Trong năm qua, dường như không tuần nào trôi qua mà không xuất hiện tin tức nóng hổi về blockchain và tiền mã hóa. Tiềm năng của công nghệ blockchain và tiền mã hóa hứa hẹn về khoản lợi nhuận khổng lồ, nhưng hầu hết các nhà đầu tư và trader truyền thống vẫn chỉ đang “cân nhắc” loại hình đầu tư này. Một lý do nữa là các cơ hội đầu tư blockchain khác với các chứng khoán truyền thống ở một số khía cạnh cơ bản và do đó các nhà đầu tư và trader không thể áp dụng các công cụ mà họ sử dụng để đưa ra các quyết định đầu tư thông thường. Vậy làm thế nào để các nhà giao dịch chứng khoán có thể phân tích cơ hội đầu tư tiền mã hóa?
Một sự khác biệt chính giữa tiền mã hóa và các công cụ tài chính khác là việc thiếu quy định và tiêu chuẩn hóa – không có yêu cầu về niêm yết, không có thủ tục thẩm định, không có tài sản cơ bản, không có các nhà tạo lập thị trường, người giám sát hoặc thậm chí là ngân hàng. Điều này dễ dẫn đến các rủi ro, rủi ro và rủi ro hơn nữa.
Tiền mã hóa hoặc token thường được cung cấp cho công chúng trong một quá trình gọi là ICO (Initial Coin Offering). Việc kiểm tra ICO phức tạp hơn việc đánh giá token vì chúng không có bất kỳ lịch sử giao dịch nào, do đó, trong bài đăng này, tôi sẽ bám sát vào việc đánh giá các token được lưu hành.
Dưới đây là 5 tính năng chính cần quan sát khi đánh giá một khoản đầu tư mã hóa:
Ai là người đứng sau
Điều này tương đương với một quá trình Rà soát đặc biệt (hay còn gọi là Thẩm định chi tiết), của các chủ sở hữu được hưởng lợi trong một công ty. Trong một môi trường không được kiểm soát, sự tin tưởng không thể đạt được từ các nghĩa vụ pháp lý của các kiểm toán viên thực hiện công việc rà soát đặc biệt này. Vì vậy, rất quan trọng để biết được thực thể và người nào đứng đằng sau đồng coin đó. Như với bất kỳ cơ hội đầu tư nào, người ta thường thích các đồng coin được cung cấp bởi các tổ chức riêng biệt. Tuy nhiên, bởi vì nhiều nhân vật nổi tiếng trong thế giới crypto lại không nổi tiếng bên ngoài thế giới đó, điều này cần một số nghiên cứu trực tuyến. Các nhà phát hành coin cũng nhận thức rõ tầm quan trọng liên quan đến danh tính của họ trong việc tạo ra lượng cầu. Vì vậy, họ thường nỗ lực hơn để chứng tỏ độ tin cậy và khả năng của những người đứng đằng sau đồng coin bằng cách hiển thị hồ sơ theo dõi kinh doanh/công nghệ trên trang web của họ. Ether, được phát hành bởi Dự án Ethereum và USD Coin của Circle là hai ví dụ điển hình về các token được cung cấp bởi các tổ chức phát hành đáng tin cậy.
Cái gì đứng sau nó
Token mã hóa có thể được phát hành với mọi lý do. Sự khác biệt chung là giữa Token bảo mật và Token tiện ích (mặc dù có một số token không thuộc hoàn toàn vào 2 loại trên). Token bảo mật tương tự như chứng khoán tài chính, ví dụ như cổ phiếu và trái phiếu nhưng không có quy định đằng sau. Họ cung cấp cho chủ sở hữu quyền lợi nhuận, thanh toán lãi hay đầu tư vào token hoặc tài sản khác.
Mặt khác, token tiện ích là các token có thể được trao đổi cho một tiện ích, một sản phẩm hoặc một dịch vụ được phục vụ trên một ứng dụng blockchain được tạo bởi các nhà phát hành coin. Một ví dụ về loại token này là token tiện ích có thể được trao đổi cho quảng cáo online hoặc không gian lưu trữ đám mây. Điều quan trọng cần lưu ý: đầu tư cơ bản của token bảo mật và tài sản cơ bản của token tiện ích không thể được thực thi một cách hợp pháp, trái với việc thực thi có thể được áp dụng trên chứng khoán như cổ phiếu và trái phiếu.
