Trang chủ Tạp chí Bài 35: Cách mạng Satoshi – Sự bùng nổ choáng ngợp...

Bài 35: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Sự bùng nổ choáng ngợp của Trật tự tự phát

Cách mạng Satoshi: Cuộc cách mạng của hi vọng
Mục 3: Sự phân quyền
Chương 8, Phần 5: Sự bùng nổ choáng ngợp của Trật tự tự phát
Tác giả: Wendy McElroy

“Nền văn minh của chúng ta phụ thuộc không chỉ vào nguồn gốc của nó mà còn vào việc bảo tồn những gì chỉ có thể được mô tả chính xác là trật tự mở rộng của sự hợp tác của con người, một trật tự phổ biến hơn, được gọi là chủ nghĩa tư bản.”

—Friedrich Hayek, trong The Fatal Conceit (Sự tự phụ chết người)

Tiền mã hóa mang đến trật tự cho lĩnh vực tiền tệ. Nó có vẻ như hỗn loạn vì cụm từ “trật tự” thường được sử dụng như một từ đồng nghĩa cho từ “đồng nhất”. Các hàng ngũ song song nhau của cuộc hành quân trên một khu vực diễu hành, hay toàn bộ ngành công nghiệp được vận hành bởi các tiêu chuẩn và thực hành theo chính sách bắt buộc. Ngược lại, crypto có vẻ giống với miền Tây hoang dã, phần lớn là do ba yếu tố: (1) crypto thể hiện thái cực đối lập của tính đồng nhất trong quân sự, (2) trật tự tự phát; (2) crypto đang trong giai đoạn non trẻ và vẫn đang phát triển, vẫn đang vật lộn để tìm sự cân bằng trong các thể chế, phong tục và giá cả; và các quy định và hạn chế của chính phủ cản trở sự phát triển mang tính đổi mới của nó bằng cách cố gắng ép buộc phải tuân theo.

cach-mang-satoshi-bai-35

Chính phủ tranh luận rằng họ cần phải can thiệp bởi vì thị trường trong lĩnh vực crypto không thể tự điều chỉnh chính nó.

Sự tốt đẹp “gần như không trọn vẹn” của Nền văn minh

Nền văn minh là một lợi ích tuyệt vời cho nhân loại. Nó cung cấp “hàng hóa” như kiến thức, sự thịnh vượng, văn hóa, sự tiến bộ, và việc tự hoàn chỉnh cảm xúc cá nhân theo cách thức mà con người không thể làm được trong sự cô lập. Việc mọi người muốn tách biệt và cô lập chỉ trở nên thích hợp khi một nền văn minh “quá độc tài” và nó tước đi tất cả sự tự do và trở thành một mối nguy hiểm cho cuộc sống riêng. Sau đó, những nô lệ trước chiến tranh chạy trốn về phía Bắc với những vết thương trên gót chân của họ. Sau đó, những người thanh niên tuyệt vọng leo lên một bức tường đầy dây thép gai ở phía Đông Berlin, mặc dù những khẩu súng đang nằm trên lưng họ. Họ thoát khỏi một cuộc tàn sát đi qua một nền văn minh, và họ đã bất chấp mạng sống của mình để làm vậy.

Một câu hỏi then chốt dành cho crypto tự do đó là liệu thị trường tự do có thể thiết lập được nền văn minh tiền tệ hay không. Câu hỏi này cụ thể hơn là: trật tự phát sinh như thế nào, và nó giảm xuống như thế nào? Các câu hỏi rất quan trọng bởi vì, nếu tự do không thể cung cấp một xã hội lành mạnh, thì một cơ quan trung ương sẽ lấp đầy khoảng trống này. Murray Rothbard đã tham gia cuộc đấu tranh chính trị trong suốt lịch sử với “Quyền lực và Tự do”. Nếu nền văn minh đòi hỏi kế hoạch tập trung (central planning), thì Quyền lực thắng. Nếu một đơn vị tiền tệ đòi hỏi một chính quyền trung ương, thì Quyền lực sẽ thắng.

Tự do có vẻ như yếu thế hơn trong cuộc chiến này. Nền văn minh không chỉ xuất hiện mà không có chính phủ, sự hiện diện của chính quyền là trở ngại lớn nhất của nó. Nguồn gốc của nền văn minh chính là trật tự tự phát.

