Trang chủ Tạp chí Cuộc chiến vĩ đại với Libra Coin sắp diễn ra

Cuộc chiến vĩ đại với Libra Coin sắp diễn ra

Các nhà lập pháp Washington đã tỏ ra chậm chạp trong việc đưa ra một quan điểm mạch lạc, có hiểu biết về tiền điện tử. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính vào tuần trước về dự án Libra đầy tham vọng của Facebook.

Song chúng ta sẽ không bàn luận chi tiết về việc Nghị sĩ Maxine Waters kêu gọi Facebook cần tạm dừng kế hoạch Libra cho đến khi Quốc hội và các cơ quan quản lý có cơ hội xem xét đầy đủ mọi khía cạnh và có những hành động phù hợp. Luận điểm quan trọng để các nhà lập pháp có thể đưa ra yêu cầu như vậy là vì dự án này không hoàn toàn phân quyền.

Không giống như bitcoin, các đại diện tại Quốc hội có thể trực tiếp xác định và nói chuyện với những người phụ trách dự án Libra. Họ có thể triệu tập những người đứng đầu dự án ra tòa và từ đó tạo ra nhiều áp lực. Họ có thể bắt đầu với David Marcus, người đứng đầu công ty con Calibra và sau cùng là Facebook.

Bây giờ, hãy tưởng tượng một nhà lãnh đạo Quốc hội kêu gọi ngừng phát triển Bitcoin. Họ sẽ gây áp lực lên ai đây để có thể kết thúc một dự án nguồn mở có sự tham gia của hàng triệu nhà phát triển, thợ mỏ và người dùng trên toàn cầu?

Sự khác biệt này – giữa một dự án với một nhân vật duy nhất, có thẩm quyền, có thể nhận dạng được và một dự án khác có quyền quản trị được phân tán và với một người sáng lập chưa bao giờ tiết lộ danh tính của mình – tạo ra một chỉ trích lớn rằng sáng kiến ​​của gã khổng lồ truyền thông xã hội không chống lại được kiểm duyệt.

Các nhà quản lý và nhà hoạch định chính sách có thể dựa vào đặc tính này để yêu cầu thực hiện các thay đổi. Và khi mô hình đồng thuận blockchain dựa trên tư cách thành viên được phép giống như trong một câu lạc bộ thì sẽ luôn có thể có những nỗ lực phối hợp để thay đổi hoặc kiểm duyệt. Và nếu sổ cái hoặc phần mềm của nó có thể bị thay đổi bởi áp lực này thì nền tảng Libra không thể hứa hẹn vô điều kiện để hỗ trợ việc truy cập mở, không giới hạn cho người dùng và không thể đảm bảo môi trường đổi mới “không cần cho phép” (permissionless) cho các nhà phát triển.

Rõ ràng rằng: Các nhà thiết kế của Libra đã suy nghĩ sâu sắc về cách bảo vệ dự án của họ khỏi chính Facebook, cả về ý nghĩa thực sự và nhận thức của công chúng. Trong cam kết phân cấp, nhóm đã đặt mã theo giấy phép nguồn mở, trao quyền quản trị mạng cho một nền tảng riêng ở Thụy Sĩ, đưa 27 đối tác bên ngoài làm việc cùng với Facebook dưới dạng các node độc lập, được phép trong mạng và cam kết sẽ chuyển sang một mô hình mở theo thời gian. Có một cấu trúc và lộ trình để Libra phát triển và tồn tại bất kể nguồn gốc của nó là một dự án của Facebook.

Tất cả đều ổn. Nhưng chúng ta vẫn đang ở giai đoạn phát sinh, một giai đoạn đã và sẽ xoay quanh tính trung tâm của một công ty đặc biệt lớn mạnh.

Vấn đề văn hóa

Mã nguồn quan trọng nhất của giao thức Libra hiện có nguồn mở, nhưng nó đã được hình thành và tạo ra trong Facebook. Vì vậy, cho dù các nhà quản lý dự án và lập trình viên có phản bác hay không thì văn hóa của tổ chức đó vốn sẽ ăn nhập vào các ưu tiên thiết kế của Libra.

