Trang chủ Tạp chí Bài 38: Cách mạng Satoshi – Crypto và Kết cấu của...

Bài 38: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Crypto và Kết cấu của Cuộc đấu tranh giai cấp

crypto-va-ket-cau-cua-cuoc-dau-tranh-giai-cap

Cách mạng Satoshi: Cuộc cách mạng của hi vọng
Mục 4: Nhà nước so với Xã hội
Chương 9, Phần 2: Crypto và Kết cấu của Cuộc đấu tranh giai cấp
Tác giả: Wendy McElroy

Bức tường ngăn cách Nhà nước và Xã hội đang dần bị đổ vỡ. Hay đúng hơn, Nhà nước đang tác động lên bức tường đó bằng một cây búa khoan trong nỗ lực để kiểm soát mọi khía cạnh của một cuộc sống. Những người mà bạn tiếp xúc hàng ngày đã thôi không còn là “những người hàng xóm tốt bụng, những người buôn bán thật thà, và những người lạ không vụ lợi” nữa. Họ đang dần trở thành những người cung cấp tin tức cho Nhà nước – những người giám sát biểu hiện của bạn, tiền bạc, hành vi và thái độ của bạn để báo cáo bạn với chính quyền. Họ không còn là “xã hội” nữa mà thay vào đó họ trở thành “nhà nước”.

–Murray Rothbard

Cách mạng Satoshi

Tiền mã hóa có một lợi thế mà hầu hết các loại tiền thay thế khác trong quá khứ đều không có. Nó không giống với các loại tiền tệ do nhà nước phát hành hoặc các hệ thống chuyển giao do nhà nước kiểm soát, chẳng hạn như các ngân hàng. Kết cấu và chức năng mang tính cách mạng của nó tương thích độc nhất với xã hội, đồng thời tương phản với nhà nước.

Nhà nước so với Xã hội: “phân tích tầng lớp những người theo chủ nghĩa tự do” được dựa trên sự tương tác của hai loại, hai loại đó có sự xung đột không thể giải quyết được. Kết cấu của mỗi lớp – cách sắp xếp các thành phần của chúng đi theo một chủ đề thống nhất – cũng có tính đối lập. Trong phân tích này, crypto bước vào với một khuôn khổ mà trong đó nó sẽ “khiển trách” nhà nước và cung cấp cho xã hội những thứ mà nó thiếu sót: một thị trường tiền tệ tự do cho những người bình thường. Tính tương thích của crypto và thị trường tự do được sinh ra bởi các kết cấu giống nhau của chúng. (“Xã hội” và “thị trường tự do ở đây được sử dụng như các từ đồng nghĩa bởi vì, trong khái niệm rộng nhất của nó, thị trường tự do” không chỉ là một động lực kinh tế, ví dụ, có thể có một “thị trường tự do của những ý tưởng”. Thuật ngữ này đề cập đến bất kỳ các sàn giao dịch tự do nào.)

Kết cấu của Nhà nước, Xã hội, và Crypto

“Form follows function” (Hình thức dựa theo chức năng) có nghĩa là hình dáng cơ bản của một vật được quyết định bởi mục đích của nó. Đối với Frank Lloyd Wright thì hai yếu tố này không thể tách rời. “Hình thức dựa theo chức năng” đã bị hiểu sai, Wright cho biết, “Hình thức và chức năng phải là một, phải được hòa quyện trong một thể thống nhất.”

Điều này đúng với Chính phủ hay Nhà nước; nó cũng đúng với Xã hội.

Chức năng của một nhà nước chính là điều chỉnh xã hội theo một cách mà nó sẽ duy trì được sự tồn tại và những đặc quyền của nhà nước đó. Nhà nước sử dụng vũ lực hoặc đe dọa để áp đặt các chính sách của mình; đằng sau mỗi luật lệ là một khẩu súng và mối đe dọa của nó. Mục đích của nhà nước quyết định đến hình thức của nó; các cơ quan mang tính áp bức, chẳng hạn như xuất hiện đầy rẫy việc thi hành pháp luật và quân đội. Các trường hợp xâm phạm, chẳng hạn như bộ sưu tập dữ liệu cá nhân rộng rãi, là điều bình thường. Đổi lại, các cơ quan đòi hỏi phải tập trung hóa và bộ máy quan liêu mạnh mẽ.

Chức năng của xã hội đó là nó đóng vai trò một nơi tụ họp mà ở đó các cá nhân tương tác một cách ôn hòa vì lợi ích chung, cho dù lợi ích đó được định nghĩa trong các điều kiện kinh tế, tinh thần hay các điều khoản khác. Xã hội là tự nguyện, với các nghĩa vụ pháp lý chỉ phát sinh từ những bản hợp đồng và sự đồng thuận. Bởi vì các cá nhân rất đa dạng và không thể đoán trước được, hình thức xã hội rất linh hoạt, phản ứng nhanh và mang tính phân quyền cao.