Trật tự tự phát (Spontaneous Order)

Một minh họa phổ biến về trật tự tự phát đó là việc tạo ra một con đường xuyên qua một cánh đồng mọc đầy cỏ cao. Người đầu tiên băng qua cánh đồng tạo ra một lối mòn thô, được vạch ra bằng những thân cây gãy. Mười người tiếp theo cũng chọn đi qua lối mòn đó. Một con đường mòn được vạch ra rõ ràng bắt đầu xuất hiện, và nó trở thành lối đi tiêu chuẩn để băng qua cánh đồng. Theo một cách nói nổi tiếng thì con đường đó chính là “kết quả của hành động con người nhưng không phải thiết kế của con người”.

Ví dụ về con đường ở trên là một phiên bản rút gọn của trật tự tự phát. Nó truyền tải ý tưởng cơ bản, nhưng nó vẫn chưa thõa mãn được hết. Bởi một lý do duy nhất, để thay thế mô hình kế hoạch trung tâm của nền văn minh, cần phải giải thích nhiều hơn là cách tạo đường mòn. Làm thế nào một mạng lưới toàn cầu phức tạp của những sự tương tác giữa những người lạ với nhau có thể tạo ra được các nền văn minh? Làm thế nào những người lạ mặt có thể hình thành nên một mạng lưới liền mạch mà sau đó trở thành một nền kinh tế và xã hội phát triển?

Crypto cung cấp câu trả lời: đó chính là sự hợp tác, cho dù mục tiêu đó có phải chủ ý hay không. Một vài sự hợp tác là có chủ ý. Những người nông dân bán sản phẩm cho thị trường địa phương; một nhóm lập trình viên thiết kế ứng dụng mới nhất, một bệnh viện điều phối lịch trình của nhân viên, và các bác sĩ tham khảo ý kiến về bệnh nhân; các tài xế xe tải giao hàng đến một địa chỉ cụ thể; một doanh nghiệp startup kí hợp đồng với một chuyên gia marketing; một công ty quốc tế thiết lập mối quan hệ với các đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, sự hợp tác không nhằm tạo ra nền văn minh hay xã hội. Nó được thúc đẩy bởi sự tự quan tâm, cho dù khái niệm đó được định nghĩa là lợi nhuận, sự thỏa mãn hay một số hình thức thanh toán khác.

“Tôi, cây bút chì” (1958) là một tiểu luận nổi tiếng được viết bởi Leonard Read, nhà sáng lập Tổ chức Giáo dục Kinh tế (Foundation for Economic Education). Tác phẩm thuật lại câu chuyện từ góc nhìn của một cây bút chì, ghi chép lại sự tồn tại của chính nó. Câu chuyện bắt đầu với việc thu hoạch, khai thác, và hình thành các nguyên liệu thô, bao gồm gỗ tuyết tùng, keo, sáp, than chì, sơn mài và đá bọt. Đoàn thủy thủ của tàu nước ngoài vận chuyển vật liệu đến nơi công nhân bến tàu dỡ các container, và tài xế xe tải chở chúng đến các nhà máy sản xuất bút chì. Cho đến thời điểm này, hầu hết mọi người tham gia sản xuất bút chì đều không quan tâm đến việc gì khác ngoài việc này; thậm chí có lẽ họ còn không biết vai trò của mình. Họ chỉ đang kiếm sống, đơn giản vậy thôi.

Nhà máy là nơi sự hợp tác tự giác trong việc tạo ra cây bút chì được bắt đầu. Cho dù tự động hay không, nhà máy đòi hỏi các nhà đầu tư, sự giám sát, thợ sửa chữa, một người gác cổng và một loạt những người khác để sản xuất một công cụ. Tất nhiên, lợi nhuận nằm trong việc sản xuất ra hàng triệu và hàng triệu công cụ đó.

