Trang chủ Tạp chí Bao nhiêu cái sai mới tạo nên con người Craig Wright?

Bao nhiêu cái sai mới tạo nên con người Craig Wright?

Trong các bài viết khác và trên mạng xã hội, một số người đã đặt câu hỏi về tính cách của Craig Wright ở cấp độ cá nhân và cố gắng thiết lập các mô hình thực hành kinh doanh gian lận không liên quan cụ thể đến vấn đề này. Mặc dù nghiên cứu của tôi giúp tôi xem xét các cáo buộc này, tôi quyết định thu hẹp trọng tâm của bài viết này qua những bằng chứng liên quan đến tuyên bố của Wright rằng ông là Satoshi Nakamoto, “cha đẻ” của Bitcoin.

“Hiện tượng” Craig S. Wright đã bùng nổ trong bối cảnh Bitcoin vào năm 2015 khi một nhân vật bí ẩn và gây tranh cãi, người tự xưng là Satoshi Nakamoto, nhà sáng lập “bí ẩn” của Bitcoin.

Tôi đã từng thấy Craig Wright trên Twitter nhiều lần vào hồi năm 2014 (khi ông vẫn còn sử dụng tài khoản có tên là @dr_craig_wright – giờ đã bị xóa), nhưng tôi thấy hầu hết các tweet của ông ấy đều khó hiểu và tôi thường bỏ qua chúng.

Nhưng không phải ai cũng làm vậy.

Gavin Andresen cho biết anh đã hoàn toàn bị thuyết phục rằng Craig Wright là Satoshi Nakamoto.

Vào năm 2017, tôi đã gặp Craig Wright trực tiếp tại hội nghị “Tương lai của Bitcoin” ở Arnhem, Hà Lan. Ông ấy gần gũi hơn nhiều khi không đứng trên sân khấu với máy quay chĩa vào ông ấy, mặc dù ông vẫn có vẻ khá cứng đầu và có xu hướng nói theo những cách mà tôi thấy khó hiểu hơn là giác ngộ.

Trong những năm qua, tôi đã cho rằng Wright sẽ làm mất uy tín của mình đến mức chúng ta không còn phải nghe về ông ấy nữa, nhưng ông vẫn kiên trì. Gần đây nhất, ông đã đe dọa – về mặt pháp lý – những người công khai tuyên bố rằng Wright không phải là Satoshi. Nhưng tôi khẳng định rằng Satoshi Nakamoto không còn quyền lực đối với Bitcoin nữa – câu hỏi về danh tính thực sự của Satoshi giờ đây chỉ là một sự tò mò không liên quan.

Tôi tin rằng câu hỏi có liên quan là liệu Wright có đáng tin hay không: Sau khi xem xét các bằng chứng được trình bày trong bài đăng này, bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

Phần sau đây đại diện cho nhiều thông tin liên quan về lịch sử của Wright với Bitcoin và cộng đồng mà tôi có thể tìm thấy, được biên soạn thành một bản format hy vọng sẽ giúp bạn tham khảo dễ dàng.

Thiếu bằng chứng Satoshi

Liệu có khả năng Wright có mối liên kết với Satoshi và sự ra đời của Bitcoin không? Chà, sự liên kết này không dễ dàng bị bác bỏ – và Wright dường như đang kỳ vọng vào điều đó.

Câu trả lời mới nhất của ông cho các câu hỏi về việc thiếu bằng chứng cho mối liên kết này là ông sẽ không bị áp lực để “tiết lộ hồ sơ tài chính của ông ấy” và quyền sở hữu đó không chứng minh điều gì. Giả sử công việc của ông ấy có đủ bằng chứng.

