Trang chủ Kinh nghiệm Trade Coin Thời điểm Minsky là gì ?

Thời điểm Minsky là gì ?

Thời điểm Minsky là gì ?

Thời điểm Minsky hay khoảnh khắc Minsky (Minsky Moment) đề cập đến một khoảng thời gian khi thị trường thất bại hoặc rơi vào khủng hoảng sau giai đoạn tăng giá kéo dài với đầu cơ thị trường bị thổi phồng cao và tăng trưởng không bền vững. Một khoảnh khắc Minsky dựa trên ý tưởng rằng các giai đoạn đầu cơ tăng giá, nếu chúng tồn tại đủ lâu, cuối cùng sẽ dẫn đến khủng hoảng và đầu cơ càng kéo dài thì khủng hoảng sẽ càng tồi tệ hơn. Cuộc khủng hoảng này được đặt theo tên của Hyman Minsky, một nhà kinh tế và giáo sư người Mỹ (1919 – 1996) nổi tiếng vì tranh luận về sự bất ổn vốn có của thị trường, đặc biệt là thị trường tăng trưởng. Ông cảm thấy rằng thị trường tăng dài chỉ kết thúc trong sự sụp đổ lớn. Minsky theo trường phái Keynes, xây dựng học thuyết của mình trên ý tưởng “sự ổn định bất ổn” (stability is unstable).

Một cuộc khủng hoảng theo thời điểm Minsky diễn ra sau một giai đoạn đầu cơ tăng kéo dài, điều này cũng liên quan đến số nợ lớn của cả nhà đầu tư bán lẻ và tổ chức. “Khoảnh khắc Minsky” được Paul McCulley đặt ra vào năm 1998 trong khi đề cập đến cuộc khủng hoảng nợ châu Á năm 1997, trong đó các nhà đầu cơ gây áp lực ngày càng tăng đối với các đồng tiền châu Á bị chốt bằng đồng đô la cho đến khi cuối cùng họ sụp đổ.

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 cũng được trích dẫn là một ví dụ hàng đầu của Minsky Moment. Trong thời kỳ khủng hoảng này, một loạt các thị trường đã đạt đến mức thấp nhất mọi thời đại, gây ra các cuộc gọi ký quỹ, bán tháo tài sản để trang trải các khoản nợ và tỷ lệ vỡ nợ cao hơn.

Để đi đến thời điểm Minsky, nền kinh tế trải qua ba giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: kinh tế phục hồi sau khủng hoảng, phát triển ổn định, các nhà đầu tư hứng khởi đầu tư vào một lĩnh vực được đánh giá sẽ mang lại cơ hội lợi nhuận to lớn.

Giai đoạn 2: đầu tư vào lĩnh vực này sẽ kéo theo nhiều nhà đầu tư nữa, để lên cao trào, tạo bong bóng giá và tan vỡ trong lĩnh vực ấy.

Giai đoạn 3: Bong bóng giá vỡ kéo theo khủng hoảng tài chính.

