Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) là một chỉ báo động lượng đo lường mức độ thay đổi của giá, để đánh giá các điều kiện mua quá mức hoặc bán quá mức trong giá của một đồng tiền kỹ thuật số hoặc một loại tài sản khác. RSI được hiển thị dưới dạng bộ dao động (biểu đồ đường di chuyển giữa hai thái cực) và có thể có số đọc từ 0 đến 100. Chỉ báo này được phát triển bởi J. Welles Wilder Jr. và được giới thiệu trong cuốn sách của ông vào năm 1978, New Concepts in Technical Trading Systems (Khái niệm mới trong hệ thống giao dịch kỹ thuật).
Công thức để tính RSI
Tính RS (Relative Strength – Sức mạnh tương đối):
RS được tính bằng cách chia trung bình giá đóng cửa tăng trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 14 phiên) cho trung bình giá đóng cửa giảm trong cùng khoảng thời gian đó.
RS= Trung bình Tăng / Trung bình Giảm
Trong đó:
-
- “Trung bình Tăng” là tổng giá trị của các phiên tăng chia cho số phiên tăng trong khoảng thời gian xác định.
- “Trung bình Giảm” là tổng giá trị của các phiên giảm chia cho số phiên giảm trong khoảng thời gian đó.
Tính RSI:
Sau khi có RS, tính RSI theo công thức:
RSI=100 − 100/(1+RS)
Giải thích công thức:
- RSI dao động từ 0 đến 100.
- Khi RSI > 70, tài sản có thể đang trong trạng thái quá mua (có thể điều chỉnh giá giảm).
- Khi RSI < 30, tài sản có thể đang trong trạng thái quá bán (có thể có tiềm năng phục hồi giá).
I. Cách sử dụng chỉ báo RSI trong phân tích kỹ thuật
Cách sử dụng cơ bản nhất của chỉ báo RSI là RSI mà vượt lên trên vùng 70 và cắt xuống thì bán ra, ngược lại, RSI vượt xuống vùng 30 và cắt lên trở lại thì mua vào. Hoặc 1 cách sử dụng khác là giá cắt lên vùng 50 thì là xu hướng tăng, cắt xuống vùng 50 là xu hướng giảm (sự chuyển đổi xu hướng thị trường). Anh em xem hình minh họa dưới đây cho rõ hơn.
5. Xác định xu hướng mới với vùng 45-55
Vùng nằm giữa 45 – 55 được gọi là vùng không có xu hướng. Chỉ khi giá thoát khỏi vùng này thì 1 xu hướng mới mới được tạo ra. Nếu cắt xuống 45 thì là xu hướng giảm, cắt lên 55 là xu hướng tăng.
II. Những hạn chế của chỉ báo RSI
Chỉ số RSI so sánh đà tăng giá và giảm giá và hiển thị kết quả trong một bộ dao động có thể được đặt cùng với biểu đồ giá. Giống như hầu hết các chỉ báo kỹ thuật, tín hiệu của nó đáng tin cậy hơn với xu hướng dài hạn. Tín hiệu đảo ngược thực sự rất hiếm và khó có thể trách khỏi những dự báo sai. Ví dụ:
Như trên hình ta thấy biểu đồ giá cho ta thấy đáy sau thấp hơn đáy trước, chỉ báo RSI lại là đáy sau cao hơn đáy trước. Theo như phân kỳ thường thì đây là tín hiệu tốt để mua vào vì khả năng đảo chiều có thể xảy ra nhưng giá lại đi ngang và sau đó lại tiếp tục xu hướng giảm. Vậy nên chúng ta nên kết hợp với những chỉ báo khác để tăng độ tin cậy khi vào lệnh hơn như chỉ báo đường trung bình động MA, chỉ báo GMMA …
RSI là chỉ báo hiển thị động lượng nên miễn là đà giá của tài sản vẫn mạnh (tăng hoặc giảm), chỉ báo có thể ở trong vùng quá mua hoặc bán quá mức trong thời gian dài. Do đó, chỉ báo RSI đáng tin cậy nhất trong một thị trường dao động khi giá đang trong thời kỳ có xu hướng( tăng hoặc giảm ). Chỉ báo này không tốt trong thị trường Sideway.
Tham gia Telegram: https://t.me/tapchibitcoinvn
Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
Xem thêm:
- Công thức phân bổ vốn Kelley là gì ?
- Bollinger Bands là gì? Cách sử dụng Bollinger Bands trong giao dịch crypto
SN_Nour
Tạp chí Bitcoin