Những điều chúng ta biết và có thể chứng minh đó là:

  • Ông có tài liệu ghi lại tất cả những hoạt động và tuyên bố mang tính hoài nghi.
  • Ông từng phóng đại các giấy giới thiệu học thuật của mình.
  • Ông đã mắc vô số lỗi kỹ thuật trong các bài viết của mình, điều này khiến mọi người nghi ngờ sự hiểu biết của ông về Bitcoin và công nghệ internet.
  • Phong cách viết của ông (theo phân tích văn bản) và phong thái không có vẻ giống với Satoshi – người mà có các tác phẩm được lưu trữ ở đây.
  • Wright đã từng nói: “Tôi là một luật sư và đây [luật tài chính] này là lĩnh vực chuyên môn của tôi,” trong khi Satoshi thực sự, khi được hỏi về cách áp dụng luật tài chính đối với Bitcoin, nói rằng,”Tôi không phải là luật sư và tôi không thể trả lời câu hỏi đó.”
  • Wright đã từng nói: “Không có lúc nào tôi nói rằng Bitcoin là một loại tiền điện tử cả,” vậy mà Satoshi đã gọi Bitcoin là một loại tiền điện tử trong rất nhiều trường hợp.
  • Wright đã từng nói rằng ông là một “coder học thuật”, một người không biết gì về code trong thực tế, nhưng Satoshi đã nói rằng, “tôi rất giỏi với code”.
  • Vào năm 2008, chỉ 6 tháng trước khi Satoshi Nakamoto xuất hiện ẩn danh, Wright đã đăng một bài đăng công khai: “Nặc danh là lá chắn của những kẻ hèn nhát, nó là vỏ bọc được sử dụng để che đậy sự dối trá của họ. Cuộc sống của tôi rất rộng mở và tôi không mấy quan tâm đến sự riêng tư của mình”.
  • Vào tháng 2 năm 2011, Wright dường như vẫn không biết gì về Bitcoin, vì ông đang suy nghĩ về việc bắt đầu một hệ thống thanh toán được hỗ trợ bằng vàng.
  • Vào tháng 8 năm 2011, ông bắt đầu đề cập đến Bitcoin trong các bài viết của mình, nhưng ông đã viết là “Bit Coin”, trong khi Satoshi không hề sử dụng một khoảng trống hoặc viết hoa chữ “C” trong các email hoặc các bài đăng trên forum. Đã có một lần từ “BitCoin” được sử dụng trong cơ sở mã đầu tiên, nhưng sau đó chính Satoshi đã sửa lỗi viết hoa này.
  • Ông đã từng đề xuất tại sao bạn nên sử dụng các chữ X chứ không phải số không trong một địa chỉ cố định. Satoshi Nakamoto đã phát minh ra sơ đồ mã hóa Base58 được sử dụng cho các địa chỉ này, trong đó ông đã cố ý loại trừ các số và chữ trông giống nhau, chẳng hạn như số 0 và chữ O.
  • Ông đã từng tuyên bố rằng kích thước khối của Bitcoin đã được đặt trong block header (mà thực tế thì không phải như vậy).
  • Ông từng tuyên bố rằng Satoshi đã chọn secp256k1 do thuộc tính ghép đôi tuyến tính nhưng Satoshi từng nói rằng “tôi không tìm thấy bất cứ điều gì để một loại mã hóa đường cong nào nên tôi chỉ … chọn đại thôi”.
  • Trong một cuộc phỏng vấn với GQ, Wright tuyên bố: “Tôi chưa bao giờ di chuyển Bitcoin ngoại trừ chuyển cho Hal Finney và Zooko. Chỉ vậy thôi.” Nhưng vào năm 2009 Satoshi Nakamoto đã gửi 82.51 BTC cho nhà phát triển Mike Hearn.
  • Ông đã thất bại trong việc cung cấp bằng chứng mật mã đơn giản chứng minh ông kiểm soát các khóa thuộc về Satoshi mặc dù đã hứa sẽ làm như vậy.
  • Các “bằng chứng” mật mã mà ông đã cung cấp đã bị nhiều chuyên gia vạch trần, bao gồm Patrick McKenzie, Dan Kaminsky và Robert Graham.

