Theo nguồn tin từ báo Thanh Niên, ngày 21/5 Bộ Công An chính chính thức vào cuộc điều tra vụ nhà đầu tư tố đường dây “tiền ảo” lừa 15.000 tỉ đồng, liên quan đến Công ty Modern Tech, nhằm làm rõ hành vi của các đối tượng kêu gọi đầu tư iFan.
Trước đó, sáng 8/4, hàng chục người kéo đến trụ sở Công ty Modern Tech ( tọa lạc tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, Q.1, TP.HCM) treo băng rôn tố cáo Modern Tech và nhóm phát triển iFan, Pincoin lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên đến 15.000 tỉ đồng và cầu cứu cơ quan chức năng vào cuộc.
Ông Vũ Hữu Lợi (người đồng sáng lập, kiêm Giám đốc phát triển iFan Quốc tế) và nhóm sáng lập Modern Tech đến Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bị người bị hại gửi đơn tố cáo tới cơ quan công an.
Ngày 21.5, lãnh đạo Cơ quan CSĐT Bộ Công an chỉ đạo phối hợp Công an TP.HCM điều tra hành vi liên quan đến việc kêu gọi nhà đầu tư mua iFan, Pincoin của nhóm thành lập Modern Tech.
Có 7 người thành lập và điều hành Modern Tech gồm: ông Hồ Xuân Văn góp vốn 13 tỉ đồng, tương đương có 13% cổ phần; Bùi Thị Ngọc Mỹ (ngụ Bình Dương), Hồ Phú Ty (ngụ Tây Ninh), Lương Huỳnh Quốc Huy (ngụ Long An), Lưu Trọng Tuấn (ngụ Q.8, TP.HCM), Nguyễn Đức Trọng (ngụ Đồng Nai), Nguyễn Trung Hiếu (ngụ Lâm Đồng) góp 12 tỉ đồng/người, Vũ Hữu Lợi (ngụ Tuyên Quang) góp 15 tỉ đồng. Những người này đều kinh doanh trong lĩnh vực đa cấp.
Cơ quan công an xác minh tiền số iFan gắn mác là dự án đến từ Công ty Ifan PTE.LTD có trụ sở ở Singapore, phát hành dưới dạng mã hóa token, lấy tên là iFan thông qua trang web https://ifan.io/. Công ty Ifan PTE.LTD ủy quyền cho Modern Tech làm đại diện cho iFan, Pincoin tại VN.
Công ty Modern Tech đã đứng ra tổ chức hàng loạt các sự kiện tại TP.HCM và Hà Nội nhằm huy động vốn từ các nhà đầu tư. Cụ thể, ngày 15.11.2017 và 5.12.2017, tại TP.HCM và Hà Nội, Hồ Xuân Văn, Diệp Khắc Cường, Lê Ngọc Tuấn (Tuấn Cam) và một số người đứng ra tổ chức sự kiện và phát hành iFan với giá khởi điểm 1,6 USD/iFan. Nhóm này hứa hẹn sẽ trả nhà đầu tư mức lãi suất ít nhất 48%/tháng và thời gian hoàn vốn lâu nhất là 4 tháng. Để phát triển hệ thống, nhóm iFan sử dụng hình thức ủy thác đầu tư với mức lãi 48%/tháng và tùy theo từng gói đầu tư từ 100 – 100.000 USD mà có mức lãi từ 0,1 – 0,35%/ngày. Nhưng sau sự kiện Bitconnect ngừng lending một ngày thì Ifan cũng tuyên bố dừng lending với lý do Singapore cấm hình thức kinh doanh này. Giá Ifan từ đỉnh điểm 5$ rớt xuống còn vài cent mà không ai thèm mua.
Ông Diệp Khắc Cường ngay sau đó đã tổ chức họp báo bác bỏ sự liên quan của mình với Ifan, ông cũng cho rằng mình là nạn nhân của đường dây đa cấp núp bóng tiền mã hóa và công nghệ blockchain này.
Cơ quan CSĐT nhận định, hành vi nêu trên của Modern Tech là hình thức kinh doanh đa cấp sử dụng tiền số iFan, vì vậy phải sớm điều tra việc hưởng lợi của các cá nhân nói trên, thiệt hại của các nhà đầu tư… Cơ quan điều tra cũng kêu gọi các nạn nhân trong đường dây này cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan đến việc đầu tư tiền ảo iFan.
- Diệp Khắc Cường là ‘cừu’ hay ‘sói’ trong vụ đa cấp nghìn tỷ iFan?
- Ifan có thực sự lừa đảo 32.000 người và chiếm đoạt 15.000 tỷ đồng hay không?
- Thủ tướng ra lệnh kiểm soát Tiền ảo đa cấp sau vụ ifan
Thạch Sanh