Đồng bitcoin thứ 18 triệu đã được khai thác, và đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới sẽ ngày càng tiến đến gần ngưỡng cực đại 21 triệu hơn. “Cột mốc này cung cấp cho mọi trader cái nhìn về việc chúng ta đang ở đâu trong quá trình này”, CEO của Lolli là Alex Adelman cho biết.
“Thật tốt khi mọi người nhìn thấy được sự tiến bộ của Bitcoin, nhìn lại chặng đường chúng ta đã đi qua. Và bây giờ tất cả nên đặt sự chú ý vào 3 triệu BTC còn lại”, Adelman nói thêm.
Mặc dù Bitcoin chỉ mất 10 năm kể từ khi ra mắt để chinh phục cột mốc 18 triệu, nhưng phải 120 năm nữa thì đồng coin thứ 21 triệu mới được đào lên. 3 triệu Bitcoin còn lại sẽ mất nhiều thời gian khai thác hơn vì sự xuất hiện của quá trình halving khi phần thưởng cho các thợ đào bị chia đôi sau 210.000 block (hoặc khoảng 4 năm/ lần). Điều này khiến nguồn cung Bitcoin giảm đi 50% sau mỗi lần halving. Đồng Bitcoin cuối cùng dự kiến sẽ được khai thác vào năm 2140.
Nhiều người tin rằng đến thời điểm đồng Bitcoin cuối cùng được đào lên thì nó đã được coi như vàng kỹ thuật số. Tuy nhiên, những người ngoài cuộc đặt câu hỏi về tương lai của Bitcoin khi không còn đồng BTC nào được đúc ra.
Khi đó, các trader sẽ kiếm doanh thu từ các khoản phí giao dịch, được người dùng trả tiền thông qua blockchain. Điều này tạo ra sự lo ngại với những người xem các phần thưởng của Bitcoin là thứ không thể tách rời với toàn hệ thống.
“Tất cả những giả định của bạn về các ưu đãi, rủi ro và giá trị nên vứt ra ngoài cửa sổ đi. Hãy làm ơn tắt các cỗ máy đào và ngừng vẽ ra viễn cảnh mọi thứ sẽ vẫn hoạt động tốt nếu như nến công nghiệp chuyển sang hệ thống phí giao dịch thuần túy và không còn các phần thưởng”, nhà nghiên cứu Angela Walch tại Trung tâm Công nghệ Blockchain của Đại học London cho biết.
Hiện tại với mỗi block, các thợ đào nhận được phần thưởng là 12,5 BTC mới được khai thác trị giá khoảng 99.370 đô la. Có thể cộng nó với thêm bất kỳ khoản phí giao dịch bổ sung nào nhưng thông thường không vượt quá 1 BTC.
Lãnh đạo của công ty kiểm toán Ernst & Young (EY) là Paul Brody cho biết việc hạn chế nguồn cung Bitcoin khiến cho đồng tiền kỹ thuật số này khó được xếp vào hệ thống tiền tệ dự trữ toàn cầu.
Trong một tình huống như một cuộc đại suy thoái diễn ra, để kéo Mỹ thoát khỏi tình trạng hỗn loạn kinh tế cần có sự can thiệp vào chính sách tiền tệ.
“Nếu Bitcoin muốn trở thành 1 phần của hệ thống tiền tệ toàn cầu thì chúng ta cần giải quyết vấn đề nguồn cung của nó, vì nhiều nhà kinh tế rằng việc chống lạm phát chưa chắc là điều cần thiết nhất”, Brody cho biết thêm.
Mặc dù vậy, cả Agela Walch và Paul Brody đều cho rằng giới hạn nguồn cung của Bitcoin ở mức 21 triệu hoàn toàn có thể thay đổi vào một ngày nào đó.
“Chúng tôi thừa nhận rằng mức vốn 21 triệu là khát vọng, nhưng nếu mọi người quyết định thay đổi giới hạn đó vì 1 số lý do nhất định, và có đủ người bỏ phiếu đồng ý thì hệ thống sẽ có sự chuyển đổi. 21 triệu là khát vọng, không phải thực tế”, Walch nói.
