Sự đảo chiều của đồng USD có thể làm gia tăng áp lực lạm phát, Cựu Bộ trưởng tài chính Hoa Kỳ, Larry Summers cảnh báo.
Nhiều chuyên gia dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ chuyển sang các biện pháp ôn hoà hơn. Nhưng các nhà kinh tế, bao gồm cả Summers, cảnh báo rằng, động thái này có thể dẫn đến sự suy yếu của đồng USD, từ đó làm tăng giá hàng nhập khẩu.
Sức mạnh của đồng USD trong năm nay là yếu tố chính trong việc giữ cho lạm phát của Hoa Kỳ không tăng mạnh hơn nữa. Cuộc họp của Fed vào tuần này tập trung nhiều hơn vào lý do tại sao giá tiêu dùng tăng cao.
Nhưng nếu thị trường tiền tệ toàn cầu thay đổi, các quan chức Fed có thể sẽ phải tiếp tục chiến dịch diều hâu vì đồng USD giảm sẽ tạo ra một nguồn áp lực mới, thứ có thể khiến lạm phát tăng trở lại. Yếu tố ngoại hối cũng có thể là mối đe dọa đối với các tài sản rủi ro, từ cổ phiếu đến Bitcoin.
Do đồng USD mạnh, hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ trở nên rẻ hơn, do đó mang lại lợi ích cho người tiêu dùng Hoa Kỳ. Và đó là lợi thế lớn, bởi vì Mỹ cho đến nay là nhà nhập khẩu lớn nhất trên thế giới, với thâm hụt thương mại là 67,4 tỷ USD chỉ trong tháng Tám.
Chỉ số sản xuất về giá nhập khẩu của Hoa Kỳ (không bao gồm thực phẩm và nhiên liệu) đã giảm 1,8% kể từ tháng 4, ngay cả khi tỷ lệ lạm phát chạm mức cao nhất trong 4 thập kỷ, hiện trên 8%. Theo Bộ Lao động, nguồn cung cấp công nghiệp, vật liệu xây dựng và máy móc không dùng điện đều có giá nhập khẩu rẻ hơn trong tháng 9.
Vì vậy, nếu các đồng tiền khác bắt đầu tăng giá so với USD, hàng nhập khẩu sẽ đột nhiên trở nên đắt hơn rất nhiều đối với người tiêu dùng Hoa Kỳ, đồng thời tạo ra áp lực lạm phát mới.
“Nếu đồng đô la suy yếu, điều đó sẽ gây lạm phát”, cựu Bộ trưởng Tài chính, Lawrence Summers, phát biểu.
Ý nghĩa của việc đồng USD suy yếu đối với Fed và Bitcoin
Một câu hỏi đặt ra là liệu đồng bạc xanh giảm giá có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chuyển sang chính sách tiền tệ ôn hòa hơn hay không?
Đồng USD giảm được xem là tín hiệu quan trọng đối với thị trường Bitcoin (BTC) vì tài sản kỹ thuật số này đã được chứng minh là có tương quan nghịch với USD và bị ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách tiền tệ thắt chặt hơn từ Fed. Đồng tiền điện tử lớn nhất giảm 58% trong năm nay, trong khi Chỉ số USD đã tăng 16%.
Nếu việc Fed chuyển sang lập trường mềm mỏng hơn, khiến đồng USD suy yếu, thì điều đó dẫn đến áp lực lạm phát, dẫn đến việc ngân hàng trung ương Hoa Kỳ có thể phải giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn. Đây có khả năng là tín hiệu tăng giá cho thị trường Bitcoin.
Các quốc gia khác, bao gồm Nhóm bảy nền kinh tế lớn (G7), đã và đang trải qua việc đồng tiền của họ trở nên yếu hơn. Lạm phát ở Liên minh châu Âu vừa đạt mức cao mới 10,7% trong tháng 10 do giá năng lượng tăng 41,9% so với một năm trước. Nguyên nhân được cho là vì nhiều mặt hàng quan trọng như dầu mỏ được định giá bằng USD.
Các tín hiệu từ thị trường truyền thống cho thấy Fed có thể giảm bớt chính sách diều hâu của mình. Lợi tức trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống dưới mức lãi suất của trái phiếu kỳ hạn 3 năm. Đây được xem là dấu hiệu cho thấy một cuộc suy thoái đang đến gần. Nếu hoạt động kinh tế chậm hơn khiến Fed cắt giảm lãi suất, kèm với chính sách hạ cánh nhẹ nhàng hơn, thì đồng USD sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn, vì lợi suất có thể sẽ giảm và các nhà đầu tư toàn cầu sẽ có ít động lực hơn để mua các khoản đầu tư lợi tức cố định; nhu cầu đối với đồng bạc xanh sẽ giảm.
Liệu Fed sẽ thay đổi lập trường hiện tại?
Theo ít nhất một nhà kinh tế nổi tiếng, đợt tăng lãi suất dự kiến vào tháng tới của Fed có thể là đợt tăng cuối cùng trong thời gian qua.
Ian Shepherdson, trưởng nhóm kinh tế tại Pantheon Macroeconomics, tiết lộ: “Lạm phát cốt lõi và tăng trưởng tiền lương có thể sẽ chậm lại cùng lúc, khiến nhiều khả năng đợt tăng lãi suất cuối cùng của Fed sẽ là vào tháng 12”.
Lãi suất quỹ liên bang vẫn có thể sẽ đạt đỉnh 4,9% vào mùa hè năm sau, tăng từ mức khoảng 3% hiện nay. Dựa trên những dự báo mới nhất của các quan chức Fed, lãi suất chính có thể tăng lên 4,6% vào cuối năm sau.
Vì vậy, đồng USD có thể tiếp tục “đà tăng” trong thời gian tới.
