Một phụ nữ 77 tuổi ở thị trấn Chesterton thuộc bang Indiana Hoa Kỳ đã nhận được một email vào tháng 6, thông báo rằng tài khoản PayPal của bà đã bị xâm nhập.
Email cho biết gần 500 đô la đã bị lấy ra khỏi tài khoản và bà cần gọi điện đến một số điện thoại cụ thể đã được đính kèm để khắc phục sự cố.
Bà đã gọi đến số điện thoại như yêu cầu và đầu dây bên kia là một người đàn ông nói giọng nước ngoài hướng dẫn bà mua 3.500 đô la Bitcoin trên sàn giao dịch Coinbase.
Người đàn ông sau đó đề nghị tự mình hướng dẫn bà bằng cách truy cập điện thoại thông minh của bà thông qua kỹ thuật chia sẻ màn hình. Hắn cũng hỏi liệu có thể kiểm tra tài khoản để hỗ trợ bà lấy lại số tiền đã mất trên PayPal hay không.
Bà đã đồng ý với tất cả các yêu cầu của người đàn ông này và thậm chí cung cấp cho hắn một tấm ảnh ID của mình.
Cuối cùng, bà nhận ra rằng tổng trị giá 8.800 đô la đã biến mất khỏi tài khoản sau sáu lần rút tiền. Cùng với 3.500 đô la được sử dụng để mua Bitcoin, bà ấy đã mất hơn 12.000 đô la.
Những vụ lừa đảo như thế này thường xuyên xảy ra, nạn nhân thường là những người lớn tuổi. Nhiều nạn nhân đã xấu hổ khi báo cáo vụ việc với cơ quan pháp luật.
Cảnh sát Chesterton, Sgt. Dave Virijevich cho biết:
“Có vẻ như ở một độ tuổi nhất định, quá nhiều người dễ mắc phải những kiểu lừa đảo này. Những loại tội phạm này lợi dụng lòng tốt của con người. Chúng săn lùng bản chất đáng tin cậy của họ”.
“Tôi đoán rằng người phụ nữ này chưa bao giờ nghe nói về Bitcoin cho đến khi bà ấy được yêu cầu mua loại tiền tệ không thể theo dõi, không thể truy xuất này. Bọn tội phạm đang gây ra tội ác này từ các quốc gia không bị dẫn độ, có nghĩa là chúng có thể sẽ không bao giờ bị bắt”.
Những kẻ lừa đảo thường đến từ các quốc gia khác, sử dụng các ứng dụng nhận dạng người gọi đặc biệt (caller ID), khiến số điện thoại của chúng trông giống như số điện thoại của một tổ chức có uy tín.
“Nó thực sự không phải từ Bộ Tài chính Hoa Kỳ hay IRS, nhưng có vẻ như nó là như vậy. Nhiều người lớn tuổi thậm chí không biết rằng có những ứng dụng này tồn tại. Họ không nghĩ kỹ về tính hợp pháp của nó”, Virijevich nói thêm.
Ví dụ: số điện thoại được sử dụng cho trò lừa đảo này có đầu tố 202, có thể gợi ý rằng nó đến từ Washington, D.C.
“Nhưng các nạn nhân cho rằng đó là hợp pháp và họ cần phải tuân thủ những gì họ được yêu cầu. Họ lo lắng về việc có lệnh bắt giữ họ hoặc bất cứ trò lừa đảo nào có thể xảy ra. Họ sợ rằng các cảnh sát trưởng Hoa Kỳ sẽ đến bắt họ. Thật là xấu hổ”.
“Thật đáng buồn khi phải nói rằng những tên tội phạm này là những kẻ thao túng tâm lý rất giỏi. Chúng đang quay ngẫu nhiên hàng nghìn số điện thoại của mọi người. Nếu chỉ một trong số ít người ở đó bị dính bẫy, thì chúng đã rất thành công. Và nếu những tên lừa đảo sống ở nơi nào đó có giá trị đồng đô la Mỹ cao hơn, thì việc người phụ nữ này mất 12.000 đô la ở đây có thể tương đương với khoảng 30.000 đến 40.000 đô la ở đó”.
Người phụ nữ này cuối cùng đã có thể nhận lại 2.000 đô la từ ngân hàng. Kể từ đó, bà đã đóng tài khoản bị ảnh hưởng và mua một chiếc điện thoại di động mới, đồng thời thông báo cho nhà chức trách về vụ việc.
- Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an hoàn tất điều tra, đề nghị truy tố 16 bị can trong vụ dàn dựng cướp 35 tỷ tại Long Thành – Dầu Giây
- Tổ chức e-sports FaZe Clan sa thải một thành viên và đình chỉ ba thành viên khác vì quảng bá scam tiền điện tử
Ông Giáo
Theo Newsweek