Làm thế nào để tránh được scam trên thị trường tiền mã hóa?

Updated: 19/07/2018 at 8:00

Bạn có biết rằng chỉ trong vài tháng đầu năm 2018, đã có nhiều người bị mất hơn 532 triệu USD từ những vụ lừa đảo có liên quan đến tiền kỹ thuật số.

Đối với ngành công nghiệp này, có vô số cách khiến tiền bị bốc hơi, từ những chiến lược đầu tư tồi tệ hay những kẻ săn mồi tài chính gây rắc rối. Tôi đã có cơ hội để tương tác với hàng chục người trong Blockchain và Crypto, cả doanh nhân hợp pháp cũng như người bán dạo, kẻ lừa đảo và thậm chí cả những tên trộm cắp.

Điểm yếu của các nhà đầu tư chính là sự thiếu hiểu biết. Họ tận dụng sự thiếu hiểu biết này và lười biếng của một số nhà đầu tư, cũng như những cú sốc đáng sợ trên thị trường.

Trái với niềm tin phổ biến, rào cản để xâm nhập vào thị trường Blockchain hái ra vàng không khó chút nào. Hầu hết các vấn đề như nguyên tắc đằng sau công nghệ, sự khác biệt giữa các giao thức, vv đều có thể giải quyết được trong nháy mắt. Có rất nhiều nguồn lực hỗ trợ tích cực, chưa kể đến diễn đàn cộng đồng và Wikipedia.

Nhưng trên thực tế có rất ít người bắt tay vào tìm hiểu. Vì vậy, tôi cho rằng họ đang tự mình đưa chân vào mớ bòng bong mất tiền hơn là kiếm lời.

Mặt khác, những kẻ lừa đảo chăm chỉ làm việc, phác thảo ra «sử dụng node Bitcoin trực tiếp của tôi để tăng khoản đầu tư của bạn lên 233% trong hai tuần» và đầu tư rất nhiều thời gian để dụ dỗ những người mới chơi tham gia mô hình Ponzi nguy hiểm. Và những người này được trả giá xứng đáng với những gì họ cất công tìm kiếm.

Và dưới đây là tổng hợp của tôi về những cách phổ biến nhất có thể khiến bạn rơi vào bẫy của những scammer (kẻ lừa đảo).

1. Tấn công Phishing

Đây là chiêu thức tội phạm mạng phổ biến nhất hiện nay. Phishing là thường phân phối phần mềm độc hại, hoặc những thứ linh tinh đến thiết bị của bạn mà bạn tưởng chứng những thứ này vô hại và đáng tin cậy. Chúng có thể là sao chép của một trang web mà bạn thường xuyên đăng nhập, gửi mã độc hại trong một tập tin đính kèm e-mail hoặc lẻn vào máy tính của bạn bằng cách giả mạo một mạng wi-fi công cộng.

Một số kẻ lừa đảo thậm chí còn xảo quyệt hơn và có thể giả mạo ví tiền mã hóa để lừa bạn chèn một cụm từ chính hoặc khóa riêng. Điều này đã xảy ra với MetaMask một lần, nơi những kẻ lừa đảo nhắm vào các máy tính sử dụng ví trình duyệt Ethereum và đánh cắp tài khoản của họ bằng cách thêm một cửa sổ yêu cầu người dùng «xác nhận» cụm từ mật khẩu chính của họ. Một số người làm theo và tiền của họ đã bị bốc hơi nhanh chóng.

Nếu bạn đang tìm cách loại bỏ các khoản tiền dư thừa, Phishing chính là giải pháp hữu hiệu cho các bạn.

2. Những cơ hội kiếm lời quá sức tưởng tượng

Quen thuộc nhất có lẽ chính là «tăng khoản đầu tư của bạn lên 233% chỉ trong hai tuần», bạn có thể tìm thấy các phiên bản khác nhau dựa trên phiên bản bạn đang sử dụng và mức độ tiếp cận bạn có đối với thị trường nói chung. Phương thức này không được áp dụng rộng rãi như Phishing và thường đánh vào lòng tham của người dùng.

3. ICO

ICO là một cách để khởi động các startup trong lĩnh vực Blockchain nhằm thu hút vốn trực tiếp từ các nhà đầu tư và người dùng trong tương lai. Ít nhất, đó là những gì mà những người khởi xướng nói với bạn.

Đây cũng là một phương thức sáng tạo mà các nghệ sĩ lừa đảo bậc thầy áp dụng để gây quỹ cho chuyến đi nghỉ ở Bahamas của họ.

Nhưng dù sao đây cũng không phải là cách chắc chắn sẽ làm tiền của bạn bốc hơi do bạn có thể vô tình rơi vào bẫy của một nhóm đầy tính cạnh tranh, vô tình đầu tư vào một coin/token đang trên đà sinh lời.

Muốn mất tiền, tôi khuyên bạn chỉ nên đầu tư vào các ICO không có ý tưởng sáng tạo, không xuất hiện trên phương tiện truyền thông và không có cố vấn đáng tin cậy nào. Whitepaper của họ nhảm nhí đến vô nghĩa. Bạn càng ít biết về những người tham gia dự án và kế hoạch của họ thì càng dễ mất tiền.

Và tôi biết chắc các bạn đã dự đoán được phần nào kết quả khi coin/token của họ lên sàn mà không có chút giá trị nào.