Một số người ủng hộ Wright đã tuyên bố rằng tất cả những điều nói trên là một phần của một âm mưu tỉ mỉ nhằm đánh lạc hướng quan điểm của chúng tôi và ông ấy bị ép buộc tự nhận mình là Satoshi.

Những gì chúng ta có thể nhìn thấy từ các bài đăng trước đó là Wright đã tham gia vào cộng đồng cypherpunk và infosec. Vì vậy, Wright có ưu thế hơn hầu hết mọi người để là ứng cử viên cho cái tên Satoshi. Nhưng ngay cả khi là thành viên của các cộng đồng này, ông vẫn không đạt được nhiều danh tiếng tích cực.

Figure_54.original.png

“Tôi là Satoshi” – dối trá

Gần cuối “đợt ra mắt” với tên Satoshi, Wright nói với BBC News rằng “tôi chỉ xuất hiện trên truyền thông lần này và tôi sẽ không bao giờ quay lại trên bất kỳ đài truyền hình hay phương tiện truyền thông nào. Không bao giờ.”

Như bạn sẽ thấy trong các bằng chứng được ghi lại sau đây, Wright đã không giữ lời hứa này. Thay vào đó, ông vẫn gây được sự chú ý, thường nói bóng gió rằng ông đã tạo ra Bitcoin trong khi trốn tránh (hoặc thất bại) trong việc chứng minh điều đó.

Không thiết lập được quyền sở hữu chính

Vào ngày 03/05/2016, Wright hứa sẽ sử dụng một số lượng coin của Satoshi. Ông cũng đã đăng bài về lời hứa này (hiện đã bị xóa) trên blog của mình, nơi ông hứa sẽ đưa ra bằng chứng thuyết phục rằng ông là Satoshi.

Trong cuốn sách “The Satoshi Affair” (được giới thiệu ở London Review of Books), nhà văn Andrew O’Hagan mô tả các sự kiện sau đây vào ngày 04/05/2016: “Một bằng chứng mới và cũng là bằng chứng cuối cùng nhằm xóa tan những nghi ngờ”, Wright được yêu cầu gửi một giao dịch Bitcoin cho Andresen và một nhà báo của BBC:

“Wright đã lo lắng rằng một lỗ hổng bảo mật trong blockchain ban đầu sẽ khiến ông gặp rủi ro khi di chuyển Bitcoin, ông có thể bị khai thác hoặc bị trộm cắp. Sau đó các nguồn tin của tôi cho biết, Andresen đã hiểu vấn đề và xác nhận nó đã được sửa rồi. Nhưng Wright tiếp tục lo lắng và tỏ ra miễn cưỡng về việc đưa ra bằng chứng cuối cùng. Sau đó, ông đột ngột rời khỏi phòng và không quay trở lại nữa”.

Sau sự “cố tình” thất bại đầu tiên trong việc chứng minh rằng mình có các khóa của Satoshi, Wright đã xin lỗi và làm như thể ông đã cố gắng hết sức.

craig-wright

Nguồn: http://archive.is/OxGhp

Chữ ký mật mã không thuyết phục

Vào năm 2016, Wright đã viết một bài đăng dài trên blog về cách xác minh chữ ký điện tử, trong đó ông đã dán một chữ ký không được xác minh. Rất nhanh chóng sau đó các chuyên gia xác định rằng chữ ký này là từ một giao dịch Bitcoin chứ không phải là chữ ký đã ký vào tài liệu của Jean-Paul Sartre.

Người đóng góp của GitHub, Patrick McKenzie đã tóm tắt bài viết này:

“Bài viết của Wright rất tào lao và rẻ tiền, chỉ xứng đáng có một vài phút xem xét kỹ lưỡng, và chứng minh mức độ quen thuộc của quản trị viên hệ thống (sysadmin) với các công cụ mã hóa, nhưng cuối cùng cũng không đưa ra được những thông tin chưa công khai về Satoshi”.