Hai tầng lớp này đang có “chiến tranh” với nhau vì Nhà nước không tự sản xuất ra của cải của riêng mình; nó lấy những thứ cần thiết từ Xã hội thông qua thuế trong nhiều biểu hiện khác nhau, bao gồm cả lạm phát. Để làm như vậy, nhà nước sẽ khẳng định quyền hạn của mình đối với hành vi hòa bình của người khác, điều này khiến những người khác phản đối.

Tuy nhiên, nhà nước cướp bóc nhiều hơn xã hội. Nó chiếm đoạt các chức năng của xã hội – những tương tác đáng lẽ phải xuất hiện trên thị trường tự do – chẳng hạn như xây dựng cầu đường và các tổ chức tài chính. Theo thời gian, các phân đoạn xã hội sẽ được tái định hình để giống như những cánh tay của nhà nước. Ngân hàng là một ví dụ điển hình. Ngân hàng thị trường tự do sẽ phục vụ nhu cầu của khách hàng, bao gồm cả quyền riêng tư. Các ngân hàng hiện nay là các trung tâm thu thập thông tin cho nhà nước, với các yêu cầu của khách hàng là thứ cấp.

Trong quá khứ, sự lấn chiếm của nhà nước đối với xã hội được hưởng một lợi thế rất lớn; nhà nước kiểm soát khái niệm pháp lý của tiền tệ, sự phát hành và lưu lượng của nó. Xã hội đã phải chấp nhận tiền tệ pháp định, chấp nhận các chính sách tiền tệ, và chấp nhận sống với các quy tắc ngân hàng. Ít nhất, xã hội không có sự lựa chọn thực sự nào cho đến khi xuất hiện sự bùng nổ của tiền mã hóa. Bỗng dưng các cá nhân trở thành ngân hàng của riêng họ, và họ đã tự mình trao đổi… tất cả mà không có nhà nước.

Crypto là tiền tệ của xã hội, tiền tệ của mọi người. Điều này không bị phủ nhận bởi thực tế là một số người trở nên giàu có một cách lố bịch nhờ crypto; thị trường tự do luôn luôn thưởng cho những nhà cải cách thành công và những người tiếp nhận từ giai đoạn đầu. Điều này không bị hủy hoại bởi các thử nghiệm crypto thất bại; thị trường tự do được ví như một phòng thí nghiệm khắc nghiệt, với rất nhiều “ngõ cụt”. Những người bất cẩn làm mất tiền qua các hành vi ngu xuẩn, nhận ra rằng thị trường tự do cũng là một cơ chế điều chỉnh không có “lòng trắc ẩn”. Thậm chí những vụ lừa đảo gian lận cũng không “phủ một bầu không khí ảm đạm” lên crypto với vai trò như đồng tiền của xã hội. Các vụ lừa đảo ám ảnh tất cả các hoạt động của con người, đặc biệt là những việc mang tính vụ lợi. Và những người yêu cầu nhà nước đưa ra một biện pháp khắc phục nên nhớ rằng nhà nước chính là gian lận và trộm cắp được thể chế hóa. Qua thời gian, thị trường tự do có xu hướng tự điều chỉnh.

Điều gì có thể đe dọa đến crypto trong vai trò là tiền tệ của xã hội? Mối nguy hiểm lớn nhất chính là việc thay đổi chức năng và định hình lại crypto từ một biểu hiện của xã hội thành một biểu hiện của nhà nước. Động cơ cho thứ gọi là “sự kính trọng” liên quan đến quy định, sự phát hành bởi nhà nước, và các biện pháp khác mà có thể làm giảm chức năng của crypto xuống thành một hình thức khác của tiền pháp định, một hình thức khác của ngân hàng trung ương.

Crypto và Xã hội đều có chung hình thức cơ bản

Một dấu hiệu của crypto trong vai trò là tiền tệ của xã hội đó là cả hai đều có cùng chức năng và hình thức cơ bản. Chức năng ở đây là trao quyền cho cá nhân; và hình thức sẽ dựa vào chức năng đó. Không có gì là ngạc nhiên khi cấu trúc của crypto có sự tương đồng với xã hội. Các điểm tương đồng bao gồm:

Một kết cấu vững chắc. Đối với crypto, kết cấu đó chính là blockchain, có khả năng miễn nhiễm đáng kể với các hoạt động thao túng và khai thác; đối với xã hội, đó là những nguyên tắc bất khả xâm phạm.

Các khuôn mẫu không ngăn cản sự đa dạng. Tính an toàn và tự do của chúng khuyến khích những đổi mới không có giới hạn. Một lý do chính đó là: Việc áp dụng kết cấu cơ bản không phải là vấn đề của luật pháp mà nó thuộc vào sự lựa chọn, điều này không bị giới hạn sau đó.