Trong bài giới thiệu về “Tôi, Cây bút chì,” nhà kinh tế học đạt giải Nobel Milton Friedman đã viết,
“Không ai trong số hàng ngàn người tham gia vào việc sản xuất bút chì thực hiện nhiệm vụ của mình chỉ vì anh ta muốn có một cây bút chì. Một vài người trong số chưa bao giờ thấy một cây bút chì và sẽ không biết nó để làm gì. Mỗi người đều nhìn nhận công việc của mình như là một cách để có được hàng hóa và dịch vụ mà mình muốn – hàng hóa và dịch vụ chúng ta sản xuất để có được cây bút chì mà chúng ta muốn. Mỗi lần chúng tôi đến cửa hàng và mua một cây bút chì, chúng ta đang trao đổi một phần dịch vụ của mình cho số lượng dịch vụ rất nhỏ mà mỗi người trong số hàng ngàn người đóng góp vào việc sản xuất cây bút chì.”

“Nó thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn rằng cây bút chì đã từng được sản xuất. Không ai ngồi trong một văn phòng trung ương ra lệnh cho hàng ngàn người này. Không có cảnh sát quân sự nào thi hành những mệnh lệnh mà trước đó không được đưa ra. Những người này sống ở nhiều vùng đất, nói các ngôn ngữ khác nhau, thực hành các tôn giáo khác nhau, thậm chí có thể ghét nhau, nhưng những sự khác biệt này không hề ngăn cản họ hợp tác với nhau để sản xuất ra cây bút chì. Chuyện đó đã xảy ra như thế nào? Adam Smith đã cho chúng ta câu trả lời hai trăm năm trước.”

Câu trả lời của Smith chính là “bàn tay vô hình”. Thuật ngữ này đã được giới thiệu trong cuốn sách mà Smith coi là kiệt tác của ông, The Theory of Moral Sentiments – 1759 (Tạm dịch: Lý thuyết về các tình cảm luân lý), và nó xuất hiện một lần nữa trong tác phẩm tiếp theo của ông, Wealth of Nations – 1776 (Nguồn gốc của cải của các quốc gia). Bàn tay vô hình đề cập đến những lợi ích không có chủ ý nhưng mang ý nghĩa to lớn cho xã hội, bắt nguồn từ những người hành động vì lợi ích riêng của họ, đặc biệt là lợi ích kinh tế, theo cách được mô tả bởi cuốn “Tôi, Cây bút chì”.

Những người làm việc tại nhà máy không có kế hoạch xã hội to lớn nào ngoài việc sản xuất bút chì một cách hiệu quả và có lợi nhuận. Và, tuy nhiên, xã hội cũng được lợi. Trẻ em có bút chì để sử dụng trong lớp học nghệ thuật, những công nhân có thể nuôi gia đình của họ, và một sản phẩm hữu dụng và không tốn kém. Tất cả đều thịnh vượng. Nhưng đối với thị trường tự do, để cung cấp các lợi ích xã hội, các quy định và hạn chế của chính phủ phải được loại bỏ.

Điều này trả lời các câu hỏi đặt ra trước đó: trật tự phát sinh từ hành động “tự phục vụ” của các cá nhân hợp tác với những người khác, cho dù có chủ ý hay không. Các mệnh lệnh giảm xuống khi quyền lợi bản thân và việc tương tác tự nguyện bị cản trở bởi sự can thiệp của chính phủ. Nói một cách ngắn gọn, Tự do mang lại trật tự và văn minh; Quyền lực tạo ra bất hòa và xung đột.

“Tôi, Cây bút chì” và “bàn tay vô hình” làm sáng tỏ một sự nhầm lẫn khác mà có thể đến từ ví dụ về con đường mòn; cụ thể là, định nghĩa của trật tự tự phát – “kết quả của hành động con người nhưng không phải thiết kế của con người” – là mơ hồ. Rõ ràng, trật tự trong nhà máy sản xuất bút chì được thiết kế bởi con người. Cụm từ này không phủ nhận thực tế đó. “Không phải thiết kế của con người” có nghĩa là không có người lập kế hoạch trung tâm nào tổ chức được tất cả mọi thứ nằm ngoài phạm vi của những người thiết kế, sở hữu và quản lý nhà máy.