4. Các sàn giao dịch chui

Sàn giao dịch là nơi mọi người thường lui tới để trao đổi, đầu tư coin. Bạn có thể đến đây để thanh khoản các loại coin ít phổ biến, đổi lấy Bitcoin và sau đấy là chuyển chúng thành tiền mặt nếu bạn muốn. Những sàn giao dịch lớn và có tiếng thường khá an toàn, nhưng hầu hết mọi người đều được khuyên không nên hold quá nhiều coin phòng trường hợp rủi ro.

Do vậy, nếu bạn muốn mất tiền? Hãy đăng ký vào những sàn giao dịch không có tên tuổi. Bạn sẽ sớm phát hiện ra lệnh rút tài khoản của mình đã không còn thực hiện được nữa.

5. Các hoạt động đào coin giả mạo

Bạn sẽ nhận được đề nghị đầu tư vào hoạt động đào coin của một người nào đó, thường là ở một số quốc gia ở thế giới thứ ba hoặc thứ hai. Họ sẽ cho bạn thấy hình ảnh tiềm năng của các mỏ đào và hứa hẹn rằng bạn chỉ cần mua CPU của họ, mọi lợi nhuận từ việc đào coin sẽ nhanh chóng được chuyển vào ví của bạn.

Nhưng sau đấy, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng, bạn càng có ít quyền kiểm soát đối với ví điện tử và quỹ của mình thì cơ hội mất tiền của bạn càng cao và bạn sẽ chẳng có cách nào để cứu vãn.

6. Bất cẩn

Để bị lừa đảo trên thị trường thì không hề khó bởi ngoài kia có vô vàn cơ hội. Hầu hết chúng sẽ sáng tạo hơn nhiều so với bất cứ thứ gì tôi có thể nghĩ ra.

Để trở thành con mồi tuyệt vời, bạn chỉ cần biết càng ít càng tốt.

Nhà phát triển Bitcoin: “EOS là scam và sẽ biến mất trong vòng 5 năm tới”

Theo Tapchibitcoin.vn

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Thị trường memecoin đang trải qua giai đoạn ảm đạm khi gần như không ghi nhận bất kỳ đà tăng trưởng rõ rệt nào trong suốt ba tuần qua. Cách đây một tháng, tổng vốn hóa của toàn bộ phân khúc này đạt mốc 59,6 tỷ USD. Nhưng đến thời... ...

Trong một sự kiện được xem là cột mốc lịch sử đối với Bitcoin, một ví cá voi từng “ngủ đông” suốt hơn 10 năm bất ngờ kích hoạt trở lại, chuyển đi 80.000 BTC vào ngày thứ Sáu vừa qua. Đây là lần di chuyển lượng Bitcoin lâu năm... ...

Phe bò XRP đã thất bại trong việc phá vỡ vùng kháng cự $2,3 vào ngày 3 tháng 7. Phân tích kỹ thuật cho thấy mức này gần với ngưỡng kháng cự giữa quanh $2,27. Altcoin đã giao dịch trong phạm vi này kể từ tháng 3. Phân tích các... ...

Động thái nguồn cung Ethereum (ETH) trong tháng 6/2025 ghi dấu mốc lịch sử về hoạt động staking và tích lũy, diễn ra giữa bối cảnh giá đi ngang. Theo phân tích từ CryptoQuant, các nhà đầu tư tổ chức và các cá voi vẫn không ngừng gom Ethereum, cho... ...

PI Network (PI) hiện vẫn đang “mắc kẹt” quanh ngưỡng $0,47, phản ánh rõ sự thiếu hụt động lực mua vào giữa bối cảnh nhà đầu tư đang dõi theo từng biến động nhỏ trên thị trường. Dù vùng giá này tạm thời duy trì được sự ổn định, nhưng... ...

Quý 3 của năm và tuần đầu tiên của tháng 7 đã bắt đầu với nhiều biến động mạnh. Một số token ghi nhận mức tăng mạnh, trong khi số khác lại sụt giảm. Tuy nhiên, cuối tuần này được kỳ vọng sẽ mang lại chuyển biến tích cực cho... ...

Elon Musk thề sẽ thành lập đảng thứ ba nếu Dự luật Big Beautiful Bill được thông qua và hôm qua nó chính thức trở thành luật. Nhân ngày Quốc khánh Mỹ 4/7, một loạt memecoin mang chủ đề “America Party” đang chứng kiến làn sóng giao dịch điên cuồng.... ...

Nền kinh tế Hoa Kỳ đã trải qua một đợt biến động trong tuần qua, do sự mong đợi và thông qua “Dự luật Big, Beautiful” của Trump. Do đó, nhiều altcoin made in USA đã tăng vọt, trong khi những dự án khác đang tiến gần hơn đến mức... ...

Trong bài đăng trên blog gần đây, nhà đồng sáng lập BitMEX – Arthur Hayes khuyên các nhà đầu tư hãy tránh xa trái phiếu chính phủ, chuyển sang theo dõi Bitcoin và cổ phiếu ngân hàng. Hayes lập luận rằng sự hỗ trợ của Bộ trưởng Tài chính –... ...

Dogecoin (DOGE) đang giao dịch bên dưới $0,17, có sự phục hồi nhẹ sau khi dao động trong khoảng từ $0,13 đến $0,25 kể từ tháng 2. Bất chấp động thái đi ngang, DOGE vẫn là loại tiền điện tử được giao dịch nhiều thứ 7 theo khối lượng giao... ...

Xem thêm bài viết
Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode