Thật ra, chẳng có gì bí ẩn rằng đào bitcoin tiêu thụ một lượng năng lượng đặc biệt trên thực tế, nhiều hơn năng lượng cả đất nước New Zealand tiêu thụ.
Mức tiêu thụ năng lượng như vậy không chỉ là vấn đề đối với vấn đề biến đổi khí hậu hiện tại, mà còn đe dọa sự bền vững của toàn bộ nền kinh tế bitcoin (và tiền điện tử). Từ quan điểm kinh tế và môi trường, nếu việc khai thác bitcoin trở nên quá đắt đỏ, toàn bộ mạng lưới này sẽ thực sự khủng hoảng.
May mắn thay, các thợ đào Bitcoin đang dựa vào năng lượng tái tạo để giải quyết vấn đề trên.
Vào năm 2008, Satoshi Nakamoto giới thiệu Bitcoin như một hệ thống tiền điện tử tương tự, đã đặt nền móng cho 10 năm đổi mới tiếp theo trong tiền điện tử và công nghệ phân phối. Nếu không có bitcoin, chúng ta cũng sẽ không có ICO, STO, giao dịch tiền điện tử và CryptoKitties.
Lý do giải thích cho việc bitcoin mang tính cách mạng là vì, lần đầu tiên trong lịch sử internet, việc phụ thuộc vào các bên thứ ba (ngân hàng) để xác định các giao dịch giữa các thực thể đã bị loại bỏ.
Tại sao Bitcoin có vấn đề?
Bitcoin thường được so sánh với vàng, bởi vì, giống như kim loại quý, có một số lượng hạn chế bitcoin được tạo ra và để có được bitcoin đòi hỏi một lượng công việc đáng kể.
Do đó, thuật ngữ ‘Proof of Work’ (PoW), đề cập đến quá trình xác thực Bitcoin block, trong đó các thợ đào phải cạnh tranh để giải quyết một vấn đề toán học cực kỳ phức tạp. Đầu tiên là giải quyết việc thu bitcoin như phần thưởng cho việc thực hiện chức năng thiết yếu này cho mạng lưới.
Chi phí khai thác Bitcoin
Chừng nào khuyến khích kinh tế còn tồn tại, vẫn sẽ có rất nhiều thợ đào để duy trì mạng lưới. Nhưng mạng lưới này có thể gặp rắc rối nếu giá trị bitcoin giảm mạnh cùng lúc chi phí khai thác tăng.
Mặc dù giá trị bitcoin hiện đang tăng, nhưng giá trị này đã biến động so với tiền tệ fiat, tăng lên mức cao 20,000 đô la vào tháng 12 năm 2017, chỉ giảm xuống mức thấp nhất là 3.000 đô la vào tháng 12 năm 2018.
Giá bitcoin biến động làm tăng thêm chi phí khai thác, điều vốn đã tăng lên để phù hợp việc mở rộng mạng lưới (càng có nhiều thợ mỏ và càng có ít bitcoin, việc cạnh tranh càng khó khăn và càng cần nhiều công việc hơn để thu được bitcoin).
Một báo cáo gần đây của CoinShares cho thấy việc khai thác bitcoin tiêu thụ khoảng 4,7GW năng lượng mỗi giây, nhiều hơn khoảng 2,2TWh so với nước New Zealand. Sự so sánh này minh chứng mức độ của vấn đề tiêu thụ năng lượng Bitcoin (điều này không phải là vấn đề ‘cỏn con’).
Các PoW blockchain khác, chẳng hạn như Ethereum, mong muốn giải quyết vấn đề này bằng cách chuyển sang các hệ thống ‘Proof-of-Stake; (PoS); tuy nhiên, đã có tranh luận về việc liệu (PoS) có thực sự an toàn hay phi tập trung như (PoW), vấn đề đã gặp thách thức và tồn tại ngay từ lúc bắt đầu. Mặt khác, PoS, vẫn là một khái niệm rất mới.
