10 năm kể từ khi cuộc Đại suy thoái làm chao đảo thế giới, Bitcoin đã và đang trải qua những biến động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Và theo nhận định của các nhà đầu tư lẫn chuyên gia phân tích, điều này sẽ có lợi đối với tài sản kỹ thuật số có tính phi tán, giới hạn như BTC.
BTC sẽ hưởng lợi từ chiến tranh tiền tệ
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã khơi mào cuộc thương chiến bằng việc áp đặt thuế quan lẫn nhau, dẫn đến tình trạng hỗn loạn trên thị trường chứng khoán lẫn gía trị tiền tệ.
Vượt lên tất cả, BTC đang cố gắng duy trì sự ổn định của mình. Theo báo cáo trước đó của Tạp Chí Bitcoin, BTC đã tăng 100% kể từ phiên giao dịch tháng Năm vừa qua. Cũng trong thời gian này, nhóm tài sản bình quân mà Nhà đầu tư Grayscale đã phân tích giảm 0,5%.
Theo nhà đầu tư và bull crypto nội bộ Brian Kelly đã phát biểu tại “Fast Money” của NBC rằng chỉ ra tiềm năng lâu dài của BTC, vào thứ hai vừa qua.
Cụ thể, giám đốc điều hành của BKCM khẳng định rằng các nhà đầu tư lẫn vốn điều động vĩ mô đang cân nhắc sử dụng BTC, nhằm tránh rủi ro trước cuộc suy thoái tiền tệ.
Điều thú vị nằm ở chỗ, khi lập biểu đồ về tình trạng suy thoái tiền tệ, họ thấy rằng đồng Peso của Argentina đang giảm vào khoàng 20%. Raul Pal, cựu giám đốc của quỹ phòng hộ Goldman Sachs cho rằng đây mới chỉ là bề nổi của tảng băng.
Lần bull BTC cho thấy Fed Broad Trade Weighted Dollar Index khi biểu thị hiệu suất đồng USD đã lần đầu tiên vượt mức 130. Đồng thời, Asia Dollar cụng cho thấy tiền tệ của khu vực này đang ở mức “sát miệng hố” và có nguy cơ giảm hơn 20% nếu mô hình head-and-shoulder không thể trụ vững.
Đó là chưa kể cuộc thương chiến Mỹ-Trung đang leo thang khi cả hai nước đang cố gắng phá giá tiền tệ của chính họ.
Nếu cuộc suy thoái diễn ra, giá BTC nên được đẩy lên, theo quan điểm của Kelly, Paul và đồng nghiệp của họ tại phố Wall hay Crypto Twitter. Kelly giải thích với người xem trên CNBC:
“Đây là thời điểm hoàn hảo cho Bitcoin, Thế giới đang chứng kiến nhiều loại tiền háitệ đang xuống dốc cùng lúc, và các nhà đầu tư đang cần một loại tài sản ổn định. Hai lý do trên cho thấy BTC đang là giải pháp tuyệt vời.”
Không chỉ duy nhất yếu tố kinh tế vĩ mô thúc đẩy crypto
Cuộc suy thoái kinh tế hiện nay không chỉ là yếu tố kinh tế vĩ mô duy nhất mang lại lợi ích cho BTC.
Và sau đây là danh sách rút gọn các vấn đề đang diễn ra: hơn 15 nghìn tỷ USD trái phiếu (nợ) đang có giá trị cao; Cục Dữ trữ Liên bang đã ôn hòa giảm mức lãi suất kể từ sự kiện Đại Suy thoái; Brexit và các vấn đề bất ổn trong Liên Minh EU; khủng hoảng tiền tệ ở khu vực như Venezuela, nơi BTC đang thâu tóm nền kinh tế những nước này.
Theo Fundstrat, loạt động thái trên có thể mở ra 1 tương lai đầy hy vọng cho BTC.
Chiến tranh tiền tệ giữa Mỹ – Trung ngày càng leo thang
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump “khai hỏa” cuộc chiến tranh tiền tệ với Trung Quốc khi liệt nước này vào “danh sách đen” các quốc gia thao túng tiền tệ đã gây ra cơn rung chấn mạnh với hai quốc gia cũng như thị trường toàn cầu. Rung chấn này còn tiếp tục bùng lên trong tương lai bởi ông chủ Nhà Trắng còn tuyên bố đầy cứng rắn rằng, “kho vũ khí” của ông còn rất dồi dào trong cuộc chiến với đối thủ bên kia bờ Thái Bình Dương.
Với việc đưa Bắc Kinh vào danh sách thao túng tiền tệ, Washington có thể áp dụng Luật Thương mại và Cạnh tranh Omnibus, theo đó cho phép Tổng thống Mỹ ra quyết định hạn chế nhập hàng hóa Trung Quốc nếu xét thấy hàng hóa nhập khẩu từ những nước này gây tổn hại đến thị trường Mỹ.
