Lạm phát là một trong những vấn đề kinh tế toàn cầu cấp bách nhất hiện nay. Giá cả tăng cao làm giảm đáng kể cả sự thịnh vượng nói chung và sức mua của một bộ phận rất lớn tại các nước phát triển.
Trong khi lạm phát chắc chắn là nguyên nhân nghiêm trọng nhất gây khủng hoảng kinh tế, có một mối nguy hiểm lớn hơn đang rình rập: lạm phát đình trệ.
Lạm phát đình trệ và ảnh hưởng đối với thị trường
Lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1965, thuật ngữ lạm phát đình trệ (stagflation) mô tả chu kỳ kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao liên tục, kết hợp với tỷ lệ thất nghiệp cao và nhu cầu trì trệ trong nền kinh tế của một quốc gia. Thuật ngữ này trở nên phổ biến vào những năm 1970 khi Hoa Kỳ bước vào cuộc khủng hoảng dầu mỏ kéo dài.
Kể từ những năm 1970, lạm phát đình trệ lặp đi lặp lại ở các nước phát triển. Nhiều nhà kinh tế và nhà phân tích tin rằng Hoa Kỳ sắp bước vào thời kỳ lạm phát đình trệ vào cuối năm 2022, khi lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng ngày càng trở nên khó giải quyết.
Một trong những cách để đo lường lạm phát đình trệ là thông qua lãi suất thực – lãi suất được điều chỉnh theo lạm phát. Quan sát lãi suất thực sẽ cho biết lợi suất và lợi nhuận thực tế từ tài sản, tiết lộ hướng đi thực sự của nền kinh tế.
Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ghi nhận tỷ lệ lạm phát 8,5% trong tháng 7. Như vậy, chỉ số CPI tháng 7 chỉ tăng 1,3% so với tháng 6. Theo đó, nhiều nhà hoạch định chính sách bác bỏ mức độ nghiêm trọng của tỷ lệ lạm phát hiện tại.
Tuy nhiên, lãi suất thực vẽ nên một bức tranh rất khác.
Lợi tức trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm hiện ở mức 2,8%. Với lạm phát 8,5%, lợi suất thực tế khi sở hữu tín phiếu Kho bạc Hoa Kỳ là -5,7%.
Tính đến năm 2021, quy mô của thị trường trái phiếu toàn cầu ước tính vào khoảng 119 nghìn tỷ đô la. Theo Hiệp hội Thị trường Tài chính và Công nghiệp Chứng khoán Hoa Kỳ (SIFMA), khoảng 46 nghìn tỷ đô la trong số đó đến từ thị trường Hoa Kỳ. Tất cả các số liệu về thị trường thu nhập cố định do SFIMA theo dõi hiện có lợi nhuận âm khi được điều chỉnh theo lạm phát, bao gồm chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp (MBS), trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu đô thị, chứng khoán của các cơ quan ủy quyền liên bang phát hành, chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản (ABS) và thị trường tiền tệ.
Chỉ số S&P 500 cũng nằm trong danh mục tương tự. Tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) của Shiller ấn định chỉ số S&P trong danh mục được định giá quá cao. Tỷ lệ này cho biết thu nhập điều chỉnh theo lạm phát của chỉ số S&P trong 10 năm trước và được sử dụng để đo lường hiệu suất tổng thể của thị trường chứng khoán. Tỷ lệ P/E 32,26 hiện tại của Shiller cao hơn đáng kể so với mức được ghi nhận trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và ngang bằng với cuộc Đại suy thoái vào cuối những năm 1920.
Tỷ lệ P/E của Shiller từ năm 1880 đến 2022
Thị trường bất động sản cũng gặp khó khăn. Vào năm 2020, giá trị thị trường bất động sản toàn cầu đạt 326,5 nghìn tỷ đô la – tăng 5% so với năm 2019 và cũng là mức cao kỷ lục.
Dân số ngày càng tăng dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở, dự kiến sẽ đẩy con số này lên cao hơn nữa trong năm nay. Ở Hoa Kỳ, lãi suất duy trì gần bằng 0 kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khiến các tài sản thế chấp trở nên rẻ và tăng doanh số bán nhà trên toàn quốc.
Lãi suất tăng từ đầu năm đến nay được thiết lập để thay đổi điều này. Từ tháng 1, chỉ số thị trường nhà ở của Hiệp hội Nhà xây dựng Quốc gia Hoa Kỳ (NAHB) giảm nhanh nhất trong lịch sử (-35). Diễn biến này thậm chí nhanh hơn so với năm 2008 khi bong bóng nhà đất vỡ bất thình lình. Đây cũng là mức giảm hàng tháng dài nhất của chỉ số NAHB, vì tháng 8 đánh dấu tháng giảm thứ 8 liên tiếp lần đầu tiên kể từ năm 2007.
Chỉ số thị trường nhà ở của NAHB Hoa Kỳ từ năm 2001 đến năm 2022
Với hầu hết mọi phân khúc của thị trường đều lao dốc, hàng loạt tổ chức và nhà quản lý tài sản đang xem xét lại danh mục đầu tư của họ. Bất động sản được định giá quá cao, cổ phiếu quá mua và trái phiếu có lợi suất thực tế âm đều là dấu hiệu bắt đầu thời kỳ lạm phát đình trệ có thể kéo dài đến vài năm.
Tất cả các tổ chức lớn, nhà quản lý tài sản và quỹ phòng hộ buộc phải đưa ra lựa chọn khó khăn: ở lại thị trường, vượt qua cơn bão, chịu rủi ro thua lỗ ngắn hạn và dài hạn hoặc tái cân bằng danh mục đầu tư với các tài sản đa dạng sở hữu cơ hội tốt hơn để phát triển trong thị trường lạm phát đình trệ.
Biểu đồ so sánh giá trị của các thị trường khác nhau
Ngay cả khi chỉ một số người chơi tổ chức quyết định chọn con đường thứ hai, chúng ta có thể thấy lượng tiền ngày càng tăng đang đổ vào Bitcoin. Ngành công nghiệp tiền điện tử đã và đang tăng trưởng chưa từng có về mức độ chấp nhận của các tổ chức. Bằng chứng là họ không chỉ mua Bitcoin mà các coin khác cũng trở thành một phần không thể thiếu của nhiều danh mục đầu tư lớn.
Tuy nhiên, là tiền điện tử lớn nhất và có thanh khoản cao nhất, có lẽ Bitcoin là mục tiêu của phần lớn các khoản đầu tư đó.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- Thợ đào BTC kết thúc giai đoạn đầu hàng – 5 điều cần biết về Bitcoin trong tuần này
- Bitcoin giảm 700 đô la khi Vương quốc Anh công bố dữ liệu lạm phát cao tới 10,1%
- Tổng thống Mỹ bị chỉ trích bóp méo sự thật khi tuyên bố lạm phát bằng 0 trong tháng 7
Đình Đình
Theo Cryptoslate