Các bên thứ ba không cần thiết cho nhiều giao dịch. Đối với một sự trao đổi mang tính phức tạp, chẳng hạn trong đó yêu cầu ký quỹ, thì một bên thứ ba sẽ rất hữu ích. Tuy nhiên, ngay cả khi đó, lượng niềm tin cần thiết có thể bị giới hạn bởi các chiến lược như “vào ra nhanh chóng”.
Không có rào cản nào để ngăn sự sát nhập. Không có giấy phép nhà nước, không có sự cho phép, không có hình thức pháp lý.

Cả crypto và xã hội đều có tính chất phân quyền. Một trong số nhiều lợi thế của điều này đó là cả hai đều không có điểm thất bại nào trong việc toàn bộ hệ thống dễ nhạy cảm với các tác nhân xấu.

Cá nhân chính là quỹ đạo của quyền lực. Miễn là có một người giữ được chìa khóa của mình, người đó sẽ kiểm soát việc sử dụng chúng. Trong xã hội thì đó là quyền của cá nhân để nói “không”.

Các giao dịch có thể là ký danh hoặc được công bố với mọi người, tùy thuộc vào sự lựa chọn của cá nhân. Crypto được mua với một danh tính giả, trong đó sử dụng những chiếc ví khác nhau cho mỗi giao dịch, gần như ẩn danh như tiền mặt.

Các sàn giao dịch không phải thuộc vào hệ tư tưởng hay chính trị. Crypto và thị trường tự do là những cấp độ tuyệt vời của sự phân biệt xã hội truyền thống, chẳng hạn như chủng tộc hoặc tôn giáo của người mua hoặc người bán.

Crypto và xã hội là hai thế giới mà ở đó sự giàu có dựa trên công sức và giá trị thực sự, bao gồm cả lợi nhuận đến từ việc chấp nhận rủi ro một cách thành công.

Ngược lại, kết cấu của nhà nước đối lập với crypto và thị trường tự do. Nó được dựa trên việc cưỡng chế hơn là sự đồng thuận; nó mang tính tập trung chứ không phải phân quyền; sự giàu có của nó đến từ việc tịch thu hơn là công sức. Hình thức dựa theo chức năng.

Kết luận

Có một giai thoại nổi tiếng về crypto. Đó là “crypto do nhà nước kiểm soát” và “sự tự do” có thể cùng tồn tại. Trên lý thuyết, điều đó là có thể. Trên thực tế, nó sẽ không xảy ra bởi vì crypto do nhà nước cấp hoặc do nhà nước kiểm soát không chỉ khác biệt về nguồn gốc mà còn cả hình thức của nó. Crypto không thể phục vụ cả nhà nước và xã hội; nó không thể thể hiện sự kiểm soát tập trung và sự lựa chọn phi tập trung. Cả hai có thể tồn tại song song trong một thời gian nhưng, chắc chắn, nhà nước sẽ cố để đạt được độc quyền.

Crypto đang dần trở thành một ranh giới mới trong cuộc đấu tranh giai cấp giữa nhà nước và xã hội. Nhà nước sẽ cố gắng định hình lại crypto để phục vụ cho mục đích riêng của mình. Thay vì quyền riêng tư và sự lựa chọn cá nhân, coin quốc doanh sẽ bao gồm việc quy định và vạch trần toàn bộ. Thay vì khả năng không cần đến sự có mặt của các bên thứ ba đáng tin cậy, giấy phép hoặc các sàn giao dịch giống với ngân hàng khả năng sẽ trở thành bên thứ ba. Lợi ích đầy kinh ngạc của crypto đối với xã hội sẽ bị đảo lộn, và nó sẽ trở thành lợi ích đối với nhà nước.

Crypto do nhà nước phát hành hoặc kiểm soát sẽ là một sự nhạo báng đầy cay đắng của tầm nhìn ban đầu, nhưng nó đang xảy ra. Và một trong những tác động chính của đồng tiền mới này sẽ gần như vô hình; hình thức cơ bản của crypto sẽ trái ngược hoàn toàn với những gì nó được tạo ra để thể hiện. Điều này dựa theo chức năng của sự thay đổi của crypto.

Hy vọng tốt nhất cho thị trường tự do crypto đó là các khái niệm, ví dụ như phân quyền, được gắn sâu vào cấu trúc của nó trong đó vấn đề nhà nước phải thất bại. Với vai trò là một biện pháp, nhà nước sẽ phải điều chỉnh những gì nó không thể tạo ra. Tiền của xã hội lúc đó sẽ trở nên rủi ro hơn và khó sử dụng hơn.

