Một thành viên phe bò Bitcoin có tiếng, Andreas Antonopoulos, tin rằng một quỹ ETF Bitcoin chắc chắn sẽ ra đời, nhưng cuối cùng nó sẽ gây hại nhiều hơn là có lợi cho loại hình tiền tệ P2P. Theo quan điểm này, những người ủng hộ tiền ảo nên ngừng tranh cãi về việc liệu các cơ quan quản lý sẽ chấp thuận một quỹ ETF Bitcoin hay không và bắt đầu tiến hành xem xét các tác động trực tiếp và lâu dài của quá trình chứng khoán hóa.
Tính phi tập trung giả tạo
Dù có nhiều lý do khiến Antonopoulos bác bỏ ý tưởng quỹ Bitcoin ETF nhưng điểm chính trong lập luận của ông xuất phát từ nguyên lý cơ bản của tính phi tập trung. Quỹ ETF Bitcoin sẽ tạo ra tính phi tập trung giả tạo, có thể tác động tiêu cực đến sự lành mạnh lâu dài của thị trường.
“Các quỹ ETF về cơ bản vi phạm nguyên tắc cơ bản của tiền tệ P2P, một không gian mà mỗi người dùng không hoạt động thông qua cơ quan ủy thác có quyền kiểm soát trực tiếp tiền của họ bởi vì họ có quyền kiểm soát trực tiếp chìa khóa của mình”.
Quỹ ETF sẽ tập trung sức ảnh hưởng và quyền quyết định vào tay những tổ chức ủy thác, những người nắm giữ các khóa Bitcoin đại diện cho nhà đầu tư của họ (theo mô hình ETF, các nhà đầu tư không có chìa khóa và cũng không có vai trò gì trong hệ sinh thái).
Trong khi những người ủng hộ tiền mã hóa thuần túy đã bày tỏ những mối lo ngại tương tự, hầu hết các nhà đầu tư đang để tâm đến quan điểm của các cơ quan quản lý, rằng họ nghĩ thị trường Bitcoin nên tồn tại trong hình thái nào khi tiến hành chứng khoán hóa. Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Hoa Kỳ (SEC) tin rằng thị trường Bitcoin còn thiếu những ràng buộc về tính thanh khoản, kích thước và thao túng cần thiết để chứng khoán hóa. Công bằng mà nói, quyết định của SEC đã được áp dụng vào các quỹ có ý định theo dõi hợp đồng tương lai Bitcoin đối lập với các đơn vị vật lý của đồng BTC. Một ứng dụng gần đây của VanEck và SolidX đã cố gắng khắc phục những vấn đề này bằng cách theo dõi nền tảng Bitcoin và bảo đảm quỹ không bị mất mát hoặc trộm cắp. SEC dự kiến sẽ đưa ra phán quyết chính thức về quỹ VanEck/SolidX vào cuối tháng 9.
Đầu tư trung gian vs. đầu tư thực
Theo quan điểm của Antonopoulos, sự ra đời của một quỹ ETF Bitcoin sẽ tạo ra hai lớp nhà đầu tư tổ chức: những tổ chức có năng lực kỹ thuật để thực sự sở hữu các đơn vị Bitcoin vật lý và những tổ chức chỉ phụ thuộc vào các công cụ trung gian như hợp đồng tương lai và quỹ ETF.
Hiện tại, dường như nhu cầu thể chế đang xoay quanh các tổ chức trung gian, với các ngân hàng, quỹ đầu cơ và trader hàng ngày đang hướng tới hợp đồng tương lai Bitcoin và các khoản đầu tư gián tiếp khác. Một số nhà quản lý quỹ từ ProShares, Direxion cho đến cặp song sinh nhà Winklevoss – chủ sở hữu và quản lý sàn Gemini cũng đang cố gắng đẩy mạnh hoạt động để biến một quỹ ETF Bitcoin trở thành hiện thực. Ở điểm này, nhiều tranh luận mang tính thể chế nổi lên.
Làn sóng đầu tiên của việc thể chế hóa thông qua hợp đồng tương lai Bitcoin dường như mang đến những kết quả “hỗn hợp”. Một mặt, thị trường tương lai đã góp phần làm suy giảm tính biến động vốn có của Bitcoin. Mặt khác, nó mang lại cho trader khả năng “short” BTC tương đối dễ dàng, mà nhiều người cho rằng việc “short” BTC đã khiến Bitcoin sụt giảm kể từ tháng 12 năm ngoái. Những hợp đồng tương lai Bitcoin có thể chỉ đóng một vai trò rất nhỏ đối với giá Bitcoin do hạn chế thanh khoản trên thị trường. Đơn giản là không có đủ lượng giao dịch kỳ hạn để gây ra sự sụp đổ chấn động về giá Bitcoin trong 8 tháng qua. Ví dụ, hợp đồng tương lai Bitcoin của CME gần đây đã ghi nhận vị thế giá giảm nhỏ nhất từ trước đến nay: -1,266 hợp đồng. Đó vẫn là một thế đoản vị thực.
Theo TapchiBitcoin.vn/Hacked
Xem thêm: Chuyên gia pháp lý: Chỉ có 10% cơ hội chấp thuận ETF Bitcoin