Gần đây, CEO của CoinShares, Ryan Radloff, đã giải thích về lợi ích của bitcoin (BTC) so với các loại tiền điện tử khác, ông nói rằng ‘BTC là lớp cơ sở tốt hơn và linh hoạt hơn Ethereum’.
Nếu Radloff đúng trong ước tính của mình rằng bitcoin là ‘chén thánh’ và tất cả các ứng dụng khác được kích hoạt bởi công nghệ cơ bản, về cơ bản đều là [sản phẩm phụ] của một cơ sở tiền tệ thành công, thì sau đó, nó sẽ dựa vào mạng lưới Bitcoin để tìm ra cách duy trì chính nó, hoặc là toàn bộ ngành công nghiệp tiền điện tử có thể gặp nguy hiểm.
Đây là khi tầm quan trọng của năng lượng tái tạo được xem là một vấn đề cần lưu tâm.
Tái tạo để giải cứu
Báo cáo khai thác hai năm một lần của CoinShares cho thấy 74% năng lượng trên mạng lưới khai thác Bitcoin đến từ các nguồn năng lượng tái tạo, điều này ‘thúc đẩy việc đào bitcoin nhiều hơn so với hầu hết các ngành công nghiệp quy mô lớn khác trên thế giới’.
Bằng cách nắm bắt lấy năng lượng tái tạo, điều sẽ làm giảm tác động đến môi trường, đồng thời, cải thiện khả năng phát triển kinh tế của mạng lưới Bitcoin nói chung, vì hiện nay, nhiều nguồn năng lượng tái tạo đã có giá cả phải chăng hơn.
Năng lượng từ thủy điện cung cấp nguồn năng lượng tái tạo chính cho các thợ đào, đặc biệt là ở Tây Nam Trung Quốc, Caucasus, Scandinavia và Tây Bắc Thái Bình Dương. Theo nghiên cứu, năng lượng gió đứng thứ hai, và các công ty đào bitcoin dựa vào năng lượng mặt trời vẫn còn tương đối hiếm.
Một cơ hội cho các khu vực có nhiều nhà máy thủy điện, gió và ánh sáng mặt trời để tận dụng các nguồn năng lượng này như một lợi thế. Ví dụ, một số công ty đào Bitcoin đang tìm cách xây dựng cơ sở ở các quốc gia châu Phi khác nhau, nơi trước đây có giá điện quá cao khiến việc ‘đào’ không thể xảy ra . Các công trình sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió có thể thay đổi điều đó.
Đối với bất kỳ hoạt động nào phụ thuộc vào điện giá rẻ trong giờ cao điểm, có nguy cơ bị Ủy ban Dịch vụ Công cộng (PUC) hủy hợp đồng và đưa hoạt động đó ra khỏi hoạt động kinh doanh. Rủi ro này khẳng định tầm quan trọng của việc ‘tự túc’ điện vào giờ cao điểm, điều có thể đạt được khi sử dụng lượng mặt trời. Năng lượng mặt trời đặc biệt khả thi ở các khu vực như Nam California, nơi có điều kiện lý tưởng để tối đa hóa sản xuất điện.
Cái nhìn tổng quan cho ngành công nghiệp tiền điện tử
Bằng cách nắm bắt lấy năng lượng tái tạo, các công ty khai thác bitcoin sẽ tạo ra con đường hướng tới một nền kinh tế tiền điện tử bền vững hơn. Nếu các công ty khai thác bitcoin thực sự có cơ hội chuẩn bị cho các tác động của biến đổi khí hậu, hãy hy vọng các ngành công nghiệp khác cũng sẽ tiếp bước họ.
- Tiền điện tử sẽ trở nên khó hack hơn sau khi Binance chia sẻ dữ liệu
- Các kế hoạch IPO của Bitmain báo hiệu sự kết thúc của mùa đông tiền điện tử