thông qua theo dõi quỹ tiền thay vì áp dụng quy trình sàng lọc quá tải ở cả hai phía, chúng ta sẽ thành công.
Lusjfer
Tạp Chí Bitcoin/coindesk