Sự phân phối trong giá trị thực của vốn hóa thị trường
Bạn có thể quen thuộc với phép phân tích thị trường về chứng khoán tài chính và tầm quan trọng của nó nhưng khi nói đến tiền mã hóa, nó có thể yêu cầu một số sự điều tra. Nó cũng có giá trị, vì nó nói lên những thông tin đầu tư quan trọng:
Giá trị vốn hóa THỰC
Hãy xem xét trường hợp sau đây – 1 triệu coin đã được tạo ra, nhưng chỉ có 10 coin đã được bán thực sự và 999.990 vẫn đang được nắm giữ bởi nhà phát hành. Giá đồng coin trên sàn giao dịch là 10 đô la, do đó, giá trị vốn hóa thị trường trên danh nghĩa là $10 x 1triệu = 10 triệu đô la, nhưng giá trị vốn hóa trên thực tế có thể gần $10 x 10 = 100 đô la.
Các bên liên quan chính
Đồng coin được nắm giữ bởi một nhóm các nhà đầu cơ/bạn bè của bên phát hành hay các nhà đầu tư thực sự?
Phân phối vốn – Theo nguyên tắc chung – phân phối càng rộng thì đầu tư càng ổn định. Thật dễ dàng để xem sự phân phối token vì mọi thứ trên blockchain đều hoàn toàn minh bạch.
Thanh khoản
Tính thanh khoản của bất kỳ loại tài sản nào là một khía cạnh của khoản đầu tư. Với tiền mã hóa, nó thường yêu cầu việc điều tra sâu hơn. Khi xét đến thị trường chứng khoán, đó là một yêu cầu dễ dàng. Tính thanh khoản của tài sản có thể được dự kiến và phản ánh trong giá của tài sản. Với tiền mã hóa, nó phức tạp hơn một chút. Việc thiếu đi một sàn giao dịch lớn để tạo thuận lợi cho việc giao dịch tài sản cũng như việc thiếu các nhà tạo lập thị trường đã khiến cho việc hiểu rõ tính thanh khoản dự kiến của một tài sản trở nên khó khăn hơn. Khi đầu tư vào token mã hóa, bạn nên kiểm tra số lượng giao dịch được liệt kê và khối lượng giao dịch trung bình trong mỗi sàn giao dịch, để hiểu rõ hơn về tính giao dịch của nó. Nếu bạn đang nghiêm túc xem xét đầu tư vào một token, bạn nên mở một tài khoản trong một sàn giao dịch nơi token được giao dịch ở mức cao nhất. Bạn có thể tìm thấy thông tin đó trên các trang web mã hóa như Coinmarketcap.
Quy định & Thuế
Do tính chất toàn cầu và phi biên giới của blockchain, quy định có hiệu lực theo hai cách: Quyền hạn của người mua và Quyền hạn của bên phát hành. Thẩm quyền của bên phát hành rất quan trọng, để hiểu được sự tuân thủ pháp lý của bên phát hành. Các nhà phát hành ở các nước G7 nói chung sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào quan điểm tuân thủ pháp lý so với các tổ chức phát hành tại các quốc gia có thuế không thực thi việc tiết lộ các chủ sở hữu thực sự của một thực thể. Quyền hạn của người mua có vai trò quan trọng để hiểu xem liệu có hợp pháp khi mua token và thuế thu nhập từ các khoản đầu tư mật mã hay không. Do tính chất phân cấp của các loại tiền tệ blockchain – quy định vẫn đang được hình thành và đòi hỏi phải được theo dõi liên tục.
Mức độ code và sự bảo vệ cấp doanh nghiệp
Tiền mã hóa có bản chất phân cấp, nhưng chúng vẫn thuộc vào những phần mềm phục vụ cho một mục đích. Vì vậy, chúng cung cấp cho chúng ta sự bảo vệ tương tự có thể được tìm thấy với hầu hết mọi phần mềm mà chúng ta sử dụng:
Bảo vệ cấp doanh nghiệp
Đây là những cam kết ràng buộc về mặt pháp lý của các doanh nghiệp. Chúng thường được nêu trong Điều khoản và Điều kiện của nhà phát hành và bất kỳ chính sách công khai nào đi kèm với token.
Xem thêm: Xu hướng đầu tư cryptocurrency và blockchain của các nhà đầu tư Châu Á tại Mỹ
Theo TapchiBitcoin.vn/seekingalpha