Một sinh viên Trung Quốc tên Jingwang đang học tập tại Úc đã bị bắt cóc và yêu cầu tiền chuộc bằng Bitcoin trị giá hơn một triệu đô la Úc.
Theo tờ Southern Metropolis Daily, những kẻ bắt cóc đã liên lạc với cha của cậu học sinh 20 tuổi vào ngày 24/8 và yêu cầu 80 Bitcoin trong vòng 24 giờ. Với giá BTC hiện tại, con số này trị giá khoảng 1.2 triệu đô la Úc (tương đương 810,000 đô la Mỹ).
Thanh toán bằng Bitcoin hoặc các loại khác
Ngoài ra, kẻ bắt cóc đe dọa sẽ giết hại con tin nếu không gửi tiền:
“Chúng tôi đang giữ con trai của ông, nếu ông không muốn con mình gặp nạn và sớm quay lại với gia đình thì hãy đáp ứng nhu cầu của chúng tôi”.
Tuy nhiên, kẻ bắt cóc không cung cấp địa chỉ ví Bitcoin vì họ cho biết chỉ tiết lộ một khi cha cậu bé đã sẵn sàng trả tiền chuộc.
Bắt cóc thật hay dàn dựng?
Một ngày trước khi nhận được tin nhắn của kẻ bắt cóc, Jingwang đã liên lạc với cha mình qua SMS hỏi địa chỉ email của ông vì muốn gửi tài liệu từ Đại học Công nghệ Sydney, nơi anh đang theo học năm nhất. Sau đó, gia đình đã cố gắng liên lạc với Jingwang nhưng không được.
Bên cạnh tin nhắn đe dọa, những kẻ bắt cóc cũng gửi một đoạn video cho thấy Jingwang bị bịt mắt và phần trên khuôn mặt đầy máu.
Tuy nhiên, người cha không thể giao Bitcoin theo yêu cầu và hiện đang xin visa để đến Úc.
Rất có thể đây là một vụ bắt cóc dàn dựng. Các vụ bắt cóc giả mạo liên quan đến người Trung Quốc sinh sống tại Úc ngày càng nhiều đến mức Cảnh sát Liên bang Úc phải yết thị cảnh báo vào hồi tháng 5 năm ngoái.
From AFP – Scam warning: fake ‘virtual kidnapping’ scam targets Chinese Australians https://t.co/sCp939A1jC pic.twitter.com/qxLHsjGe74
— Hoax-Slayer (@hoaxslayer) 14 tháng 5, 2018
“Từ AFP – Cảnh báo lừa đảo: bắt cóc giả mạo ngắm đến các đối tượng người Úc gốc Trung Quốc”.
Vụ bắt cóc yêu cầu tiền chuộc bằng Bitcoin được dàn dựng như thế nào?
Các vụ lừa đảo dàn dựng bắt cóc chủ yếu nhắm vào các sinh viên trao đổi quốc tế bị cưỡng chế tham gia vào các vụ lừa đảo. Các nạn nhân nhận được thông báo từ những kẻ lừa đảo đội lốt quan chức chính phủ Trung Quốc rằng họ có dính líu đến các tội ác nghiêm trọng ở Trung Quốc và sẽ phải đối mặt với hậu quả trừ khi họ hợp tác.
Những kẻ thủ ác đã buộc nạn nhân phải tạo ra bằng chứng giả mạo như thể họ bị bắt cóc thật, chẳng hạn video quay cảnh họ bị thương và bị trói. Nạn nhân cũng được yêu cầu tránh mặt và cắt đứt mọi liên lạc.
Sau đó, ’bằng chứng’ được gửi đến gia đình nạn nhân và yêu cầu số tiền lớn bằng Bitcoin hoặc các hình thức khác. Nạn lừa đảo bắt cóc để vòi vĩnh tiền chuộc bằng tiền điện tử cũng đã được đưa tin ở Canada.
- Scammer Bitcoin Canada lừa gạt công dân Hoa Kỳ 230,000 đô la bằng một Twitter giả mạo
- Ả Rập Saudi cảnh báo về scammer crypto quảng bá các dự án giả danh chính phủ
Minh Anh
Tạp chí Bitcoin | CCN