Điều mà ai cũng rõ là những tin tức lùm xùm gần đây đã tiết lộ văn hóa doanh nghiệp của Facebook rất tệ. Mô hình chủ nghĩa tư bản giám sát của công ty đã biến người dùng thành những con tốt trong một trò chơi thao túng dữ liệu toàn cầu. Điều này gây tổn hại lớn và làm suy yếu sâu sắc nền dân chủ của chúng ta.

Đây chính là lý do rõ ràng cho việc tại sao mọi người, bao gồm các nhà lập pháp đã cảnh báo rằng Facebook có thể đang trên đà tạo ra một mô hình quốc tế mới về tiền và thanh toán. Dù đúng hay sai thì đây cũng sẽ là một “công cụ trục lợi” c.ho gã khổng lồ này

Giáo sư Kevin Werbach của trường đại học Wharton đã lập luận trên tờ New York Times tuần này rằng Libra của Facebook là một nỗ lực táo bạo để lấy lại niềm tin của công chúng bằng cách tận dụng trách nhiệm giải trình gắn chặt vào công nghệ blockchain. Nhưng ở giai đoạn phát triển của dự án, chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài tin tưởng vào Facebook. Sự ngờ vực ban đầu có thể dễ dàng trở thành rào cản lớn đối với tiến trình của dự án.

Chúng ta nên ủng hộ Libra chứ không phải Facebook

Bất chấp tất cả những điều trên, tôi thực sự muốn Libra thành công.

Đội ngũ của Libra đã đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ tài chính cho 2 tỷ người lớn trên toàn thế giới bao gồm cả những người không có tài khoản ngân hàng. Đó là một mục tiêu lớn và họ đang thực hiện theo một cách thông minh – từ một quan điểm về một đồng tiền quốc tế, xuyên biên giới, liên tiền tệ.

Bitcoin đã thất bại trong việc thực hiện theo hứa hẹn của những người ủng hộ nó về một giải pháp tài chính toàn diện. Tác động của Bitcoin và các loại tiền điện tử khác đối với thị trường kiều hối toàn cầu trị giá 800 tỷ USD là rất nhỏ

Chắc chắn, sự chấp nhận có thể tăng lên nếu Lightning Network ngoài chuỗi thực hiện đúng lời hứa về việc sẽ cho phép xử lý giao dịch quy mô lớn hơn, nếu các dự án stablecoin giải quyết vấn đề biến động của bitcoin và nếu các giải pháp mã hóa mới có thể cải thiện cả bảo mật và trải nghiệm người dùng với ví tiền điện tử. Nhưng những giải pháp này sẽ cần thời gian. Chúng ta cần phải hành động ngay.

Cuối cùng, chưa rõ liệu thanh toán cá nhân toàn cầu có trở thành trường hợp sử dụng khả thi cho bitcoin hay không. Lý do có lẽ vì có quá nhiều nhà đầu cơ đang HODL so với số lượng những người chi tiêu. Và, tất nhiên, chưa có loại tiền điện tử tập trung nào khác vào khả năng thanh toán đủ lớn để tác động đến thị trường chuyển tiền.

Vì vậy, có lẽ công thức cho việc mở rộng toàn cầu trong thanh toán nằm ở một stablecoin  quốc tế, xuyên biên giới, biến động thấp được hỗ trợ bởi một rổ tiền tệ fiat hàng đầu và được phát triển với nguồn lực lập trình và tiếp thị đáng gờm của 28 gã khổng lồ công nghệ và tài chính. Ngoài ra, khi bạn kết hợp số lượng người dùng của Facebook, Instagram và WhatsApp lại thì số lượng ví tiềm năng lên tới con số 4 tỷ. Hiệu ứng mạng lưới toàn cầu sẽ ngay lập tức đạt được.

Tất cả những thứ khác đều tốt nếu bây giờ chúng ta bỏ qua vấn đề về nguồn gốc của Libra khi nó bắt nguồn Facebook. Người ta cũng có thể lập luận rằng một mạng lưới hợp tác và được phép là cách tiếp cận tốt nhất cho blockchain Libra thay vì mở hoàn toàn và không cần cho phép như bitcoin hoặc ethereum. Cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ để có thể sớm đạt được sự quan tâm trên quy mô toàn cầu. Việc phát triển phần mềm, nỗ lực tiếp thị và tiếp cận chính sách công đòi hỏi các nguồn lực quan trọng của công ty phải được triển khai theo cách thức phối hợp, nhắm mục tiêu mà các cộng đồng blockchain nguồn mở khó long mà đạt được. Những mạng lưới tập quyền có thể đem lại những lợi thế đầy hiệu quả.

