Trang chủ Tạp chí Bài 22: Cách mạng Satoshi – Sự riêng tư trong việc...

Bài 22: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Sự riêng tư trong việc ngăn ngừa bạo lực và tội phạm

 

Cách mạng Satoshi: Cuộc cách mạng của hi vọng
Mục 2: Sự riêng tư trong tình trạng cấp thiết
Chương 6: Sự riêng tư là điều tất yếu đầu tiên trong nhân quyền
Tác giả: Wendy McElroy

Sự riêng tư trong việc ngăn ngừa bạo lực và tội phạm (Chương 6, Phân đoạn 3)

“Khác với những cộng đồng truyền thống được gắn với cụm từ “vô chính phủ”, trong một cộng đồng mã hóa vô chính phủ, chính phủ không bị phá hủy tạm thời mà nó bị cấm vĩnh viễn và trở nên không cần thiết. Nó là một công đồng nơi mà mối đe dọa về bạo lực không hề có tác động bởi vì bạo lực là một điều bất khả thi, nó bất khả thi bởi vì những thành viên trong cộng đồng đó không thể bị gắn với tên thật hay địa điểm thực tế của họ.”

Wei Dai

Sự riêng tư được ví như một thao trường, nó quyết định sự trỗi dậy hoặc suy tàn của cryptocurrency. Động cơ của sự mã hóa – Công nghệ Blockchain – được thiết lập trên giả thuyết của sự ẩn danh hoặc ký danh. Blockchain được thiết kế riêng biệt dành cho “bên thứ ba có thẩm quyền” đã lỗi thời, ví dụ như các Ngân hàng Trung Ương – chúng hoạt động như các trung tâm thu thập dữ liệu cho chính phủ.

Wei Dai và Mnuchin có vẻ như thuộc vào các thái cực trái ngược nhau khi xét về sự riêng tư, nhưng có những điểm giống nhau trong những lời họ nói, mặc dù kết luận của họ có sự mâu thuẫn. Sự riêng tư ngăn ngừa bạo lực.

Với Wei Dai, đây là một quan điểm tích cực. Sự riêng tư đem lại sự tích cực cho các cá nhân bởi vì nó trao quyền cho họ và đồng thời bảo vệ họ khỏi chính phủ. Tất nhiên là sự riêng tư có thể che đậy cho các hành vi bạo lực hoặc lừa đảo, cũng giống như những lời phát biểu miễn phí có thể tạo điều kiện cho những lời lẽ dối trá; mọi công cụ đều có thể trở thành vũ khí. Tuy nhiên, có còn hơn không, bạo lực được ngăn chặn được thi hành bởi chính phủ trước những người chưng diện quyền hành: những kẻ trốn thuế, những người chống đối, vi phạm pháp luật, các chuyên gia của thị trường chợ xám hay chợ đen, những kẻ buôn bán ma túy và người dùng. Chính phủ trừng phạt tội phạm, cho dù luật pháp có làm nhiệm vụ đó hay không hoặc bất chấp việc những người tham gia có đồng thuận hay là không. Đối với người vô chính phủ thuộc lĩnh vực crypto như Wei Dai, không có tội ác nào xảy ra trừ khi một người bị chấn thương hay một tài sản bị xâm phạm. Bạo lực diễn ra khi một bên thứ 3 can thiệp bằng vũ lực vào nhóm người trưởng thành có sự đồng thuận hoặc nhóm người chỉ bận tâm đến công việc riêng của mình.

Về phía Mnuchin, vai trò của sự riêng tư trong việc ngăn chặn bao lực là một quan điểm tiêu cực bởi ông ấy cai quản sự áp bức của chính phủ trước những đối tượng có tính hòa giải. Tất nhiên là ông ấy không gọi nó là bạo lực, Mnuchin gọi đó là luật pháp. Điều này không thay đổi sự thật về việc các đặc vụ chính phủ đang chĩa súng vào những tên tội phạm sẵn sàng thỏa hiệp, không theo mệnh lệnh của bất kỳ người tham gia nào, mà dựa theo những sự phản đối của họ.

Nói cách khác: Wei Dai ủng hộ cho sự riêng tư trong việc hỗ trợ một xã hội nơi “tất cả mọi thứ đều yên bình.” Còn Mnuchin thì lại chỉ trích sự riêng tư bởi cùng một lý do như trên.