“Không phải thiết kế của con người” ám chỉ đến một đội ngũ bao gồm những người lạ mà hành động của họ đem lại hàng loạt sản phẩm và dịch vụ tuyệt vời, mặc dù không có kế hoạch to lớn hay nhận thức có chủ ý để làm như vậy. Họ chỉ hành động theo tư lợi của mình. Kết quả là, một người bình thường có mức sống cao hơn so với tầng lớp quý tộc trong quá khứ. Sự hợp tác này cũng gắn kết mọi người lại với nhau trong hòa bình bởi vì họ có quyền lợi để được tiếp tục thu lợi từ nhau. Nhân sự hợp tác này với hàng triệu sự tương tác sẽ tạo ra hàng triệu sản phẩm và dịch vụ, và động lực sẽ trở thành một loại keo gắn kết xã hội với nhau và cho phép nền văn minh xuất hiện.

Nói cách khác, “không phải thiết kế của con người” không loại trừ sự hợp tác tích cực giữa các cá nhân. Hoàn toàn ngược lại. Nó từ chối bất kỳ nỗ lực nào của chính quyền trung ương để đưa nó vào giữa các cá nhân hợp tác, chẳng hạn như điều chỉnh dòng chảy tự do của crypto giữa các cá nhân. Cụm từ này tìm cách để giải thích: làm thế nào các mạng lưới phức tạp có thể phát sinh từ sự hợp tác có vẻ như ngẫu nhiên và không có chủ ý mà xã hội hiện đại phụ thuộc.

Có thể cho rằng, một người đã thiết kế Bitcoin, đồng tiền mã hóa đầu tiên. Nhưng một chuỗi dài các nhà lý thuyết và crypto-anarchists (những người vô chính phủ trong lĩnh vực crypto) đã tạo ra con đường cho Satoshi Nakamoto. Hầu như tất cả những người trong số họ đã làm như vậy mà không kháng cáo với chính phủ hoặc tiền lương được trả thuế. Tiền mã hóa tồn tại được do có một lượng lớn những người kiểm soát node, thực hiện chuyển giao, chuyên môn hóa blockchain, phát minh ra phần mềm tốt hơn, và hợp tác để đạt được lợi ích của riêng họ, và điều này lại mang lại lợi ích cho người khác. Bitcoin bùng nổ trong bối cảnh tiền tệ và thay đổi động lực kinh tế mãi mãi bởi vì nó không tuân theo bất kỳ chính quyền trung ương nào. Nó mang trong mình sự hoang dã và sự đổi mới của tự do.

Tiền mã hóa có thể giống với sự hỗn loạn vì chúng không thể hiện trật tự mang tính quân đội; chúng vẫn còn trong giai đoạn mới phát triển; và có một cuộc chiến tranh giữa Tự do và Quyền lợi đang bóp méo chức năng của chúng. Hơn nữa, Quyền lực là một chiến dịch tuyên truyền. Quyền lực muốn lợi thế cực đoan của những người tin crypto là sự hỗn loạn, và đó là biện pháp khắc phục. Nhưng nó không phải vậy. Hay đúng hơn, nó là một “biện pháp” mà có thể đã thất bại để tạo ra một cây bút chì hoặc tạo ra một cây bút chì đắt tiền như một món đồ xa xỉ.

Kết luận

Cho đến giờ, bài viết này đã áp dụng trật tự tự phát vào kinh tế, đó là nền tảng của xã hội. Nhưng con người có những nhu cầu khác, cũng như: luật pháp, tinh thần, văn hóa, giáo dục, gia đình… đây là một số thể chế mà theo đó nền văn minh được định nghĩa. Với nền tảng có sẵn, đây là thời điểm để khám phá cách thức trật tự tự phát thiết lập nên các tổ chức khác của nền văn minh. Chúng cũng không phải là kết quả từ thiết kế của con người – đó cũng không phải là kết quả của kế hoạch tập trung. Và tiền mã hóa đang xác định lại các thể chế này theo quan điểm của Tự do.

Bài 34: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Crypto và sự bất khả thi trong kiến thức về việc lập kế hoạch

Bài 36: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Crypto có thể tạo ra một hệ thống chính trị “hoàn hảo”

Dịch giả: Diệu Anh

Theo Tapchibitcoin

MỚI CẬP NHẬT

Tâm lý xã hội về Bitcoin chạm đáy trong năm, báo hiệu giá sắp...