Hyman Minsky và trường phái tân cổ điển không đồng ý nhau về cội nguồn bất ổn của hệ thống tài chính. Theo tân cổ điển thì sự bất ổn ấy nằm trong mức độ phức tạp của thị trường, và sự phức tạp ấy đến từ sáng tạo trong kỹ thuật tài chính. Trong khi đó đối với Minsky thì sự bất ổn ấy nằm trong chính bản chất của nền kinh tế tư bản, tức nó luôn hiện hữu và mang tính cơ cấu (capitalism is inherently flawed). Nền kinh tế tư bản tự do luôn năng động vì đem đến nhiều cơ hội để “làm giàu” và cũng tạo điều kiện cho nhà đầu tư làm giàu. Chính vì thế Minksy đặt cấu trúc nợ trong hệ thống tài chính và thái độ “đầu tư/đầu cơ” của nhà đầu tư làm trọng tâm của mô hình. Ứng với ba giai đoạn để đi đến thời điểm Minsky, các nhà đầu tư có ba thái độ vay mượn khác nhau. Giai đoạn đầu khi một nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau khủng hoảng, các nhà đầu tư thường lựa chọn đầu tư an toàn, mượn nợ để đầu tư vào những kế hoạch gần như chắc chắn. Dòng tiền từ việc đầu tư sẽ đủ để trả nợ, cả vốn gốc lẫn lãi vay. Đến giai đoạn thứ hai khi kinh tế tăng trưởng cao và lợi nhuận phát sinh thì các doanh nghiệp kỳ vọng rằng lợi nhuận sẽ tiếp tục tăng và do đó sẽ lựa chọn đầu tư với mức rủi ro cao hơn nhằm tối đa hóa lợi nhuận bằng cách tăng vay mượn. Nhưng lần này, tiền từ đầu tư chỉ đủ để trang trải lãi vay. Việc này chỉ có thể kéo dài khi thị trường vẫn còn thanh khoản. Giai đoạn sau cùng còn gọi là giai đoạn Ponzi, nhà đầu tư hoặc trong tình trạng khó khăn, không còn thanh khoản, hoặc có thái độ tham lam cực độ, có thể dẫn đến lừa đảo, đều dẫn đến hiện tượng “Ponzi”, tức đi vay nợ để trả nợ. Quá trình này xảy ra trong một môi trường tín dụng được nới lỏng, người cho vay tìm mọi cách để tránh những ràng buộc về pháp lý để cho vay càng nhiều càng tốt. Như vậy, cách duy nhất để tạm thời có tiền thanh toán nợ là tìm cách liên tục tăng giá tài sản đầu tư. Vì nền kinh tế tư bản từ trong bản chất đã mang tính “bất ổn”, mỗi lần chữa khủng hoảng thành công là một lần đưa các nhà đầu tư đến với những rủi ro mới.

Minsky là một nhà nghiên cứu độc lập trong công việc, có suy nghĩ độc đáo. Điều đó không ngăn chặn công trình nghiên cứu của ông được đánh giá là nguyên thủy (original), tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất về bất ổn tài chính. Tuy nhiên, mãi đến sau ngày Minsky mất, lý thuyết của ông mới trở nên nổi tiếng. Gần đây nhiều tác giả dựa vào lý thuyết của ông để phân tích lại các cuộc khủng hoảng tài chính, họ đã kiểm nghiệm rằng rất nhiều cuộc khủng khoảng đều trải qua ba giai đoạn, cùng với các tính cách của nhà đầu tư/đầu cơ ứng với từng thời kỳ theo “kiểu phân tích Minsky”: khủng hoảng Châu Á 1997, Brazil 1999, Thổ Nhĩ Kỳ 2000-2001, Argentina 2001, khủng hoảng kinh tế thế giới 2008.

