Trong phân tích kĩ thuật có nhiều công cụ và kỹ thuật phân tích nhưng vùng hỗ trợ và kháng cự là cái mốc cơ bản tuyệt đối không thể thiếu được nhiều trader quan tâm nhất trong phân tích phán đoán
Hỗ trợ và kháng cự là hai khái niệm được sử dụng rộng rãi nhất trong giao dịch. Nhưng kì lạ là mỗi người dường như có những ý tưởng riêng khi nói về việc tìm các mức hỗ trợ và kháng cự như thế nào.
Chúng ta hãy nhìn vào hình vẽ :
Hãy xem cách mà bóng nến thử lại vùng hỗ trợ 1.4700. Vào thời điểm đó, dường như thị trường đã muốn “phá vỡ” hỗ trợ, nhưng sau đó chúng ta mới thấy được là thị trường chỉ muốn “thử lại” vùng này mà thôi
Vậy sao chúng ta có thể biết chắc là hỗ trợ và kháng cự đã bị phá vỡ?
Không có câu trả lời nào chắc chắn cho câu hỏi trên. Một số người cho rằng hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ khi thị trường có thể đóng cửa phiên giao dịch vượt qua mức này. Tuy nhiên bạn có thể thấy trường hợp này không phải lúc nào cũng đúng.
Xem ví dụ dưới đây và xem điều gì xảy ra sau khi giá đã đóng cửa dưới vùng hỗ trợ 1.4700
Trong ví dụ này, giá đã đóng cửa phí dưới vùng hỗ trợ 1.4700 nhưng nhanh chóng tăng điểm vượt lên trở lại. Nếu bạn tin tưởng vào sự phá vỡ (breakout) này và đặt lệnh bán cặp tiền này, bạn sẽ bị thua lỗ
Nhìn vào biểu đồ bên trên, bạn sẽ kết luận lại là vùng hỗ trợ này không thực sự đã bị phá vỡ, nó vẫn còn tác dụng hỗ trợ và bây giờ có thể còn mạnh hơn
Để giúp bạn lọc nhưng dấu hiệu phá vỡ sai, bạn cần nghĩ mức hỗ trợ và kháng cự là một “vùng” hơn là một con số chính xác
Một cách có thể giúp bạn xác định vùng này lại đặt hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ đường (line chart) hơn là trên biểu đồ nến (candlestick chart). Nguyên nhân là line chart chỉ cho bạn thấy mức giá đóng cửa trong khi candlestick chart thì còn có giá cao nhất và thấp nhất. Những vùng giá cao nhất thấp nhất này có thể là tín hiệu sai bởi vì có đôi khi đó là 1 đợt “co giật” của thị trường.
Nhìn vào biểu đồ đường (line chart) bên dưới, bạn sẽ đặt được các vùng hỗ trợ và kháng cự ở những vùng mà giá thể hiện nhiều đỉnh hoặc đáy
Những vấn đề thú vị khác về hỗ trợ và kháng cự:
Khi giá phá vỡ kháng cự thì kháng cự đó có thể biến thành hỗ trợ
Giá càng “thử” vùng kháng cự hoặc hỗ trợ nhiều mà không phá vỡ vùng đó thì vùng kháng cự hoặc hỗ trợ đó càng mạnh hơn
Khi một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ thì sức mạnh của biến động tiếp theo của giá sẽ phụ thuộc sự mạnh mẽ của giá trong việc phá vỡ hỗ trợ và kháng cự
Ngoài ra bạn có thể dùng chỉ báo Fibonacci để vẻ ngưỡng kháng cự, hổ trợ để có được điểm chốt lợi hay cắt lỗ hiệu quả nhất
xem thêm:
- Kỹ thuật đọc biểu đồ nến cơ bản trong trade coin.
- Phí giao dịch: Kẻ âm thầm hút máu của những trader.
- 4 mô hình quan trọng trong Phân tích kỹ thuật Trade coin