Nhà nghiên cứu bảo mật và blogger Dan Kaminsky giải thích lý do tại sao ông tin rằng chữ ký do Wright cung cấp có thể là giả:

“Wright đang giả vờ rằng ông ấy có chữ ký của Satoshi trên tài liệu của Sartre. Điều đó có nghĩa là ông có khóa riêng, và có khả năng ông là Satoshi. Nhưng thứ ông ấy thực sự có là chữ ký của Satoshi trên các bộ phận của Blockchain công khai, điều đó tất nhiên có nghĩa là ông không cần khóa riêng để có được chữ ký. Ông chỉ cần khiến bạn nghĩ Satoshi đã ký một thứ khác bên cạnh Blockchain – như Sartre. Ông ấy không công khai Sartre. Ông chỉ công khai 14% của một tài liệu nào đó. Sau đó, ông ấy cho bạn thấy một hàm băm tóm tắt toàn bộ tài liệu. Đây là một sự dối trá. Đó là một hàm băm được trích từ chính Blockchain”.

Trong một bài viết trên Motherboard có tiêu đề là “Bằng chứng chứng minh danh tính Satoshi Nakamoto của Craig Wright là vô dụng”, các nhà văn Jordan Pearson và Lorenzo Franceschi-Bicchierai bày tỏ sự đồng quan điểm và cho rằng “Wright chỉ đơn giản sử dụng lại một chữ ký cũ từ một giao dịch Bitcoin được Satoshi thực hiện vào năm 2009”.

Bằng chứng thay đổi?

Vào khoảng giữa năm 2014 và 2015, Wright có thể đã chỉnh sửa một bài đăng blog cũ vào năm 2008 để tỏ ý rằng ông đã làm việc với tiền điện tử trong năm 2008.

craig-wright

Bản gốc (ảnh chụp năm 2014) so với bản đã chỉnh sửa (ảnh chụp năm 2015)

Một trong những bằng chứng được Wired và Gizmodo đưa ra là là khóa PGP của Satoshi, nhưng cuối cùng bằng chứng này lại vô hiệu, vì các khóa đã bị lỗi thời.

Hơn nữa, một thám tử trên Reddit tuyên bố rằng theo thông tin đăng ký, một tên miền hiển thị trong một email được cho là của Wright gửi cho Kleiman – một phần quan trọng của “bằng chứng” cho việc Wright là Satoshi – đã không được Wright mua cho đến ngày 23/01/2009: 10 tháng sau ngày trên email.

Lopp FIGURE_10.png

Những email này đã được gửi đến Gizmodo, trang web đã suy đoán rằng sự rò rỉ rất có thể là của chính Wright.

Chữ ký mã hóa bị vạch trần nhiều hơn

Vào ngày 03/11/2018, một người nào đó đã có một câu hỏi trên StackExchange về việc tính toán chữ ký cho giao dịch mà Satoshi đã gửi BTC cho Hal Finney trong khối 170. Chưa đầy hai tuần sau, Bitcoin Cash đã trải qua đợt fork tranh cãi giữa các khách hàng của ABC và Satoshi Vision, sau này đã được hỗ trợ bởi Wright và nChain.

Trong vòng 24 giờ sau đợt fork, tài khoản Twitter @satoshi, trước đây đã đăng các Satoshi quote và các trích đoạn của sách trắng trong một vài tháng, lúc đó đã bắt đầu đăng các tweet không bình thường với lời lẽ có vẻ rất giống Wright. Một trong những tweet này (sau đó đã bị xóa) là cách tính chữ ký, nhưng các nhà phát triển Bitcoin đã nhanh chóng giải thích lý do tại sao nó là lừa đảo.

