Khi Facebook thông báo sẽ ra mắt thương hiệu tiền điện tử Libra của riêng mình thì nhiều người nói vui rằng con mèo bị đẩy vào giữa đàn chim bồ câu. Sự kiện này hứa hẹn sẽ làm rung chuyển thế giới tiền điện tử và kéo Libra vào xu hướng tài chính chủ đạo.
Có nhiều quan điểm xoay quanh đổi mới của Facebook. Một số người tìm thấy lối thoát khỏi sự kìm kẹp của các ngân hàng nhưng những người khác lại thấy mối đe dọa đối với vai trò của chính phủ trung ương trong quy định tiền tệ. Số còn lại cho rằng đó là cơ hội giải thoát cho đa số những người không có tài khoản ngân hàng trên thế giới.
Hợp tác với Mastercard, Paypal, Visa, Spotify và các công ty khác, Facebook dự định sẽ móc nối đồng tiền điện tử dựa trên blockchain của mình với hàng loạt các loại tiền fiat (ví dụ: đô la Mỹ và Euro) để tránh biến động đáng lo ngại từ các đối thủ, đặc biệt là Bitcoin. Với phạm vi phủ sóng toàn cầu khổng lồ của Facebook (2,4 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn thế giới), ảnh hưởng tiềm năng của một chương trình tiền điện tử thành công như vậy thực sự đáng kinh ngạc.
Bất kể điều gì xảy đến với Facebook thì nhiều người vẫn cho rằng nên nhanh chóng đưa ra các quy định điều chỉnh tiền điện từ ngay từ bây giờ. Khi tiền điện tử đã dần tạo được vị trí vững chắc như hiện nay thì việc thiếu bất kỳ quy định hợp lý nào là không thể chấp nhận được.
Các cơ quan lập pháp cũng đang rất cố gắng để thực hiện điều này. Gần như cùng lúc với thông báo của Facebook, Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) đã ban hành một số “Nguyên tắc về tiền điện tử” cơ bản. Đây là một tổ chức toàn cầu có sự hậu thuẫn của các nước G7. Mặc dù nhiệm vụ chính của tổ chức này là chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, nhưng nó đã tập trung vào việc hoạch định chính sách của mình để có thể ‘chống chọi’ trước các tác động mạnh mẽ hơn của thị trường tiền điện tử trị giá 300 tỷ USD.
FATF có ý tưởng các nhà cung cấp dịch vụ phải đăng ký hoặc được cấp phép hoạt động và phải chịu sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền quốc gia. Đáng chú ý, điều này có nghĩa là các quốc gia thành viên sẽ không được phép dựa vào phương pháp tự kiểm soát để thực hiện các chức năng đó.
FATF khuyến nghị các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc như tịch thu, đóng băng tài sản và chịu trách nhiệm hình sự nếu không tuân thủ các quy định chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Theo đó, “các nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo” (không chỉ là nhà phát hành tiền điện tử, mà cả các cơ quan hoặc nền tảng tạo điều kiện trao đổi tài sản ảo và tiền fiat) được đối xử như bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ thật nào khác (như ngân hàng và cơ quan tài chính tương tự).
Như vậy, các nhà cung cấp phải được cấp phép, duy trì khách hàng bằng sự siêng năng, lưu giữ hồ sơ đầy đủ, báo cáo các giao dịch đáng ngờ, đảm bảo bảo vệ dữ liệu, tôn trọng các quy tắc bảo mật và sàng lọc tất cả các giao dịch nhằm đảm bảo tuân thủ các biện pháp trừng phạt tài chính.
Do đó, quan trọng là khung quy định chung hiện áp dụng cho các tổ chức tài chính truyền thống nên được nâng cấp bằng cách sửa đổi cho phù hợp với sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực tiền điện tử. Thật vậy, thậm chí có thể áp đặt các tiêu chuẩn giám sát và kiểm tra chặt chẽ hơn cho người chơi.
Tất nhiên những người đam mê tiền điện tử không thích điều này. Thay vì là một giải pháp thay thế cho ngành tài chính và ngân hàng hiện tại thì tiền điện tử sẽ được gộp chung với chúng. Quan trọng hơn, họ sẽ phải chịu sự kiểm soát và kìm kẹp của pháp luật. Đối với các nhà phê bình, quy định như vậy lẽ ra phải được thực hiện từ rất lâu rồi.
Tuy nhiên, ngoài chi phí cao để thực hiện thì quy định có phần không khả thi. Công nghệ blockchain cơ bản của tiền điện tử được thiết kế đặc biệt để sử dụng theo cách giả mạo – ẩn danh. Nó không tương thích với nhu cầu định hướng nhận dạng và hiểu về khách hàng như ngành tài chính ngân hàng thông thường.
Một số người nhấn mạnh rằng việc thực thi các quy định của FATF sẽ phản tác dụng. Người chơi tiền điện tử và người kích hoạt sẽ rời khỏi nền tảng và tiếp tục ‘chơi’ ngầm để tránh sự điều chỉnh của các quy định. Một nhà phê bình đã phàn nàn tất cả sẽ là “một việc làm vô ích”.
Phần lớn trách nhiệm cho sự kiện lần này nằm ở chính thị trường tiền điện tử. Nó đã đi ngược lại với tất cả các quy định thay vì thực hiện các biện pháp bảo mật của riêng mình. Nếu điều này được thực hiện thì FATF đã không tính đến các biện pháp hà khắc và có thể giết chết tiền điện tử.
Facebook (và những đối tượng khác) có thể phát hiện rằng mặc dù vẫn thực hiện những nỗ lực nửa vời chống lại sự kiểm soát tập trung của chính phủ nhưng những ngày tháng làm giàu từ tiền điện tử đang ở phía sau chúng ta. Một lần nữa, hãy nhìn xem Big Tech đã đi được bao xa và tăng tốc như thế nào trong thập kỷ qua. Bình minh của kỷ nguyên tiền điện tử mới và rộng mở hơn có thể rất gần.
- Phó Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản nói Libra phải phải tuân thủ các quy định về rửa tiền và quản lý rủi ro
- Nga sẽ không cấm Libra của Facebook đồng thời hé lộ khả năng đưa ra những quy định đầy đủ cho tiền điện tử
Thùy Trang
Tạp Chí Bitcoin | Thestar