Việc áp dụng kỷ luật nghiêm khắc lên sự riêng tư đã được hợp pháp hóa trong cộng đồng bởi lời nhận định sai trái rằng chỉ có những tên tội phạm mới muốn “sự che đậy”. (Cuộc cách mạng Satoshi đã vạch trần lời nhận định này trong phân đoạn mang tên Tôi muốn che giấu điều gì ư? Mọi thứ!

Những người biện hộ cho sự riêng tư thường đưa ra những lý luận chưa được thuyết phục. Thay vào đó họ nên duỗi cột sống của mình ra, đứng thẳng và tranh luận từ vị trí đạo đức cao hơn. Đạo đức: sự riêng tư và nhân quyền đang và luôn là những định nghĩa có mối quan hệ mật thiết tạo điều kiện cho tự do cá nhân. Chính phủ muốn người dân xóa bỏ sự riêng tư bởi nó là mối đe dọa to lớn đối với chính quyền của họ.

Sự riêng tư vô cùng quan trọng đối với quyền con người, đến mức nó trở nên không thể phân biệt được với họ.

Lịch sử của sự riêng tư và quyền lợi

(Sự riêng tư ở đây có nghĩa là “quyền của mỗi người dùng để kiểm soát dữ liệu cá nhân tuyệt mật.” Nếu ai đó tình nguyện tiết lộ cho chính phủ hay đơn giản là công khai thông tin cá nhân ra ngoài, thì người đó sẽ mất đi quyền lợi và năng lực để kiểm soát sự phân phát của thông tin đó trong tương lai. Nhưng những dữ liệu được bảo mật có thể chỉ được yêu cầu thông qua bạo lực; mọi người có thể bị ép buộc phải tiết lộ những suy nghĩ của họ; nhà của họ có thể bị lục soát và máy tính thì có thể bị hack. Sự riêng tư mã hóa mà được biểu diễn bằng các private keys, chính là những thông tin được che đậy, đây chính là thời điểm chính phủ thể hiện sự khao khát mãnh liệt của họ.

cach-mang-satoshi-bai-22

Lịch sử có thể được miêu tả như một quá trình thử nghiệm lâu dài về sự hiểu biết và xã hội.

Giả sử bạn là Chúa Trời. Bạn cư ngụ ở trên trời cao để theo dõi được dòng chảy và sự tác động của những quan niệm lên sự phát triển của nhân loại qua hàng ngàn thế kỷ. Cuộc cách mạng của nước Mỹ đã thấm sâu và truyền cảm hứng cho cuộc cách mạng Pháp. Đế chế Anh bắt đầu vào thế kỷ 16 khi người Anh xây dựng thuộc địa đầu tiên của mình, kết quả là họ đã thúc đẩy hoạt động thương mại; sau Thế chiến II, những gì còn sót lại từ sự sụp đổ của Đế chế trên khía cạnh những phong trào độc lập dựa trên chủ nghĩa chống thực dân có sự thiên vị đối với chủ nghĩa cộng sản. Từ giữa thế kỷ 16, người Anh đã lái con tàu buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây dương cho đến khi họ đối mặt với sự lên tiếng về việc chống chế độ nô lệ: “chỉ con người mới là chủ nhân đích thực của cuộc đời họ.” Lịch sử là một phòng thí nghiệm trong đó hiệu ứng chính trị và xã hội của những tư tưởng có thể được minh hoạ, bao gồm cả hiệu ứng của sự riêng tư nữa. Phải thừa nhận rằng các kết quả không được kỹ càng như khi nó được đưa ra bởi khoa học, tuy nhiên những ý chính và kết luận khá rõ ràng.

Việc lý luận từ dẫn chứng lịch sử đem lại những lợi thế to lớn. Đối với những người coi trọng sự thật, những ví dụ cụ thể có thể trở nên hấp dẫn và thuyết phục. Ngoài ra, vẽ ra lịch sử cho phép cộng đồng tiền mã hóa sửa chữa sai lầm tai hại; đó là việc nó bảo vệ cho sự riêng tư, trong khi nó nên thuộc vào bên phản đối vì bản chất crypto luôn đứng về phía đạo đức.

Tự chủ tài chính không phải là nơi để bắt đầu việc giải thích mối liên kết giữa sự riêng tư và nhân quyền bởi vì những thứ liên quan đến tiền đều khơi dậy những sự chỉ trích. Những đồng tiền được tạo ra từ lao động và bằng phẩm chất đáng quý đều được coi là gốc rễ của lẽ phải; chúng nuôi sống những gia đình; là nguyên liệu quan trọng cho những phát minh; và nuôi dưỡng sự hưng thịnh của mọi vật. Của cải làm ra từ sự nỗ lực chân chính đều xứng đáng được ca ngợi, noi gương và cần được bảo vệ khỏi những kẻ bất lương.

