Mới đây, hình ảnh cựu HLV huyền thoại của đội tuyển MU Sir Alex Ferguson được sử dụng để thuyết phục mọi người đầu tư tiền vào một nền tảng giao dịch không tên tuổi.
Cựu HLV Sir Alex Ferguson
Một trò scam email đánh cắp thương hiệu lần đầu tiên xuất hiện vào tháng 1 năm 2019 nay đã xuất hiện trở lại…
…Lần này là trên Facebook.
Một ấn phẩm an ninh mạng đã đưa ra ánh sáng một trò lừa đảo tiềm tàng thông qua sử dụng hình ảnh người nổi tiếng để lừa mọi người đầu tư vào Bitcoin. Hình ảnh của Sir Alex Ferguson, cựu HLV huyền thoại của đội tuyển Manchester United, đang bị sử dụng như một bình phong để cám dỗ mọi người đầu tư vào một nền tảng giao dịch Bitcoin lừa đảo.
Theo Naked Security, kế hoạch này được phát hiện khi họ nhận được thông báo bí mật từ người dùng. Trên blog của nó hiển thị một bài quảng cáo Facebook từ một công ty có tên là “Fast Cars” có đính kèm link liên kết đến blog đầy đủ với một chứng chỉ bảo mật HTTPS đầy sức thuyết phục – nơi lưu trữ câu chuyện về Bitcoin của Ferguson.
Trang web chúng tôi truy cập được cho là một blog cung cấp các mẹo miễn phí để tăng cường mối quan hệ của bạn, không trực tiếp bán bất cứ thứ gì, có giao diện chuyên nghiệp vừa phải, có chứng chỉ HTTPS như bạn mong đợi và chủ đề của trang phù hợp với quảng cáo.
Nói chung, trang web đã mang lại cảm giác không thể bắt bẻ và ‘hầu như vô hại’.
Theo tin tức trên trang, Ferguson đã biểu lộ sự yêu mến dành cho Bitcoin: “Tôi cảm thấy tiếc nuối vì tôi đã không chia sẻ sớm hơn”. Tất nhiên, đây chỉ là “thông tin lá cải”, chỉ có 7 bài báo khác trên web ảo, và không hề có bất cứ bài báo thương mại nào chứa bất cứ nội dung như trên, Naked Security khẳng định.
Nói một cách đơn giản, nó trông giống như một trang web quy mô nhỏ, chất lượng trung bình, không trình bày quá nhiều nhưng ẩn chứa mục tiêu rõ ràng.
Khi độc giả bất cẩn nhấp vào một liên kết từ bài đăng được tài trợ trên Facebook, họ đã nhận được một kết quả rất khác:
Lần này, trang web là một sự lột xác khá thuyết phục từ site BBC, với một bài viết có hình ảnh của Sir Alex tại một sự kiện hoặc sau khi chiến thắng một trận đấu, nhưng với background hình ảnh bị photoshop để làm cho nó trông giống như ông đang diễn thuyết tại một Hội nghị bitcoin.
Trang này mô tả một tập của chương trình truyền hình nổi tiếng của BBC, Panorama, có tiêu đề: “Nghiên cứu từ Panorama: Ai muốn trở thành triệu phú Bitcoin”. Panorama thực sự đã phát hành một bộ phim tài liệu cùng tên, nhưng các chi tiết rất khác khiến cho trang web giả mạo này trở nên kém thuyết phục.
Trang tin tức có đính kèm link đăng ký cho Bitcoin Revolution, một scam tương tự sử dụng hình ảnh của những người nổi tiếng như vụ Jeremy Clarkson và Elon Musk để dụ dỗ những khách hàng không nghi ngờ đăng ký.
Về cơ bản, đó là một biến thể của trò lừa đảo Code Bitcoin, khuyến khích các nạn nhân đầu tư vào một chương trình giao dịch tự động lừa đảo và hứa hẹn sẽ giành được các giao dịch tiền điện tử với độ chính xác lên tới 99,4%. Trong một quảng cáo khác, ngôi sao điện ảnh Kate Winslett công khai khuyến khích người dùng đầu tư 250 đô la vào chương trình giao dịch. Phát ngôn viên của Winslett, nói với tờ báo The Mirror nước Anh rằng, “Quảng cáo sai lệch này hoàn toàn không có thật”.
- FCA: Người tiêu dùng ở Anh đã mất 33,29 triệu đô la vì các vụ scam Bitcoin
- Một kế hoạch Scam Bitcoin ở Nam Phi thu về trên $130,000 mỗi ngày
Hanna
Tạp Chí Bitcoin l Decrypt