Theo thời gian, khi dự án phát triển, Libra được dự kiến sẽ mở rộng sự hợp tác. Điều đó có thể làm giảm hiệu quả điều phối, nhưng trong một sự đánh đổi tập trung so với phi tập trung hóa cổ điển, việc bổ sung các thành viên mới – các NGO, một số ngân hàng, một liên minh công nhân và một số quỹ hưu trí công cộng – sẽ đạt được sự đa dạng cao hơn và khả năng thông đồng thấp hơn. Nó không hoàn hảo nhưng quá trình chuyển đổi theo thời gian đưa mọi thứ đến gần hơn với sự kháng cự kiểm duyệt tại một thời điểm trong tương lai khi dự án đạt được sự phổ biến (nếu thành công).

Điều này có ý nghĩa gì đối với bitcoin và tiền điện tử

Bên cạnh đó, tôi cũng tin rằng thành công của Libra sẽ có lợi cho bitcoin – và hành động giá của tuần trước cho thấy thị trường cũng thấy như vậy.

Đây là lý do: Hiện tại, một đề xuất có giá trị đối với bitcoin là nó sẽ trở thành một phương tiện phòng ngừa rủi ro kỹ thuật số, cập nhật hơn so với vàng khi mọi người cần bảo tồn giá trị trong bối cảnh rủi ro chính trị và rủi ro thể chế. Lập luận đó có thể được nâng cao nếu Libra thành công trong việc chuyển đổi hàng tỷ người dùng sang sử dụng ví thanh toán kỹ thuật số. Việc này sẽ cho thấy sức mạnh của tiền kỹ thuật số dựa trên blockchain như con đường của tương lai. Đồng thời, do nguồn gốc là một hệ thống được phép do Facebook khởi xướng, Libra sẽ không thể chống lại rủi ro chính trị và kiểm duyệt. Đối với nhiều người thì khi đó Bitcoin, còn gọi là vàng kỹ thuật số, sẽ trở thành sự thay thế rõ ràng.

Tuy nhiên, token Libra được hỗ trợ bằng tiền tệ là đối thủ cạnh tranh thực sự với các loại tiền điện tử được hỗ trợ dự trữ khác, chẳng hạn như USDC, do liên minh CENTER, ban đầu được hình thành bởi Circle và Coinbase, GUSD, stablecoin của Gemini và PAX từ Paxos .

Nhưng chúng ta có thể tưởng tượng các sự kiện có lợi cho sau này. Các nước đang phát triển chẳng hạn như Ấn Độ. Họ có thể trở nên thù địch với một loại tiền tệ mới đang lưu hành, hút nhu cầu ra khỏi đồng nội tệ của họ, nhưng họ sẽ chấp nhận đồng đô la kỹ thuật số hơn vì đồng bạc xanh đã lưu hành trong nền kinh tế của họ. Người dùng, cũng có thể hạnh phúc hơn khi nắm giữ các token được gắn với các loại tiền tệ có chủ quyền duy nhất thay vì trong một giỏ tiền tệ khó đo lường. Và nếu những lo ngại về kiểm soát tập trung làm suy yếu niềm tin vào Libra hoặc hạn chế sự đổi mới, thì việc các token này được xây dựng trên các blockchain thực sự mở (permissionless) có thể khiến chúng hấp dẫn hơn (ngay cả khi bạn vẫn phải tin tưởng người giữ dự trữ để đảm bảo sự ổn định về giá).

Bất cứ điều gì xảy ra, thế giới của dòng tiền là vô cùng lớn. Chỉ riêng giao dịch ngoại hối đã có tới 6 nghìn tỷ đô la một ngày. Điều đó cho phép có đủ không gian cho các mô hình khác nhau, thị hiếu khác nhau và các hệ thống tin cậy khác nhau để phối hợp trong việc trao đổi giá trị kỹ thuật số.