Như nhà phát triển Bitcoin Pieter Wuille đã lưu ý, “chữ ký ECDSA trong đó thông điệp không phải là một hàm băm và được chọn bởi ‘người ký’ là không an toàn”. Lần này, người ký chỉ xuất bản các “hàm băm”, các tuple r, s. Phần băm của ECDSA là không thể thiếu đối với thuật toán. Nếu trình xác minh không tự chạy băm, thuộc tính bảo mật sẽ không được đảm bảo.

Jimmy Song đã viết một bài viết chi tiết giải thích việc bất kỳ ai kể cả Wright, cũng có thể dễ dàng tạo ra những chữ ký vô giá trị nhưng đáng tin như thế nào. Trên thực tế, có một công cụ đã được phát hành giúp mọi người dễ dàng tạo chữ ký một cách chính xác.

Blacknet thay thế vs. Sách trắng Bitcoin

Vào tháng 2 năm 2019, Wright đã viết tweet tuyên bố rằng ông đã gửi một bài nghiên cứu cho chính phủ Úc vào năm 2001 và nó có bản tóm tắt chính xác như sách trắng Bitcoin. Tuy nhiên, đã có một bản thảo sách trắng đã được phổ biến trước khi được đăng công khai trên danh sách gửi mail của cypherpunks. Sách trắng có lẽ đã lỗi thời này có vẻ giống như phiên bản cuối cùng chứ không phải là bản thảo, trong đó nó bao gồm tất cả các chỉnh sửa đóng góp sẽ không được thực hiện cho đến 7 năm sau dự án BlackNet năm 2001.

FIGURE_11 REDACTED.jpg

Nguồn: https://www.reddit.com/r/btc/comments/apc9c1/craig_wright_caught_lying_again/

Trường hợp Bitcoin nghi vấn của Kleiman

Mặc dù không liên quan trực tiếp đến bằng chứng về tuyên bố của Wright rằng ông là Satoshi, nhưng việc xem xét các tương tác của Wright với chuyên gia pháp lý máy tính Dave Kleiman (người cũng được đồn đại là lập trình viên đứng đằng sau Satoshi) cung cấp một số thông tin về uy tín và mối quan hệ của anh ta với sự thật.

Năm 2018, người thân của Kleiman đã đệ đơn kiện Wright tại tòa án liên bang Hoa Kỳ ở Miami, đại diện bởi một công ty luật nổi tiếng. Vụ kiện có nội dung là Wright đã lừa đảo mua lại số lượng lớn Bitcoin do Kleiman sở hữu bằng cách giả mạo nhiều tài liệu khác nhau. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy sự tồn tại của những Bitcoin đó rất đáng ngờ.

Trong một bài đăng trên WizSec ngày 27/02/2018, Kim Nilsson đã chứng minh rằng nhiều địa chỉ trong số này có thể đã được hạch toán và quy cho người khác. Một địa chỉ như thế này (16cou7Ht6WjTzuFyDBnht9hmvXytg6XdVT) mà tác giả chỉ xác định là người dùng của MtGox cũng có thể thuộc về Roger Ver, và được sử dụng trên trang web Bitcoinocracy của Roger để “vote” ủng hộ các tuyên bố. Trên thực tế, phiên bản gốc của bài đăng trên blog WizSec đã được gán cho Ver trước khi được đổi thành “người dùng của MtGox”. Ver đã được hỏi về địa chỉ này, nhưng theo như tôi có thể nói, anh chưa bao giờ phủ nhận rằng nó thuộc về anh.

Cập nhật: Vào ngày 04/05/2019, chủ sở hữu của địa chỉ này đã công khai một thông báo đã ký xác nhận, rằng những Bitcoin này thuộc sở hữu của cả Satoshi và Wright.