 Bài 37: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Crypto qua lăng kính của cuộc đấu tranh giai cấp

Bài 39: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Thị trường tự do có thể cung cấp luật pháp

Dịch giả: Diệu Anh

Theo Tapchibitcoin

MỚI CẬP NHẬT

Bitcoin ETF Hoa Kỳ ghi nhận dòng vào 2,4 tỷ đô la khi ETF...

Các quỹ Bitcoin ETF giao ngay đã có ​​tuần đầu tư tốt thứ tư, trong khi các ETF tại Trung Quốc trải qua tuần...
eth

ETH có thể đạt đỉnh chu kỳ là 20.000 đô la vào năm 2025

Giá Ethereum (ETH) có thể chuẩn bị cho một đợt điều chỉnh trong những tuần tới trước khi tiếp tục đà tăng bền vững...
chính sách của Hoa Kỳ có thể khiến các nhà đầu tư crypto sợ hãi

Coin Center cảnh báo chính sách quản lý của Mỹ có thể khiến các...

Nhóm vận động phi lợi nhuận Coin Center vừa đưa ra cảnh báo rằng, mặc dù chiến thắng của Donald Trump có thể mang...

Thủ tướng Phạm Minh Chính báo hiệu đã đến lúc quản lý Bitcoin tại...

Hôm nay, Quốc hội đã tiến hành thảo luận về hai dự thảo luật quan trọng: Dự thảo Luật quản lý và đầu tư...

Ethereum vs Solana: Altcoin nào sẽ dẫn đầu trong chu kỳ này?

Sự thống trị của Ethereum trong không gian DeFi khiến nó trở thành lựa chọn hàng đầu cho các dự án ổn định và...

Tin vắn Crypto 23/11: Bitcoin có khả năng chạm mốc $180.000 vào năm 2026...

Từ nhận định Bitcoin có khả năng cán mốc $180.000 vào năm 2026 đến Aptos công bố kế hoạch tích hợp dịch vụ thanh...

Dòng chảy ra ròng 4,5 tỷ USD tạo nên động lực tăng giá cho...

Dữ liệu từ IntoTheBlock tiết lộ rằng đã có dòng tiền trị giá 4,5 tỷ USD rút khỏi các sàn giao dịch trong bảy...
Cơ quan quản lý Hoa Kỳ xuất bản Hướng dẫn về tiền điện tử

Cơ quan quản lý Hoa Kỳ xuất bản hướng dẫn về tiền điện tử...

Cơ quan Quản lý Công nghiệp Tài chính Hoa Kỳ (FINRA) đã công bố một hướng dẫn toàn diện dành cho các nhà đầu...
ca-voi-mua-altcoin

Cá voi đã tích lũy 3 altcoin này trong tuần qua

Xu hướng tăng của thị trường được kích hoạt bởi chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5...
Bộ trưởng dịch vụ tài chính Ấn Độ bày tỏ sự hoài nghi về tiền điện tử

Bộ trưởng DFS Ấn Độ bày tỏ sự hoài nghi sâu sắc về tiền...

Mới đây, tại Hội nghị SBI Banking & Economics Conclave, M. Nagaraju, Bộ trưởng Bộ Dịch vụ Tài chính (DFS) của Ấn Độ, đã...

Giá Bitcoin có thể tăng lên tới 140.000 USD, quỹ đầu tư sử dụng...

Intelligent Alpha là một quỹ đầu tư trị giá 30 triệu USD, nơi trí tuệ nhân tạo (AI) hoàn toàn đảm nhận vai trò...

Ví Phantom vượt Coinbase trong bảng xếp hạng Apple App Store nhờ cơn sốt memecoin

Sự thay đổi trong xu hướng ưa chuộng của người dùng đối với các ứng dụng tiền điện tử đã tạo ra bất ngờ...
sol-tang-gia

Giá Solana (SOL) đạt ATH mới, mục tiêu tiếp theo ở đâu?

Solana (SOL) đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục $264,50 vào ngày 23/11, được thúc đẩy bởi đà tăng của Bitcoin (BTC) tiến...
Lạm phát Ethereum tăng vọt giữa những thay đổi của Dencun

Ethereum đang trải qua giai đoạn lạm phát dài nhất từ trước đến nay

Ethereum đang trải qua giai đoạn lạm phát dài nhất từ trước đến nay, với hơn 350.000 ETH (trị giá khoảng 1,1 tỷ USD)...

Những dự án này sẽ mở khóa 475 triệu USD vào tuần tới

Vào thứ Sáu, dữ liệu từ Tokenomist tiết lộ rằng thị trường tiền điện tử sẽ trải qua một đợt gia tăng nguồn cung...

Cộng đồng crypto hoảng sợ sau lời bình “Bitcoin là người chiến thắng” của...

Jim Cramer, người dẫn chương trình Mad Money, đã gây bất ngờ lớn cho cộng đồng đầu tư Bitcoin vào thứ Sáu, khi đưa...