Trang chủ Tạp chí Tin tức Scam -Hack Ông trùm công ty đa cấp tiền ảo VNCOINS Nguyễn Hữu Tiến...

Ông trùm công ty đa cấp tiền ảo VNCOINS Nguyễn Hữu Tiến bị truy tố lừa đảo 10.126 nhà đầu tư với hơn 460 tỷ đồng

Ông “trùm” lừa đảo mua bán tiền ảo, đa cấp Nguyễn Hữu Tiến thuê một số người quen đứng tên cổ đông và điều hành hoạt động của công ty. Bằng thủ đoạn gian dối, Nguyễn Hữu Tiến và các đồng phạm đã lôi kéo được 10.126 nhà đầu tư tham gia, với tổng số tiền đầu tư là hơn 460 tỷ đồng.

Chủ tịch Công ty Thiên Rồng Việt Nguyễn Hữu Tiến vừa bị đề nghị truy tố | Ảnh Đình Trường

Ngày 20/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) cho biết đã có kết luận điều tra bổ sung vụ án “Nguyễn Hữu Tiến cùng đồng phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Theo Kết luận điều tra bổ sung vụ án, trong khoảng thời gian từ tháng 12/2015 đến tháng 07/2018, Nguyễn Hữu Tiến (sinh năm 1984, trú tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TPHCM, là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Thiên Rồng Việt và Công ty OTCMAX) và các đồng phạm gồm: Nguyễn Hồng Quân, Phạm Việt Sơn, Phạm Thị Phương Thư đã thành lập các Công ty cổ phần đầu tư Thiên Rồng Việt, Công ty cổ phần OTCMAX, Công ty cổ phần VNCOINS và Công ty cổ phần ALLUNEE.

Sau đó, các đối tượng còn đưa ra thông tin không đúng sự thật về hoạt động của các công ty trên nhằm lừa dối, lôi kéo các nhà đầu tư tham gia góp nộp tiền đầu tư.

Theo đó, các đối tượng đã thông qua việc sử dụng mạng internet, tạo lập các trang web như “thienrongviet.com, otcmax.vn, vncoin.vn” để quảng bá hình ảnh, in ấn các tạp chí, ấn phẩm, tổ chức nhiều buổi hội thảo, hội nghị khách hàng, đưa ra các thông tin không đúng sự thật về các dự án đầu tư, hứa hẹn trả lãi suất cao, hoa hồng hấp dẫn, tạo dựng lòng tin, huy động nhà đầu tư góp vốn vào công ty theo hình thức đa cấp.

Thực chất, Nguyễn Hữu Tiến và các đồng phạm đã lấy tiền của các nhà đầu tư sau để trả một phần gốc và lãi cho các nhà đầu tư trước trong thời gian ban đầu. Sau đó, các đối tượng không trả lãi và hoa hồng nữa mà chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.

Bằng thủ đoạn trên, Nguyễn Hữu Tiến và các đồng phạm đã lôi kéo được 10.126 nhà đầu tư tham gia, với tổng số tiền đầu tư là hơn 460 tỷ đồng. Các đối tượng khai nhận đã chiếm hưởng số tiền hơn 40 tỷ đồng.

‘Bánh vẽ’ mà Tiến và đồng phạm dùng để thiết phục nhà đầu tư góp vốn

Trước đó, như Tiền Phong đưa tin, để điều hành công ty, ông “trùm” Nguyễn Hữu Tiến thuê một số người quen đứng tên cổ đông, trong đó, Tiến thuê Phạm Việt Sơn giữ chức danh tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật. Nguyễn Hồng Quân phụ trách lĩnh vực công nghệ thông tin.

Tất cả những người đứng tên trong ban lãnh đạo công ty và các cổ đông đều làm việc theo chỉ đạo của Tiến và được nhận lương hàng tháng.

Tại cơ quan điều tra, Phạm Việt Sơn khai nhận rằng, được Nguyễn Hữu Tiến thuê về làm giám đốc Công ty CP OTCMAX với mức lương 15 triệu đồng/tháng. Vợ của Sơn cũng được Tiến thuê về làm kế toán cho công ty. Khi về OTCMAX, Sơn được giao nhiệm vụ ký hợp đồng hợp tác đầu tư với các khách hàng góp vốn đầu tư vào công ty.

Từ tháng 8/2016 đến tháng 12/2016 diễn ra 4 buổi hội thảo, Tiến là người phụ trách thuyết trình về các dự án để nhà đầu tư tin tưởng góp vốn. Khi các nhà đầu tư tin tưởng góp vốn, Tiến là người thu tiền.

Về hoạt động của công ty, Sơn khai nhận rằng trong khoảng thời gian trên, công ty không kinh doanh gì, cũng không liên hệ liên kết với các dự án mà Tiến giới thiệu trong các buổi hội thảo.

Các hợp đồng hợp tác đầu tư đều do Sơn ký nhưng chỉ ký mẫu vào một bản hợp đồng, sau đó công ty photo chữ ký và dán vào các hợp đồng đầu tư khác. Việc này Sơn biết rõ nhưng không phản đối.

Trong các buổi hội thảo, Tiến kêu gọi các nhà đầu tư tham gia vào các dự án của công ty. Quân khai có tham gia các buổi hội thảo này và có quay phim ghi hình. Nội dung các buổi hội thảo được Quân thực hiện và được phát trên các tạp chí do Công ty CP Thiên Rồng Việt phát hành theo chỉ đạo của Tiến.