Nhưng đồng tiền luôn bị gán với cái mác là “gốc rễ của mọi tội lỗi” bởi những người không bao giờ sẵn sàng chấp nhận chúng như những sự quyên góp, thanh toán, thuế hoặc những hình thức khác của hành vi trộm cắp. Sự tràn ngập của nạn cướp bóc là minh chứng rõ ràng về sức mạnh ghê gớm của sự giàu có. Nhưng nạn cước bóc cần phải được điều chỉnh, hoặc không thì nó sẽ trở thành sự thâu tóm của cải công khai. Đó chính là lý do khiến tiền tệ và bất cứ ai chống đối nạn trộm cắp đều bị coi là những tên tội phạm hoặc suy đồi đạo đức.

Một vị trí tốt hơn để bắt đầu việc kết nối sự riêng tư với nhân quyền đó là sự tự do trong tín ngưỡng và thủ tục hợp pháp. Cuộc khởi nghĩa then chốt ở thế kỷ 16 đã xác định sự tiến hóa của cả hai điều trên trong xã hội Phương Tây. Nó phát triển xung quanh quyền lợi của một người để duy trì sự riêng tư trong tín ngưỡng của mình để những tín ngưỡng đó không bị đem ra dùng để chống lại người đó trước tòa án. Một phiên bản hiện đại của quyền lợi này được gọi là “taking the fifth” (Quyền không trả lời câu hỏi) – hay còn gọi là quyền không tự tố giác (right against self-incrimination). Mặc dù điểm tựa chính của thủ tục pháp lý này thường được miêu tả như dẫn chứng hợp pháp cuối cùng của bị cáo, người được hưởng lợi được định trước ở đây là một người thường đi trên phố, cho dù người đó có nhận ra hay không, vẫn sẽ được bảo vệ khỏi sự thi hành của bên có toàn quyền quyết định.

Cuộc khởi nghĩa này có quá khứ riêng của nó. Vào năm 1534, vua Henry VIII đã từ chối chính quyền Giáo hoàng và cho xây dựng Giáo hội Anh – nơi giữ gìn được một trong những nét truyền thống lâu đời nhất của nghi lễ Công giáo. Vì vậy các Protestants (người theo đạo Tin lành), được gọi là những người biệt giáo, thường đi ngược lại với niềm tin cộng đồng. Vào cuối những năm 1530, John Lambert – người theo đạo Tin lành – đã bị thiêu sống vì sự dị giáo của mình. Trong phiên xét xử của mình, John Lambert đã trở thành người Anh đầu tiên được biết đến khi tuyên bố rằng việc bắt một người tự buộc tội chính mình là một sự phạm pháp dưới danh nghĩa Chúa Trời và luật pháp thông thường. Ông ấy đã lên tiếng kêu gọi quyền riêng tư cho tín ngưỡng riêng của mình.

Quyền để không đứng ra làm chứng cho một người đã có tiền lệ trong luật pháp chung, nhưng nó không đem ra thi hành tại các tòa án Anh Quốc cho tới cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17. Gốc rễ của nó chôn sâu trong lịch sử của sự khủng bố tín ngưỡng. Những tòa án lúc bấy giờ yêu cầu bị cáo trả lời một đống câu hỏi dựa trên những bằng chứng được lượm lặt từ các nhân chứng và người đưa tin, mà không cần cung cấp thông tin gì về những chứng cứ được đưa ra cho bị cáo. Mục đích cuối cùng của việc tra hỏi là khiến bị cáo phải tự thú tội. Người đó bị gán những sự nghi ngờ và nếu bị coi là có tội, họ sẽ bị yêu cầu phải đưa ra tên của những người dị giáo khác. Sự im lặng cũng bị coi là một lời thú tội.

Năm 1563, John Foxe cho phát hành cuốn “Book of Martyrs” (Tạm dịch: Cuốn sách của những người tử đạo) với tầm ảnh hưởng to lớn, được gọi là “lược khảo của người theo chủ nghĩa tự do” theo các quyền thủ tục. Ông đã đấu tranh cho quyền im lặng (the right to remain silent). Quyền giữ bí mật cho các thông tin cá nhân.