Phương pháp tiếp cận của Minsky giải thích rõ vấn đề chu kỳ kinh tế, điều mà Keynes đã đề cập nhưng lại bị nhiều nhà kinh tế giải thích lệch lạc. Những lý giải của ông được gọi là “Thuyết mất ổn định tài chính- financial instability hypothesis”. Thuyết mất ổn định tài chính là lý thuyết về tác của nợ đối với hành vi có tính hệ thống và cũng tính đến cách thức mà nợ còn có ý nghĩa. Thuyết này cho rằng, nguyên nhân gây ra các cuộc suy thoái kinh tế không phải là do các cú sốc từ bên ngoài mà là vấn đề nội sinh. Chính trong giai đoạn thịnh vượng của nền kinh tế đã hàm chứa các yếu tố bất ổn để gây nên sự suy thoái. Ông giải thích rõ trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng mạnh, tâm lý ưa thích rủi ro (hoặc là tự mãn) đã khuyến khích gia tăng đòn bẩy nợ. Nguyên nhân khiến các doanh nghiệp gia tăng đòn bẩy nợ là vì họ nhìn thấy khả năng sinh lợi từ nhiều dự án. Tuy nhiên, điểm mấu chốt trong quan điểm của Keynes và cả Minsky là con người rất kém trong dự báo tương lai. Tương lai là “thiên nga đen” và nhiều dự báo của các doanh nghiệp là không chính xác về lợi nhuận của các dự án. Sự gia tăng đòn bẩy nợ cao đến mức tạo ra các rủi ro rất lớn. Minsky cho rằng, trong quá trình mở rộng, sự vay nợ của các doanh nghiệp chuyển từ tài trợ kiểu “phòng ngừa (hedge)”, tức có khả năng trả đúng hạn cả vốn lẫn lãi sang tài trợ kiểu “đầu cơ” , tức chỉ có khả năng trả lãi và cần gia hạn thêm thời gian để chi trả cả phần vốn vay. Cuối cùng là chuyển sang tài trợ kiểu “ponzi”, tức doanh nghiệp chẳng còn có khả năng trả lãi. Thực chất doanh nghiệp vay nợ để lấy tiền của người này “đập” sang cho người kia. Tất nhiên, tài trợ kiểu ponzi luôn dẫn đến sự vỡ nợ. Do đó, Minsky đã nói cấu trúc tài chính của chủ nghĩa kinh tế tư bản trở nên ngày càng dễ đổ vỡ hơn qua mỗi giai đoạn thịnh vượng.

Chu kỳ của Minsky được chia thành ba giai đoạn. Đầu tiên là một khoảng thời gian dài có sự tích lũy nhanh của nợ. Tiếp đến là thời điểm mà các nhà kinh tế gọi là: thời điểm Minsky (Misky moment), tức những người cho vay trở nên thận trọng hoặc hạn chế cho vay và các doanh nghiệp có cấu trúc đòn bẩy cao sẽ gặp phải khó khăn về tài chính (chính là mùa hè năm 2007 trong cuộc khủng nợ dưới chuẩn của Mỹ). Tiếp sau thời điểm Minsky là “sụp đổ Minsky (Minsky meltdown)” khi các doanh nghiệp buộc phải bán tháo tài sản để trả nợ (chính là thời điểm năm 2008).

Một nghiên cứu khác của Richard Koo (2008) cho thấy việc lĩnh vực tư nhân giảm nợ để làm lành mạnh bảng cân đối tài sản đã khiến cho nền kinh tế bị suy thoái. Nghiên cứu của Koo về giảm phát ở Nhật cho thấy bắt nguồn từ nguyên nhân doanh nghiệp và người dân theo đuổi mục tiêu tối thiểu nợ chứ không phải là mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận. Trong thời kỳ bong bóng bất động sản vào những năm 90, người dân thường dùng bất động sản để thế chấp cho các khoản vay và tiếp tục đầu tư các các dự án khác. Khi bong bóng bất động sản nổ tung, giá giảm mạnh và trên bảng cân đối tài sản là một khoản lỗ lớn được trích lập. Vì vậy mới gọi đây là “khủng hoảng bảng cân đối tài sản-Balance sheet Recession”. Koo cho rằng cả thời kỳ Đại khủng hoảng lẫn giảm phát hiện nay ở Nhật đều có chung tình trạng này. Khi khoản lỗ xuất hiện trên bản cân đối tài sản, dòng tiền được tạo ra mỗi năm được dùng để trả nợ thay vì tái đầu tư. Lúc cả nền kinh tế không tái đầu tư sẽ làm giảm tổng cầu và dẫn đến kinh tế bị đình đốn.

SN_Nour

Theo Tapchibitcoin.vn

MỚI CẬP NHẬT

Hơn 2,3 tỷ đô la bị đánh cắp trong các vụ hack và gian...

Các vụ hack và gian lận crypto đã gây ra thiệt hại hơn 2,3 tỷ đô la trong năm nay, phản ánh sự tồn...