Tâm lý xã hội về Bitcoin đã chạm mức thấp nhất vào năm 2024, báo hiệu khả năng giá sắp phục hồi trên ngưỡng...
stablecoin

SpaceX của Elon Musk sử dụng stablecoin để phòng ngừa rủi ro ngoại hối

Theo nhà đầu tư mạo hiểm Chamath Palihapitiya đến từ Silicon Valley cho biết trong podcast All-In vào thứ 6, SpaceX đang sử dụng...

UAE hiện nắm giữ 40 ​​tỷ đô la Bitcoin

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hiện sở hữu 40 tỷ đô la Bitcoin sau nhiều năm đầu tư để xây...

4 sự kiện kinh tế quan trọng có thể định hình giá trị của...

Khi năm 2024 đang dần khép lại, cộng đồng đam mê Bitcoin không khỏi xôn xao suy đoán về tương lai của đồng tiền...
Wall Street Pepe presale xuất sắc huy động vượt 33,5 triệu USD

Dogecoin và Pepe phục hồi mạnh mẽ, Wall Street Pepe presale xuất sắc huy...

Sau cú sụt giảm mạnh khiến toàn bộ thị trường điêu đứng, Bitcoin đã ngay lập tức phục hồi ấn tượng, tăng 3,9% và...

Tin vắn Crypto 22/12: Bitcoin đã sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng giá...

Từ nhận định Bitcoin đã sẵn sàng bước vào giai đoạn parabol của chu kỳ thị trường hiện tại đến Spacecoin XYZ đã phóng...
doge-giam-gia

Dogecoin lao dốc 30% từ đỉnh, đối mặt nguy cơ tụt dưới mốc $0,20

Giá Dogecoin (DOGE) giảm hơn 30% so với mức cao nhất năm là $0,48 vào đầu tháng này. Sự sụt giảm được liên kết...

Nhiều Bitcoin “ngủ đông” đang dần hồi sinh và được chuyển đến ví mới

Trong suốt bốn ngày qua, giá Bitcoin liên tục thoái lui khỏi mức đỉnh kỷ lục 108.000 USD, chứng kiến giá trị giảm hơn...

Doanh số NFT tăng 32% trong tuần đạt 304 triệu đô la

Tuần trước, doanh số bán NFT dựa trên Ethereum đã ghi nhận mức tăng mạnh, đẩy tổng khối lượng giao dịch NFT kỹ thuật...

Altcoin tăng 20.000% và 9 token khác đang dẫn đầu về hoạt động cá...

Dữ liệu mới nhất từ công ty nghiên cứu thị trường Santiment đã chỉ ra một altcoin đang ghi nhận mức tăng trưởng ấn...
XRP

Cá voi XRP mua dip, ảnh hưởng thế nào đến giá?

Giá Ripple (XRP) giảm gần đây đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư lớn, với dữ liệu on-chain cho thấy...
Bitcoin

Bitcoin sụp đổ có thể là bước đệm cho sự phục hồi lịch sử...

Giá Bitcoin gần đây đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 108.364 đô la trước khi lao dốc xuống còn 92.118 đô...

Cựu CEO Binance.US Brian Brooks gia nhập hội đồng quản trị MicroStrategy

MicroStrategy, công ty phần mềm nổi bật của bò Bitcoin Michael Saylor, vừa thông báo việc bổ nhiệm cựu CEO của Binance.US, Brian Brooks,...
hype-tang-gia

Hyperliquid (HYPE) lập kỷ lục mới, điều gì thúc đẩy sự tăng trưởng đột...

Hyperliquid đã đạt được một cột mốc quan trọng với khối lượng giao dịch đạt 11,5 tỷ USD và khối lượng thanh lý lên...

Nhà sáng lập Hex, Richard Heart, bị Interpol và Europol truy nã vì trốn...

Tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol đã phát hành "Thông báo Đỏ" đến các quốc gia thành viên theo yêu cầu của Phần...
mua-altcoin

Cơ hội mùa altcoin giảm, nhưng 3 chỉ số chỉ ra tiềm năng hồi...

Ngày 4 tháng 12, chỉ số mùa altcoin đã đạt mức 88, gợi ý rằng các tiền điện tử ngoài Bitcoin có thể sẽ...