Giữ vững các ưu tiên

Rủi ro lớn hơn không phải là việc Libra thành công và làm giàu cho Mark Zuckerberg nhiều hơn mà là cả Libra và một trong những đối thủ cạnh tranh của nó không thể thành công trong việc phá vỡ các rào cản đối với sự tham gia kinh tế. “Loại trừ tài chính” (financial exclusion) gây ra nghèo đói, từ đó gây ra khủng bố và chiến tranh.

Và nếu chúng ta cho rằng công nghệ, nếu nó chưa sẵn sàng, cuối cùng sẽ đến đó, thì mối đe dọa lớn nhất là từ một sai lầm chính sách.

Nội dung trong cả hai tuyên bố của Waters và của các nhà lập pháp châu Âu là hệ thống giao dịch tư nhân này không thể được phép thay thế tiền tệ quốc gia. Đó không phải là những gì Libra dự định, nhưng nhận thức rằng nó đang làm suy yếu chủ quyền của các quốc gia về tiền bạc có thể gây ra nỗi sợ hãi và dẫn đến lệnh cấm Libra. Và nếu điều đó xảy ra, nó sẽ đặt ra một tiền lệ xấu cho các ý tưởng cạnh tranh khác, cho dù đó là USDC, GUSD, PAX hay DAI hay thứ gì khác.

Khả năng thúc đẩy tài chính toàn diện của các dự án cũng có thể bị ảnh hưởng xấu bởi Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính (FATF) khi họ đưa ra quy tắc mới để giao dịch tiền điện tử. Nếu được phê chuẩn bởi đủ các quốc gia, việc đó có thể ngăn chặn dòng tiền tự do đổ vào thị trường tiền điện tử. Nói cách khác, nó có thể tạo ra một rào cản thực sự đối với giấc mơ tài chính toàn diện của Libra và mọi dự án khác.

Tóm lại: đội ngũ của Libra có công việc cần hoàn thành. Các đại diện của dự án phải đối mặt với thực tế rằng ít nhất hiện tại thì các cơ quan quản lý vẫn sẽ sử dụng nhiều cách khác để chống lại họ.

Tất cả chúng ta nên chúc dự án Libra thành công trong việc cố gắng thuyết phục các nhà hoạch định chính sách rằng một hệ thống mở cho các giao dịch tài chính toàn cầu là quan trọng. (Điều đáng khích lệ là Ngân hàng Anh đang có quan điểm cởi mở khi họ đề xuất rằng các công ty công nghệ như Libra được phép truy cập tiền trực tiếp từ các ngân hàng trung ương).

Nhưng chúng ta cũng cần phải cảnh giác với sức mạnh của công ty này khi họ có thể dễ dàng chuyển đổi dự án quan trọng này thành một thứ gì đó “xấu xa” hơn. Lịch sử của Facebook là một lời nhắc nhở về những rủi ro chúng ta có thể gặp phải.

Tôi ước nó rằng một công ty khác đang vận hành dự án nà bây giờ. Nhưng vì không phải như vậy nên tất cả chúng ta càng cần quan tâm trực tiếp đến dự án này nhiều hơn.

Chúng tôi phải yêu cầu các đại diện cung cấp sự giám sát rõ ràng, thấu đáo để tính toán và kiềm chế quyền lực độc quyền của họ. Nhưng chúng ta cũng nên mong đợi sẽ có những quy định thông minh, cởi mở để khuyến khích các công ty cạnh tranh và đổi mới trong một hệ thống mở và tạo ra cơ hội cho mọi người trên hành tinh này.

Tác giả: Michael J. Casey , ông là chủ tịch hội đồng tư vấn của CoinDesk và là cố vấn cấp cao trong mảng nghiên cứu blockchain tại Digital Currency Initiative của MIT.

Lusjfer

Tạp Chí Bitcoin | Coindesk

MỚI CẬP NHẬT

Thái Lan tịch thu 996 giàn khai thác Bitcoin

Chính quyền Thái Lan vừa tịch thu 996 giàn khai thác Bitcoin (BTC) tại tỉnh Chon Buri, cáo buộc các đối tượng điều hành...