Thời gian biểu của Wright và Satoshi

Từ việc kiểm tra mốc thời gian công khai trên hơn 100 bài đăng blog của Wright trong khoảng thời gian năm 2009 & 2010, và so sánh chúng với hơn 800 mốc thời gian công khai từ email, bài đăng trên forum và code cam kết của Satoshi trong cùng thời gian đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về mô hình hoạt động/nghỉ ngơi của mỗi người. Khá rõ ràng rằng Wright thường không hoạt động từ 13:00 đến 18:00 UTC trong khi Satoshi không hoạt động từ 7:00 đến 12:00 UTC. Do đó, Wright dường như có lịch ngủ nghỉ khớp với người sống ở múi giờ AEST (Úc) trong khi Satoshi có lịch nghỉ ngơi phù hợp với múi giờ EST (bờ biển phía đông Bắc Mỹ và một phần bờ biển phía tây Nam Mỹ). Cũng có thể Wright đã duy trì một cách tỉ mỉ hai lịch trình riêng biệt cho mỗi danh tính, nhưng Occam’s Razor cho rằng lý do cho hai thời gian biểu khác nhau này có lẽ là do chúng thuộc về hai người khác nhau.

Craig Wright Public Activity Hour of Day (2009-2010) (1).png

Satoshi Public Activity Hour of Day (2009-2010) (1).png

Dữ liệu và các tính toán thô cho các biểu đồ này có sẵn ở đây.

Những lỗi kỹ thuật và những thiếu sót của Wright

Bất kể Satoshi Nakamoto thực sự là ai thì người đó đã đem đến một trong những dự án thanh cao nhất cho đến nay trong kỷ nguyên internet. Việc tạo ra Bitcoin đã đi trước thời đại và Satoshi thực sự đã nắm bắt rõ ràng các khái niệm kỹ thuật mà nó đưa ra, cũng như sẵn sàng thừa nhận những khiếm khuyết trong kiến thức của mình. Chỉ cần nhìn vào một số ví dụ đáng chú ý cũng thấy Wright đã tự chứng minh sự thiếu kiến thức về kỹ thuật, một đặc điểm mà bút danh Satoshi không hề sở hữu.

Wright là “nhà khoa học trưởng” tại nChain tuy nhiên ông vẫn thường đưa ra những tuyên bố kỹ thuật đầy nghi vấn.

Lopp FIGURE_46.png

Ngoài tweet trên, Wright còn tuyên bố rằng băng thông internet sẽ vượt quá tốc độ bus cục bộ, điều này không thể xảy ra xét tới dữ liệu ở cả hai đầu của kết nối internet giữa hai máy tính được lưu trữ trên ổ cứng.

Lopp FIGURE_47.png

Nguồn: https://archive.fo/SwjEf

Ông cũng từng tuyên bố rằng một người dùng có modem 56K có thể tải xuống 32 MB trong 9.5 phút. Nhưng thực sự sẽ mất 80 phút, điều đó cho thấy rằng Wright đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi nhầm lẫn các bit trên mỗi giây với các byte trên mỗi giây.

Lopp FIGURE_48.png

Nguồn: https://archive.fo/xvf7l

Ông cũng từng đưa ra một tuyên bố rất kỳ lạ liên quan đến DNA:

Lopp FIGURE_49.png

Nguồn: https://archive.fo/5it3L

Giờ đã thời gian cho một bài học khoa học và toán học! Một chuỗi DNA của con người bao gồm khoảng 200 tỷ nguyên tử. DNA chỉ được tạo thành từ năm yếu tố: carbon, hydro, oxy, nitơ và phốt pho. Như vậy, nếu chúng ta có thể xây dựng một hệ thống lưu trữ ngũ phân, thì một chuỗi DNA có thể lưu trữ tới 1 nghìn tỷ bit (~ 125 GB) dữ liệu. Các ước tính hiện tại là toàn bộ mạng internet đang ở mức 5 đến 10 zettabyte, do đó, yêu cầu này bị tắt ít nhất mười đơn hàng độ lớn.