John Lilburne – người theo chủ nghĩa tự do và chủ trương bình đẳng đã thuê thủ tục của Foxe vào năm 1637, khi ông bị đưa ra trước Tòa án Ngôi Sao bởi tội luân chuyển những cuốn sách về Thanh giáo (Puritan). Thay vì bị buộc tội, Lilburne được hỏi xem mình biện hộ như thế nào. Khi từ chối thực hiện lời tuyên thệ, ông đã không chịu trả lời những câu hỏi làm chứng chống lại mình. Lilburne đã bị đánh đập, bêu riếu, xích lại và chịu phạt tù giam cho tới khi ông quy phục. Khi ở trong tù ông đã viết cuốn “The Work of the Beast” (Tạm dịch: Tác phẩm của Quái vật), khắc họa chân thật những sự ngược đãi tàn bạo mà ông phải chịu đựng. Năm 1641, khi Tòa án Ngôi Sao mang đầy phẫn nộ bị bãi bỏ và quyền im lặng được đưa ra trong các tòa án tôn giáo, Lilburne đã được công nhận rộng rãi.

Những người theo Thanh giáo thoát khỏi sự truy tố tín ngưỡng đến Tân Thế Giới đã mang theo tư tưởng của Lilburne, cho dù có nhiều tòa án thuộc địa áp dụng hình thức tra tấn để moi những lời thú tội và yêu cầu bị cáo phải làm chứng chống lại chính bản thân họ. Tuy nhiên, khi các thuộc địa trở thành các bang, sáu trong số chúng đã có những điều khoản trong Hiến pháp để bổ sung quyền không tự tố giác. Quyền của một bị cáo chống lại sự ép buộc phải im lặng đã được đưa ra trên mức độ quốc gia trong tu chính án thứ 5 của Bản Tuyên ngôn Dân quyền: “Không người nào…bị ép buộc trở thành nhân chứng chống lại bản thân họ trong bất kỳ vụ án phạm tội nào…”

Quyền không tự tố giác – sự riêng tư của thông tin cá nhân – nằm trong điểm cốt lõi của thủ tục hành pháp. Nó được ấn định bởi lịch sử trong công cuộc tìm kiếm tự do tín ngưỡng. Nó phục vụ dưới tư cách là một sự bảo vệ đơn độc mạnh mẽ trước sự lạm dụng hình thức tra tấn bởi các chính quyền nhà nước.

Sự riêng tư bị đe dọa có nghĩa là Quyền lợi cũng đang bị đe dọa

Quyền không tự tố giác của con người hiện đang dưới sự tấn công phối hợp của những người đem nó ra đọ với “sự an toàn” hoặc các mối quan tâm khác của chính phủ, như việc ngăn ngừa sự trốn thuế. Nhu cầu mạnh mẽ về các chìa khóa mã hóa và chìa khóa mã hóa riêng tư là hai ví dụ về sự công kích dữ dội của chính phủ trước sự riêng tư.

Sự riêng tư – quyền để có thể đóng rầm cửa trước của nhà bạn, quyền để im lặng – đã được bảo vệ suốt bao lâu nay, lâu đến mức nó bị coi nhẹ. Mọi người đã quên rằng sự riêng tư được tạo ra bởi những con người sẵn sàng chịu đựng sự tra tấn và giết hại hơn là đầu hàng và tiết lộ thông tin cá nhân cho kẻ thù. Những sai lầm to lớn của chính phủ cũ đã được điều chỉnh và bảo vệ bởi xương máu của những bị cáo kiên cường. Những sai lầm to lớn đó sẽ bị lặp lại trừ khi sự riêng tư, như tài sản, phải được trân trọng và ca ngợi, chứ không phải phản đối.

Xem thêm: Bài 21: Tinh thần của Satoshi đang bị đe dọa bởi các ICO? [SERIES Cách mạng Satoshi]

Bài 23: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Sự riêng tư chính là lý tưởng thắp sáng cho Cách mạng Mỹ

Tác giả: Wendy McElroy

Dịch giả: Diệu Anh

Theo TapchiBitcoin

MỚI CẬP NHẬT

Các tổ chức sử dụng Bitcoin để hỗ trợ quỹ hưu trí, thêm BTC...

Theo báo cáo của CNBC vào ngày 22 tháng 11, Newmarket Capital đã hoàn thành một khoản vay kết hợp giữa bất động sản...