Trong khoảng thời gian từ tháng 8-12/2016, Cty CP OTCMAX của Nguyễn Hữu Tiến đã ký kết với hơn 6000 nhà đầu tư, tổng số tiền Tiến thu hơn 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền của các nhà đầu tư, Tiến đã không triển khai các dự án nhưng đã hứa với các nhà đầu mà dùng số tiền này với mục đích khác.

Cụ thể như trả lợi nhuận cho các nhà đầu tư khoảng 150 tỷ đồng; trả tiền thuê trụ sở công ty, thuê địa điểm tổ chức các hội thảo, tiệc chiêu đãi khách…hết 5 tỷ đồng; mua các trang thiết bị và chi phí thường xuyên cho hoạt động của công ty hết 15 tỷ đồng.

Trả lương cho nhân viên cũng hết 7 tỷ đồng; trả 1 tỷ đồng tiền mua 1 xe ô tô hiệu Camry do Cty Thiên Rồng Việt mua trả góp trước đó. Số tiền còn lại khoảng 22 tỷ đồng, Tiến đã tiêu xài cá nhân như uống café, ăn nhậu, tiếp khách.

Thạch Sanh

Theo Tiền Phong

MỚI CẬP NHẬT

Uniswap Foundation công bố nắm giữ $41,41 triệu bằng tiền mặt và stablecoin, cùng...

Uniswap Foundation đã tiết lộ rằng họ nắm giữ $41,41 triệu bằng tiền mặt và stablecoin, cùng với 730.000 token UNI tính đến cuối...

Trung Quốc vẫn là một thị trường tiền điện tử quan trọng vì lệnh...

Các cuộc đột kích liên tục ở Trung Quốc nhằm vào các băng nhóm ngầm bị cáo buộc sử dụng tiền điện tử để...
ethereum eth

ETH hay ADA là khoản đầu tư tốt hơn vào năm 2024?

Thị trường chứng kiến giá ETH tăng đột biến trong tuần này trên các sàn giao dịch. Nguyên nhân là gì và các nhà...

Golem Network (GLM) là gì?

Golem Network (GLM) là gì? Golem Network là một phần mềm dựa trên blockchain cho phép người dùng mua và bán sức mạnh tính toán...
Starknet

Giải mã động thái tăng giá của Ethereum layer 2 Starknet: ETH có giúp...

Hai trong số những holder Starknet (STRK) lớn nhất có thể đã gây ra nguy cơ giảm giá, nhưng dữ liệu cho thấy STRK...
Aptos

Cuộc đua giữa Aptos và Polygon: Phân tích giá và hoạt động mạng

Aptos (APT) là một trong số ít các mạng không nhận được sự chú ý tương tự trong đợt tăng giá này như lĩnh...

95% vị thế ETH hiện đang có lãi khi mối tương quan giữa Ethereum...

Sau khi SEC phê duyệt Ethereum ETF vào ngày 23/03, Ether vẫn chưa có dấu hiệu tăng trưởng. Đối với Bitcoin, phải mất gần...
ethereum vitalik

Tại sao Vitalik Buterin bị nhà tối đa hóa Bitcoin “ném đá”?

Andrew Howard, CBO tại công ty Jan3 do Samson Mow đứng đầu, đã gửi lời chỉ trích nhà sáng lập Ethereum Vitalik Buterin vì...

Nếu Bitcoin là vàng kỹ thuật số thì Ethereum là gì?

Trong một diễn biến tích cực đáng hoan nghênh, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã phê duyệt 8 quỹ...

10.000 BTC chỉ có thể mua 2 hộp pizza vào 14 năm trước –...

Mười bốn năm trước vào ngày 22 tháng 5, 10.000 Bitcoin chỉ có thể giúp chủ sở hữu có được hai hộp pizza; tuy...

CEO Strike: ‘Bitcoin là thứ tốt nhất bạn có thể sở hữu’

Kể từ khi các quỹ Bitcoin ETF giao ngay được phê duyệt vào tháng 1, vua tiền điện tử vẫn luôn được chú ý. Khi ngày...

ONDO mở rộng đà tăng khi số lượng ví có số dư khác 0...

Dữ liệu từ Santiment cho thấy token gốc của Ondo Finance được xếp hạng trong số các token hot trend sau khi tăng thêm...

Tin vắn Crypto 26/05: Bitcoin vẫn sẽ dao động trong phạm vi $ 70.000...

Từ nhận định Bitcoin vẫn sẽ dao động trong phạm vi $ 70.000 trước khi tiếp tục đà tăng mới đến Coinbase sẽ niêm...

Tại sao MATIC đang trên đà tăng giá?

Trái ngược với những gì đang xảy ra với các nhóm nhà đầu tư khác, các địa chỉ nắm giữ 100 triệu đến 1...

BNB hình thành mô hình cờ tăng giá trên biểu đồ 1 ngày –...

Sau đợt tăng giá hướng tới mức cao nhất mọi thời đại, giá Binance Coin (BNB) đã nằm trong vùng hợp nhất. Trong quá...

Hoạt động tăng vọt trên mạng Solana nhưng tại sao giá SOL lại giảm?

Hệ sinh thái Solana đã phát triển ổn định trong vài tháng qua do mạng ngày càng phổ biến. Trên thực tế, nhờ có...