Đồng thời, Mỹ sẽ ngừng cung cấp hỗ trợ tài chính cho các công ty của Mỹ đầu tư vào Trung Quốc, trong khi các công ty Trung Quốc cũng không thể tham gia những dự án hợp tác lớn tại Mỹ, dẫn tới việc nhiều doanh nghiệp Trung Quốc thậm chí có thể phải rút khỏi thị trường Mỹ…
Tuy nhiên, đó chỉ mới là một phần những đòn tấn công mà Washington có thể sử dụng, chính quyền Tổng thống Donald Trump còn những loại “vũ khí” lợi hại chẳng kém. Một trong những đòn tấn công uy lực nhất mà ông chủ Nhà Trắng có thể thực hiện với Trung Quốc là “vũ khí hóa” USD, đồng tiền dự trữ chủ chốt trên thế giới, bằng cách yêu cầu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm thêm lãi suất nhằm làm suy yếu USD để hỗ trợ các nhà xuất khẩu Mỹ.
Bên cạnh đó, Tổng thống Donald Trump có thể tiếp tục sử dụng thứ “vũ khí” ông “ưa thích” từ khi bước vào Nhà Trắng là tăng thêm mức thuế đối với tất cả hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ. Tính tới hiện nay, Mỹ đã nâng thuế lên 25% đối với khoảng 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và vừa tuyên bố ngày 13-8 về việc tạm hoãn tăng thuế lên 10% đối với hơn 300 tỷ USD số hàng hóa còn lại của Trung Quốc xuất sang Mỹ, song không loại trừ thực hiện điều này trong tương lai, thậm chí còn tăng lên tới 25%. Tuy rằng ông Trump vừa hoãn lệnh cho tới 15/12 thay vì 1/9 để tránh cho sự tăng giá trong dịp mua sắm cuối năm, nhưng tất cả chỉ là phục vụ lợi ích ngắn hạn của người dân Mỹ và cũng tạo ra khoảng thời gian đủ dài để các công ty Mỹ “lo liệu” tìm kiếm nguồn hàng mới ngoài Trung Quốc.
Trong tay Tổng thống Donald Trump còn nhiều loại “vũ khí” khác, tuy nhiên với số “vũ khí” trên cũng đã đủ gây ra trận chiến tiền tệ và thương mại ác liệt với những tổn thất khôn lường cho Trung Quốc. Bắc Kinh đương nhiên chẳng thể ngồi yên “chịu trận” mà chắc chắn cũng mang ra những thứ “vũ khí” lợi hại nhất của mình để chống đỡ, đồng thời đáp trả.
Một trong những đòn phản kích trực diện nhất là tiếp tục làm suy yếu hơn nữa đồng Nhân dân tệ để hậu thuẫn cho việc xuất khẩu và duy trì sức cạnh tranh trên thị trường Mỹ cũng như thế giới. Tuy nhiên, việc hạ giá đồng tiền này sẽ có cái ngưỡng nhất định, bởi một đồng Nhân dân tệ quá yếu sẽ kích hoạt cho vốn đầu tư ồ ạt “di tản” khỏi Trung Quốc.
Trung Quốc hiện đang nắm trong tay thứ “vũ khí” mà giới chuyên gia cho rằng có sức công phá lớn là số trái phiếu chính phủ Mỹ trị giá hơn 1.100 tỷ USD. Với số trái phiếu này, Trung Quốc – hiện là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ – về lý thuyết có thể tạo ra cơn hoảng loạn trên thị trường trái phiếu nếu bán ra khối lượng lớn số trái phiếu chính phủ Mỹ. Song đây cũng có thể là “con dao hai lưỡi” với Trung Quốc làm mất giá số trái phiếu còn lại mà họ nắm giữ.
Bởi thế, dù cùng có trong tay những thứ “vũ khí” tấn công nhau trong cuộc chiến tranh tiền tệ, nhưng mang ra sử dụng lại dẫn tới cuộc chiến “lưỡng bại câu thương”. Cuộc chiến tiền tệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới còn ảnh hưởng hết sức tiêu cực tới kinh tế toàn cầu, trong đó có các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ hay dựa vào xuất khẩu, dịch vụ như Singapore… Trong bối cảnh lao đao của kinh tế toàn cầu, Ngân hàng Trung ương các nước phát triển như Anh, Nhật Bản, Ngân hàng Trung ương châu Âu… đã tính tới khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ để đối phó với những biến động, “rung lắc” mạnh của nền kinh tế.
Tất cả mọi chính sách đều là con dao hai lưỡi, nếu Mỹ phá giá đồng USD thì cũng chính là tự cắt giảm số tiền cho vay, viện trợ của mình với các nước khác. Ước tính, Mỹ có hàng tỉ đô la cho nước ngoài vay, khi đồng USD giảm thì các nước vay nợ lại là người hưởng lợi. Còn Trung Quốc thì chẳng vui vẻ gì vì có quá nhiều USD.
- Nhà phân tích : Bitcoin sẽ đạt 100 nghìn đô la sau khi tích lũy ổn định
- Tăng trưởng theo cấp số nhân của ngành khai thác Bitcoin sẽ không dừng lại
Đặng Nghiêm
Tạp chí Bitcoin | Newsbtc