Mặc dù về mặt kỹ thuật, điều này hoàn toàn khả thi nhưng xét về tâm lý người dùng Bitcoin, những người coi trọng những đặc tính giống như vàng của nó, thì việc chuyển sang hệ thống mới không thú vị lắm. Đồng tiền kỹ thuật số này từ lâu đã tồn tại một cộng đồng có khuynh hướng giữ lại những đặc tính ban sơ của nó đúng theo ý người sáng lập Satoshi Nakamoto.
Không giống như đồng tiền kỹ thuật số lớn thứ 2 thế giới là Ethereum, nền công nghiệp Bitcoin hiếm thấy những bản nâng cấp toàn hệ thống hay sự không tương thích, bị lạc hậu hay sự thay đổi cốt lõi.
Trong những trường hợp hiếm hoi, cộng đồng Bitcoin đã trải qua các tranh chấp quản trị khốc liệt. Đơn cử như các cuộc tranh luận quy mô khét tiếng năm 2017, tập trung vào sự gia tăng tiềm năng đối với quy mô các block Bitcoin. Sự kiện này đã dẫn đến sự ra đời của Bitcoin cash vào tháng 8/2017.
Tuy nhiên việc thay đổi nguồn cung của Bitcoin từ 21 triệu sang con số khác có thể sẽ bị coi là “lạc giáo”.
“Không có gì chắc chắn rằng Bitcoin phải bị giới hạn bởi 21 triệu. Có một cơ chế quản trị để thay đổi Bitcoin nếu như mọi người đồng ý rằng điều đó là tốt”, Brody cho biết.
Mặc dù vậy, những người ủng hộ Bitcoin truyền thống và tác giả Andreas Antonopoulos cho rằng cái gọi là cơ chế quản trị chỉ tạo ra nhiều cơn mất ngủ hơn. Và cũng cần lưu ý rằng để khai thác được đồng BTC thứ 21 triệu cần thêm 120 năm nữa.
Antonopoulos cũng nhấn mạnh rằng kể từ khi Bitcoin ra đời vào năm 2009, hoạt động khai thác luôn mang đến những nỗ lực về lợi nhuận không đáng kể, và cũng không hề giữ nguyên phần thưởng.
“Phần thưởng cho các thợ đào luôn luôn thay đổi, tự động điều chỉnh. Nó rất phức tạp và không đơn giản như mọi người nghĩ. Có tới nửa tá yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận mà thợ đào nhận được như chi phí điện, quyền truy cập băng thông, trợ cấp block, phí giao dịch ở thời điểm đó, giá bitcoin, tỷ giá hối đoái địa phương, chất lượng của thiết bị khai thác”, Antonopoulos nói.
Vì những lý do trên mà Antonopoulos cho rằng những lo ngại kia hoàn toàn là sự thổi phồng. Việc đồng Bitcoin thứ 18 được đào lên không phải là lời nhắc nhở tốt nhất về việc thị trường này đang dần đi đến giới hạn cuối của nguồn cung. Nhưng một cột mốc tiếp theo trong lịch sử phát triển của nó cũng đang dần hình thành trên đường chân trời.
Xem xét mọi vấn đề xung quanh thì sự kiện halving sắp tới mới đáng quan tâm hơn việc thế giới chỉ còn 3 triệu Bitcoin để đào. “Theo ý của tôi, đồng bitcoin thứ 18 triệu hoàn toàn chẳng liên quan gì đến sự kiện halving tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng 5 năm sau cả”, nhà đầu tư mạo hiểm William Mougayar cho biết.
- Bitcoin halving sẽ khiến vốn hóa thị trường lên đến hàng nghìn tỷ đô la?
- Hết tuần này, thế giới chỉ còn 3 triệu Bitcoin để khai thác!
Nguyên Bảo
Tạp chí Bitcoin | CoinDesk