AI agent trong lĩnh vực crypto là gì?

AI agent trong lĩnh vực tiền điện tử là các hệ thống tự động được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để xử...
ena

Arthur Hayes dump 8,4 triệu đô la ENA vài giờ sau khi khen Ethena...

Cựu CEO Arthur Hayes của BitMEX và là một trong những người chơi nổi tiếng trên thị trường crypto vừa thực hiện một động...

Dự báo năm 2025: Tương lai của top 5 tiền điện tử hàng đầu

Thị trường crypto đã khởi đầu năm 2024 với những tín hiệu trái chiều. Trong đó, Bitcoin dẫn trước các các loại tiền điện...

Liệu ETH có thể cán mốc $5.000 trước năm 2025 khi cá voi tăng...

Ethereum (ETH) đã cho thấy dấu hiệu phục hồi sau đợt suy thoái mạnh của thị trường, với hoạt động của cá voi tăng...

Altcoin tăng giá mạnh nhất trong tuần thứ ba của tháng 12 năm 2024

Vào tuần thứ ba của tháng 12 năm 2024 khi tâm lý thị trường có vẻ bi quan, tuy nhiên một đợt tăng giá...

Tin vắn Crypto 21/12: Bitcoin vẫn có khả năng chạm mốc $200.000 vào năm...

Từ nhận định Bitcoin vẫn có khả năng chạm mốc $200.000 vào năm 2025 đến Thượng viện Brazil lên lịch họp thảo luận về...
Hơn 100 quỹ đầu cơ tiền điện tử báo cáo những rào cản trong hoạt động ngân hàng trong 3 năm qua

75% quỹ phòng hộ crypto không thể tiếp cận dịch vụ ngân hàng trong...

Theo báo cáo của The Wall Street Journal ngày 20 tháng 12, khoảng 120 quỹ phòng hộ liên quan đến crypto đã gặp phải...
Singapore dẫn đầu cuộc đua toàn cầu về blockchain và tiền điện tử

Singapore, Hồng Kông dẫn đầu cuộc cách mạng blockchain, không phải Hoa Kỳ

Một báo cáo mới đây xếp hạng Singapore là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực blockchain và tiền điện tử. Nghiên cứu này...

SEC phạt Jump Trading 123 triệu đô la vì bê bối TerraUSD và hành...

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã quyết định phạt 123 triệu đô la đối với Tai Mo Shan Limited,...

Cá voi crypto đã mua gì trong tuần thứ ba của tháng 12/ 2024?

Cá voi crypto đang mua gì? Đây là câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh giá các...
Các nhà phân tích cho biết Ether ETF sẽ tăng mạnh vào năm 2025

Dòng vốn chảy vào Ethereum ETF dự kiến sẽ tăng mạnh vào năm 2025

Dòng vốn ròng vào các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) của Ether đang gia tăng và được dự đoán sẽ vượt qua các...

Các công ty crypto đóng góp hơn 8 triệu đô la cho lễ nhậm...

Ripple đã cam kết tài trợ 5 triệu đô la XRP để hỗ trợ lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump...

Ủy viên SEC dự báo cải tiến sớm cho các quỹ ETF Crypto dưới...

Các điều chỉnh liên quan đến quỹ ETF Crypto, bao gồm việc cho phép đổi quỹ bằng tài sản thực và staking cho các...

Coinbase tin mã hóa tài sản và DeFi sẽ là xu hướng chính trong...

Báo cáo triển vọng thị trường mới nhất của Coinbase cho năm 2025 chỉ ra ba xu hướng chủ đạo là sự phát triển của...

Cathie Wood dự đoán Bitcoin sẽ vượt ngưỡng 1 triệu đô la vào cuối...

Giám đốc điều hành của Ark Invest, Cathie Wood, một lần nữa khẳng định triển vọng lạc quan của bà về Bitcoin, dự đoán...