Backpack Exchange và FTX tranh cãi về quyền sở hữu FTX EU

Vào ngày 8 tháng 1, sàn giao dịch Backpack Exchange đã chính thức bác bỏ các cáo buộc từ FTX Recovery Trust liên quan...
Bộ Tài chính Anh làm rõ rằng việc stake tiền điện tử không phải là một chương trình đầu tư tập thể

Bộ Tài chính Anh làm rõ staking tiền điện tử không phải là chương...

Bộ Tài chính Vương quốc Anh vừa ban hành sửa đổi quan trọng nhằm làm rõ rằng hoạt động staking tiền điện tử –...

CleanSpark vượt mốc 10.000 BTC, trở thành công ty sở hữu Bitcoin lớn thứ...

CleanSpark, công ty khai thác Bitcoin hàng đầu, vừa thông báo rằng họ đã vượt mốc 10.000 BTC trong kho dự trữ của mình,...
bitcoin

Cynthia Lummis chuẩn bị lãnh đạo tiểu ban tài sản kỹ thuật số mới...

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Cynthia Lummis, một người ủng hộ mạnh mẽ tiền điện tử, sẽ đảm nhận vai trò lãnh đạo Tiểu...

Số lượng cố vấn tài chính đầu tư vào tiền điện tử tăng gấp...

Vào năm ngoái, khi khối lượng giao dịch của các quỹ ETF Bitcoin giao ngay đạt mức cao kỷ lục, số lượng các cố...
spx-giam-gia

Giá SPX6900 (SPX) giảm mạnh sau khi hình thành ATH, điều gì tiếp theo?

Giá SPX6900 (SPX) đã trải qua những biến động mạnh, tăng 25% trong bảy ngày qua nhưng giảm 15% trong vòng 24 giờ qua,...

Fetch.ai ra mắt chương trình tăng tốc 10 triệu đô la cho các startup...

Fetch.ai, công ty trí tuệ nhân tạo tiền điện tử được xây dựng trên nền tảng Cosmos, vừa công bố một chương trình tăng...

Sol Strategies huy động 19 triệu đô la để mở rộng đầu tư vào...

Sol Strategies đang huy động 27,5 triệu đô la Canada (khoảng 19 triệu đô la Mỹ) thông qua hình thức tài trợ nợ để...

Chính quyền Nga bắt đầu thanh lý 96,6 triệu đô la Bitcoin trong vụ...

Các chấp hành viên Nga hiện đang tiến hành thanh lý hơn 1.032 Bitcoin, trị giá khoảng 96,6 triệu USD với giá BTC là...
bnb-suy-yeu

BNB khẳng định sức mạnh giữa bối cảnh thị trường suy yếu

BNB đang cố gắng bứt phá mức kháng cự $741, một rào cản quan trọng trong việc đạt tới mức cao nhất mọi thời...

Phantom bị chỉ trích với cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về...

Phantom, nhà cung cấp ví tiền điện tử đa chain nổi tiếng, đã phải đối mặt với làn sóng chỉ trích sau khi một...

XRP hướng đến “bứt phá mạnh” vượt 2,9 USD khi tâm lý thị trường...

Giá XRP hiện giao dịch ở mức 2,28 USD, phản ánh sự điều chỉnh chung của thị trường tiền mã hóa. Mặc dù giảm...
sol-giamg-gia

Giá Solana (SOL) giảm xuống dưới $190 mặc dù có sự tích lũy của...

Giá Solana (SOL) giảm mạnh, mất gần 11% trong bảy ngày qua sau khi không thể vượt qua mức kháng cự $220. Sau cú...

Giá Coin hôm nay 10/01: Bitcoin trượt về sát $91.000, altcoin và Phố Wall...

Bitcoin tiếp tục trượt dài về sát $91.000 trong ngày hôm qua, ghi nhận ngày giảm điểm thứ 3 liên tiếp. Chứng khoán Mỹ Hợp đồng...

Aptos hợp tác với Chainlink để nâng cao phát triển dApp trên blockchain

Aptos vừa công bố tích hợp Chainlink Data Feeds nhằm cung cấp dữ liệu ngoài chuỗi đáng tin cậy, giúp các nhà phát triển tối...