Nếu không, Fed có thể một lần nữa phát hiện ra rằng, trong môi trường kinh tế hiện tại, khi áp lực lạm phát này giảm xuống, thì sẽ có một áp lực lạm phát khác đột ngột xuất hiện.
Lạm phát gia tăng và tăng trưởng yếu đã gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu trong nhiều tháng, nhưng chỉ số CPI tăng cao và đồng tiền quốc gia mất hiện cũng đã lan sang châu Âu.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) lần thứ hai liên tiếp tăng lãi suất cơ bản lên 75 điểm, đưa lãi suất huy động của ngân hàng này lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ. ECB hy vọng việc tăng mạnh lãi suất sẽ có thể kiềm chế lạm phát trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu, vốn đã đạt mức ATH vào tháng 10 ở mức 10,7%.
Bốn nền kinh tế lớn nhất của Châu Âu, bao gồm Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha, đều cho thấy lạm phát ở mức cao kỷ lục.
Lạm phát tại Đức đạt 11,6% vào tháng trước, mức cao nhất trong hơn 70 năm qua. Lạm phát tại Ý chạm mức 12,8%, cao nhất trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu, với Pháp và Tây Ban Nha lần lượt là 7,1% và 7,3%.
Biểu đồ thể hiện mức tăng CPI tại Tây Ban Nha, Đức, Pháp và Ý từ năm 2000 đến năm 2022
Trong khi một số quốc gia trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu đã cố gắng duy trì mức tăng trưởng GDP bất ngờ trong tháng qua và tránh được đà suy thoái đang hiện hữu, mối nguy hiểm vẫn chưa kết thúc.
Lãi suất tại Mỹ tăng cao đã làm tăng sức mạnh của đồng bạc xanh, đồng thời làm suy yếu đồng euro và bảng Anh. Với việc Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm trong cuộc họp tháng 11, hai đồng tiền lớn nhất của châu Âu có thể tiếp tục giảm sâu hơn nữa.
Với mức tăng 75 điểm cơ bản được đưa ra, Fed dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi đạt mục tiêu từ 3,75% đến 4%. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cho rằng, Fed có thể xem xét giảm tốc độ tăng lãi suất và công bố mức tăng 50 điểm vào tháng 12.
Esther George, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang của Thành phố Kansas, tin rằng việc tăng lãi suất có thể tiếp tục trong năm tới. Bà cho biết, Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), có thể sẽ đưa lãi suất cuối kỳ lên mức trên 4,6% vào đầu năm 2023.
Biểu đồ ước tính chính sách tăng lãi suất của Fed | Nguồn: Cục Dự trữ Liên bang
Lãi suất cao có thể là điều cần thiết để hạn chế lạm phát, khi các hộ gia đình tăng cường sử dụng khoản tiền tiết kiệm của họ. George lưu ý rằng việc các hộ gia đình tiếp tục chi tiêu tiền tiết kiệm sẽ giữ cho nhu cầu mạnh mẽ mặc dù lãi suất tăng cao, và động thái này có thể tiếp tục khiến lạm phát gia tăng, từ đó thúc đẩy Fed tiếp tục tăng lãi suất.
Theo báo cáo từ Stifel, chi tiêu của người tiêu dùng tại Mỹ đã tăng 0,6% trong tháng 9, cao hơn mức tăng 0,4% theo dự kiến của Bloomberg và bằng với mức tăng vào tháng 8. So với cùng kỳ năm ngoái, chi tiêu của người tiêu dùng đã tăng 8,2%.
“Điều đó gợi ý rằng, chúng ta có thể phải tiếp tục đối mặt với việc Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới”, George nói.
Theo Fed, các hộ gia đình ở Hoa Kỳ đã tiết kiệm được 1,7 nghìn tỷ USD vào cuối quý 2 năm 2022. Mặc dù con số này đã giảm so với mức 2,3 nghìn tỷ USD được ghi nhận trong quý 2 năm 2021, nhưng nó vẫn tăng gần 17 lần so với con số được ghi nhận vào đầu năm 2020.
Khoản tiết kiệm hộ gia đình trị giá 1,7 nghìn tỷ USD thể hiện một bước tăng đáng kể trong nỗ lực của Fed nhằm hạn chế nhu cầu. Lãi suất tăng đã làm khoản tiết kiệm của các hộ gia đình “bốc hơi” ít nhất 2 nghìn tỷ kể từ đầu năm, nhưng con số này vẫn cao hơn mức mà Fed mong muốn.
Phần lớn khoản tiền bốc hơi này đến từ nhóm thu nhập cao nhất và thấp nhất, có nghĩa là những người giàu nhất và nghèo nhất là những người chứng kiến khoản tiết kiệm của họ sụt giảm do đà tăng lãi suất. Tầng lớp trung lưu bậc cao (Upper middle class) và tầng lớp thượng lưu bậc thấp (Lower middle class), gọi chung là tầng lớp trung lưu, hầu như giữ nguyên số tiền tiết kiệm của họ kể từ năm 2021.
Do đó, chúng ta có thể kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất vào năm 2023.
Biểu đồ thể hiện mức tiết kiệm vượt mức của hộ gia đình Hoa Kỳ | Nguồn: Cục Dự trữ Liên bang
- Tổng hợp loạt sự kiện có khả năng gây ra sóng gió trên thị trường tiền điện tử trong tháng 11
- Dữ liệu on-chain cho thấy những dấu hiệu ban đầu về việc Bitcoin chạm đáy
- TOP nhà phân tích dự đoán đợt phục hồi cho XRP và một altcoin dựa trên Ethereum, cập nhật triển vọng cho Shiba Inu
Việt Cường
Tạp Chí Bitcoin