Bitcoin ETF Hoa Kỳ ghi nhận dòng vào 2,4 tỷ đô la khi ETF...

Các quỹ Bitcoin ETF giao ngay đã có ​​tuần đầu tư tốt thứ tư, trong khi các ETF tại Trung Quốc trải qua tuần...
eth

ETH có thể đạt đỉnh chu kỳ là 20.000 đô la vào năm 2025

Giá Ethereum (ETH) có thể chuẩn bị cho một đợt điều chỉnh trong những tuần tới trước khi tiếp tục đà tăng bền vững...
chính sách của Hoa Kỳ có thể khiến các nhà đầu tư crypto sợ hãi

Coin Center cảnh báo chính sách quản lý của Mỹ có thể khiến các...

Nhóm vận động phi lợi nhuận Coin Center vừa đưa ra cảnh báo rằng, mặc dù chiến thắng của Donald Trump có thể mang...

Thủ tướng Phạm Minh Chính báo hiệu đã đến lúc quản lý Bitcoin tại...

Hôm nay, Quốc hội đã tiến hành thảo luận về hai dự thảo luật quan trọng: Dự thảo Luật quản lý và đầu tư...

Ethereum vs Solana: Altcoin nào sẽ dẫn đầu trong chu kỳ này?

Sự thống trị của Ethereum trong không gian DeFi khiến nó trở thành lựa chọn hàng đầu cho các dự án ổn định và...

Tin vắn Crypto 23/11: Bitcoin có khả năng chạm mốc $180.000 vào năm 2026...

Từ nhận định Bitcoin có khả năng cán mốc $180.000 vào năm 2026 đến Aptos công bố kế hoạch tích hợp dịch vụ thanh...

Dòng chảy ra ròng 4,5 tỷ USD tạo nên động lực tăng giá cho...

Dữ liệu từ IntoTheBlock tiết lộ rằng đã có dòng tiền trị giá 4,5 tỷ USD rút khỏi các sàn giao dịch trong bảy...
Cơ quan quản lý Hoa Kỳ xuất bản Hướng dẫn về tiền điện tử

Cơ quan quản lý Hoa Kỳ xuất bản hướng dẫn về tiền điện tử...

Cơ quan Quản lý Công nghiệp Tài chính Hoa Kỳ (FINRA) đã công bố một hướng dẫn toàn diện dành cho các nhà đầu...
ca-voi-mua-altcoin

Cá voi đã tích lũy 3 altcoin này trong tuần qua

Xu hướng tăng của thị trường được kích hoạt bởi chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5...
Bộ trưởng dịch vụ tài chính Ấn Độ bày tỏ sự hoài nghi về tiền điện tử

Bộ trưởng DFS Ấn Độ bày tỏ sự hoài nghi sâu sắc về tiền...

Mới đây, tại Hội nghị SBI Banking & Economics Conclave, M. Nagaraju, Bộ trưởng Bộ Dịch vụ Tài chính (DFS) của Ấn Độ, đã...

Giá Bitcoin có thể tăng lên tới 140.000 USD, quỹ đầu tư sử dụng...

Intelligent Alpha là một quỹ đầu tư trị giá 30 triệu USD, nơi trí tuệ nhân tạo (AI) hoàn toàn đảm nhận vai trò...

Ví Phantom vượt Coinbase trong bảng xếp hạng Apple App Store nhờ cơn sốt memecoin

Sự thay đổi trong xu hướng ưa chuộng của người dùng đối với các ứng dụng tiền điện tử đã tạo ra bất ngờ...
sol-tang-gia

Giá Solana (SOL) đạt ATH mới, mục tiêu tiếp theo ở đâu?

Solana (SOL) đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục $264,50 vào ngày 23/11, được thúc đẩy bởi đà tăng của Bitcoin (BTC) tiến...
Lạm phát Ethereum tăng vọt giữa những thay đổi của Dencun

Ethereum đang trải qua giai đoạn lạm phát dài nhất từ trước đến nay

Ethereum đang trải qua giai đoạn lạm phát dài nhất từ trước đến nay, với hơn 350.000 ETH (trị giá khoảng 1,1 tỷ USD)...

Những dự án này sẽ mở khóa 475 triệu USD vào tuần tới

Vào thứ Sáu, dữ liệu từ Tokenomist tiết lộ rằng thị trường tiền điện tử sẽ trải qua một đợt gia tăng nguồn cung...