Trung Quốc tự xem mình là trung tâm blockchain và hiện đang dẫn đầu trong việc sử dụng công nghệ mới nổi này. Đây là quốc gia có số lượng nộp bằng sáng chế blockchain cao nhất trên toàn cầu.
Theo dữ liệu của InWara, trong số 583 dịch vụ gọi vốn bằng token được tung ra vào 6 tháng đầu năm 2019, những người gốc Hoa đã huy động được nhiều vốn nhất. Cho đến nay, các dự án của Trung Quốc đã huy động được 1,18 tỷ đô. Quả thực là một con số đáng kinh ngạc, chiếm 33.2% số tiền được huy động từ việc bán token trong năm 2019. Nhiều người khá ngạc nhiên vì điều này. Bởi lẽ, chính phủ Trung Quốc nổi tiếng là quốc gia không mấy thiện cảm với tiền điện tử.
IEO Trung Quốc tăng 1 tỷ đô
Năm nay, các startup blockchain đã huy động được 2.26 tỷ đô tài trợ mạo hiểm. Trong quý đầu tiên, các dự án đã huy động được 560 triệu đô. Tuy nhiên, trong quý hai, lượng tiền huy động tăng hơn gấp ba lần số tiền của quý một, đạt mức 1.7 tỷ đô. Dữ liệu cho thấy Hoa Kỳ có nhiều token được bán ra nhất (66 token).
Tiếp theo là Singapore, một môi trường thân thiện với tiền điện tử có doanh số 52 token. Trung Quốc đã có 30 token mặc dù tăng lượng tiền mặt đáng kể nhất. Trong số doanh số token, 69% là ICOS, 21% là IEO và 10% là STO. Tiền tài trợ dựa trên token dù sao cũng đã bị ảnh hưởng lớn từ lần sụp đổ thị trường ICO. Vốn huy động ít hơn 46% do số ICO đã giảm 74% so với năm 2018.
Ngược lại, tỷ lệ IEO đang tăng lên, tăng 6,000% với 123 dự án. Các dự án đã huy động được 1.63 tỷ đô và con số khổng lồ này dự kiến vẫn tiếp tục tăng khi ICO tiếp tục giảm. Sự thống trị của Trung Quốc về tài trợ token chủ yếu nhờ vào LEO của Bitfinex (LEO là IEO tháng 5/2019), đồng coin này đã huy động được 1 tỷ đô. Lượng huy động kế tiếp là 320 triệu đô. Các dự án 66 token có trụ sở tại Hoa Kỳ đã huy động được 255 triệu đô, chiếm 7.6% tổng số vốn huy động trên toàn cầu. Singapore đã huy động được 232 triệu đô.
Hỗ trợ các nhà phát triển blockchain
Chính phủ Trung Quốc đặc biệt bị thu hút bởi tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí của blockchain. Ví dụ, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hay còn gọi là ngân hàng trung ương Trung Quốc đang làm việc trên một nền tảng tài chính và thương mại dựa trên blockchain. Thực tế, Trung Quốc có các hộp cát blockchain giúp thúc đẩy sự phát triển của công nghệ. Ví dụ, hộp cát Hải Nam có các ‘vườn ươm’ do chính phủ tài trợ hỗ trợ trực tiếp các startup và trader về thỏa thuận độc quyền, viện trợ và các đặc quyền khác.
Hoa Kỳ này có Kế hoạch hành động quốc gia về Blockchain, kêu gọi “cách tiếp cận toàn diện, phối hợp, phát triển để thúc đẩy công nghệ blockchain ở Hoa Kỳ”. Tuy vậy, kế hoạch của Phòng Thương mại Kỹ thuật số vẫn chưa thiết lập bất kỳ chiến lược nào của chính phủ cho blockchain.
Trong khi đó, Trung Quốc lại là người tiên phong. Luật sư Lin Pang của Công ty luật DLA Piper cho rằng Trung Quốc:
“Khuyến khích cải tiến và sáng tạo bằng cách cung cấp các tài nguyên, bao gồm cả vườn ươm. Đối với các công ty nước ngoài, họ muốn đảm bảo các công ty này làm việc với các công ty địa phương và đóng góp cho nền kinh tế của Trung Quốc”.
Các nhà phát triển blockchain Trung Quốc cũng có thời gian phá vỡ các hệ thống cũ dễ dàng hơn nhiều so với các đồng nghiệp của họ ở Hoa Kỳ. Ví dụ, những người đương nhiệm trong các dịch vụ tài chính ở Hoa Kỳ cố thủ, lão làng và có các quy định bảo vệ. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, cơ hội ‘gây rối’ rất nhiều và chính phủ ủng hộ nỗ lực của họ.
- Libra: Mối đe dọa tiềm tàng với chính quyền Trung Quốc, buộc họ phải tự sáng chế ra “coin quốc dân” cho riêng mình
- SEC lần đầu tiên chấp thuận bán token theo Quy định A + cho công ty Blockstack
Thùy Trang
Tạp Chí Bitcoin | Ethereumworldnews