Ngày 18 tháng 6, Facebook sẽ ra mắt white paper giới thiệu về đồng tiền ổn định Globacoin. Đồng coin này được thiết kế để sử dụng trong lĩnh vực thanh toán thông qua các nền tảng nhắn tin Whatsapp, Instagram và Facebook.
Sáng kiến này được cho là sẽ được ra mắt tại một chục quốc gia vào quý 1 năm 2020 và thật lòng mà nói, đây là một dự án rất tham vọng cho tập đoàn này.
Vấn đề về sự tin tưởng của Facebook
Trừ khi bạn chẳng hề quan tâm nếu không bạn có thể biết rằng tiền điện tử đã trải qua một năm rưỡi đầy khó khăn với hàng loạt vụ bê bối và hiệu suất thị trường yếu kém. Và nếu bạn là một người chẳng thèm quan tâm những tin tức thì có lẽ bạn cũng bỏ lỡ thông tin rằng Facebook đã bị khủng hoảng sau bê bối tiết lộ rằng gã khổng lồ truyền thông xã hội này cho phép Cambridge Analytica thu thập dữ liệu cá nhân của hàng triệu hồ sơ Facebook mà không có sự đồng ý của người dùng.
Sự khác biệt duy nhất là điều thứ hai có thể phòng ngừa được. Kể từ đó, công chúng tiếp tục gặp phải những vấn đề liên quan đến sự tin tưởng dành cho công ty này đến mức hashtag #DeleteFacebook đã xuất hiện trở lại vô số lần. Mặc dù chiến dịch quảng cáo của họ hứa hẹn mọi thứ sẽ thay đổi, nhưng niềm tin nói chung thì vẫn chưa được khôi phục.
Phổ cập tiền điện tử
Không giống như Facebook, cả các công ty tiền điện tử hoặc blockchain đều chưa thể thành công trong việc phổ cập tới mọi người. Mặc dù không gian này gần đây đã kỷ niệm 10 năm vào mùa thu năm ngoái nhưng mọi thứ đã chẳng được chú ý bàn luận cho đến năm 2017 khi Bitcoin chứng kiến giá trị tăng 2,000% từ ngày 01/01 đến ngày 16/12/2017.
Trong thời gian đó, Amazon, IBM và thậm chí Starbucks đã đưa ra các sáng kiến blockchain hoặc tiền điện tử. Ngay cả khi tiền điện tử chứng kiến sự lao dốc và thị trường gấu lớn trong năm 2018 – cùng với hàng loạt vụ hack và vụ bê bối – thì các nhà đầu tư tư nhân và nhà đầu tư tổ chức cùng các thương hiệu công nghệ kế thừa vẫn tiếp tục đầu tư mạnh vào công nghệ mới nổi này.
Quỹ quản lý tài sản kỹ thuật số Grayscale Investments đã công bố báo cáo đầu tư tài sản mã hóa giữa năm. Báo cáo cho thấy phần lớn dòng vốn cho tiền điện tử trong năm 2018 đều đến từ các nhà đầu tư tổ chức. Bất chấp bức tranh giảm giá không thể phủ nhận đối với thị trường tiền điện tử và một số vụ bê bối nhưng dữ liệu cho thấy tốc độ đầu tư đã tăng nhanh đến mức chưa từng thấy trước đó” – gần 248,4 triệu đô la, giai đoạn gây quỹ mạnh nhất trong 5 năm.
Điều này có thể ảnh hưởng như thế nào?
Rõ ràng là các nhà đầu tư vẫn đang đặt cược vào tiền điện tử. Điều không rõ ràng là liệu sự thâm nhập của Facebook vào không gian tiền điện tử có thực sự cải thiện nhận thức của công chúng về lĩnh vực này hay không khi danh tiếng của chính Facebook vẫn còn có nhiều lo ngại với các hoạt động dữ liệu kém. Tuy nhiên, tác động tiềm năng của việc chuyển dịch giá trị – nếu thành công – sẽ rất có ý nghĩa đối với công ty này và cả lĩnh vực tiền điện tử và thanh toán.
Đặt nó trong viễn cảnh, nếu Facebook chỉ sử dụng nền tảng WhatsApp để cho phép hơn 1,5 tỷ người dùng toàn cầu chuyển tiền thì nó có khả năng sẽ “ép buộc” tạo ra việc chấp nhận rộng rãi tiền điện tử hàng loạt hoặc ít nhất, tăng cường đáng kể sự tiếp xúc với không gian này.
Hãy nhớ rằng mặc dù người dùng đã lên án Facebook và nhiều người đã bắt đầu nghi ngờ về sự tồn tại của nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất Thung lũng Silicon – đáng chú ý nhất là Walt Mossberg – nhưng giá cổ phiếu của công ty vẫn cố gắng đóng cửa ở mức cao nhất mọi thời đại vào giữa tháng 7 năm 2018 bất chấp áp lực từ các nhà lập pháp sau vụ bê bối Cambridge Analytics.
Người ta có thể lập luận rằng công ty tiếp tục phát huy các tính năng phổ biến của đối thủ cạnh tranh và việc mua lại mang tính chiến lược mở ra cơ hội thị trường mới. Đương cử như WhatsApp là một trong những thương vụ mua lại có lợi nhất của Facebook cho đến nay. Tuy nhiên, có thể mục đích phát triển của việc mua lại là cung cấp cho Facebook chiếc vé bước vào thị trường tiền điện tử và tạo đột phát trong lĩnh vực giao dịch ngang hàng.
Quy định?
Sự tăng trưởng trong số lượng người dùng của Facebook đã chậm lại. Điều này đã buộc công ty phải tạo ra các luồng doanh thu mới dựa trên dữ liệu người dùng của họ hoặc sử dụng các nền tảng nhắn tin của mình để rồi mạo hiểm mắc lỗi bảo mật dữ liệu tương tự đằng sau vỏ bọc của hệ thống thanh toán ngang hàng dựa trên blockchain.
Sự gia nhập của Facebook vào tiền điện tử làm tăng mối lo ngại trong đó có vấn đề về rủi ro pháp lý tiềm ẩn. Lý do là vì tiếp theo đây thì stablecoin có thể sẽ nằm trong danh sách theo dõi của SEC, Song điều lo ngại lớn nhất đối với các nhà đầu tư và người dùng là nền tảng truyền thông xã hội ít đáng tin cậy nhất đang thử nghiệm để xây dựng trên một lĩnh vực mới nổi có các nguyên tắc đi ngược lại mọi thứ mà Facebook hiện đang thể hiện trong con mắt của những người dụng khinh miệt.
Tuy nhiên, về mặt tích cực, công ty đã yêu cầu Quốc hội đưa ra các quy định (ngay cả khi theo các điều khoản của Zuckerburg) theo bốn cách bao gồm quyền riêng tư và tính di động của dữ liệu. Đây không chỉ là một động thái đúng đắn mà còn là một động thái mà Quốc hội nên hành động sớm hơn, đặc biệt khi công ty này ngày càng tăng trưởng mạnh trong không gian thanh toán. Rủi ro là quá lớn và cộng đồng FinTech và tiền điện tử không nên là những người duy nhất theo dõi vấn đề này.
Nếu người dùng – dữ liệu của họ là nguồn thu nhập của công ty – không thể tin tưởng vào Facebook, tại sao họ lại tin tưởng nó với một hình thức tiền tệ mà họ chưa hề hiểu? Người ta nói rằng Facebook đã không hoàn thiện chiến lược của mình, nhưng có lẽ tốt nhất là họ nên tập trung vào việc xây dựng lại niềm tin trước khi sử dụng các nền tảng nhắn tin của mình để bước vào vào một hệ sinh thái “không có sự tin cậy” (trustless ecosystem).
- RBC Capital : Globalcoin là sáng kiến quan trọng nhất trong lịch sử của Facebook
- Spencer Bogart: Bitcoin sẽ được hưởng lợi từ Globalcoin của Facebook