Wright cũng từng tuyên bố rằng các số nguyên signed ít hữu ích hơn các số nguyên unsigned và đây là lý do tại sao logic phức tạp hơn không thể xảy ra trên Bitcoin. Giả sử, điều này là do khả năng tràn số nguyên unsigned “cho phép các hàm toán học”.

Trong khi đó, hầu hết các nhà khoa học máy tính sẽ nói rằng tràn số nguyên sẽ dẫn đến mất dữ liệu và hành vi ứng dụng ngoài ý muốn – cần phải tránh do sự tin cậy và bảo mật của ứng dụng.

Wright cũng tuyên bố rằng secp256k1 có thể được sử dụng để ghép song tuyến. Khiếu nại này đã bị cả Andrew Poelstra (một nhà mật mã học tại Blockstream) và Vitalik Buterin (nhà sáng tạo Ethereum) bác bỏ.

Lopp Figure_31.png

Nguồn: https://archive.fo/Kwyfb

Ông ấy đã không chứng minh bất cứ thứ gì như vậy. Thay vào đó, ông tuyên bố rằng Bitmain có thể có khóa riêng cho địa chỉ cố định. Tất nhiên, đây là một tuyên bố bất khả thi và toán học là không thể bác bỏ – nó sẽ theo thứ tự 2160 phép tính để tạo ra khóa riêng và hiện nay trên thế giới không đủ sức mạnh máy tính để làm điều đó trong bất kỳ khung thời gian hợp lý nào.

Nhiều tác phẩm được xuất bản của Wright đã bị kiểm tra gắt gao. Peter R. Rizun đã phân tích một bài viết của Wright về khai thác ích kỷ (selfish mining) và xác định rằng nó chứa rất nhiều lỗi và các giả định không rõ ràng:

“Tác giả cố gắng giải thích một số khía cạnh rất cơ bản của khai thác Bitcoin, nhưng không thành công do ký hiệu bất cẩn, nhiều lỗi trong phương trình của ông và sự hiểu lầm cơ bản về ý nghĩa của việc khai thác Bitcoin là không ghi nhớ (memoryless)”.

Tương tự như vậy, Paul Sztorc đã xem xét một bài viết của Wright về chức năng nnhân chứng tách biệt có tiêu đề là “Ảo tưởng về quy mô trong nhân chứng tách biệt” và thấy nó bị vấy bẩn bởi những sai lầm và tuyên bố vô nghĩa của ông.

“Vấn đề lớn nhất là phương trình trao đổi (PY = MV), mà CSW diễn giải ngược. Ban đầu, ông sử dụng chính xác ‘P’ đại diện cho ‘mức giá’ (ví dụ: BTC/công cụ), nhưng sau đó ông chuyển nó thành ‘giá của tiền’ (sẽ là công cụ/BTC). Vậy nên mới gọi là diễn giải ‘ngược’. Nói cách khác, mọi thứ về vận tốc đều trái ngược với những gì ông ấy nói”.

Câu hỏi đáng giá triệu Bitcoin: Tại sao?

Nik Cubrilovic đã đăng một lời giải thích hợp lý, đưa ra bằng chứng xác đáng cần thiết. Bài đăng của anh đã bị xóa nhưng phiên bản lưu trữ có thể được xem tại đây.

Cubrilovic nói, trước khi tự nhận mình là Satoshi, Wright đã tham gia vào kế hoạch giảm thuế chống lại chính phủ Úc. Wright đã hoạt động dưới một số đại diện pháp lý khác nhau: Hotwire, DeMorgan, CloudCroft, Panopticrypt, Coin-Ex, Denariuz, Tulip Trading, Craig Wright R&D, Permanent Success Limited, Information Defense, Integyrs, Global Institute for Cybersecurity Research và hàng chục cái tên khác nữa như được đề cập ở trang 53 của bản ghi chép phiên tòa, báo cáo của các quản trị viên cho Hotwire năm 2014. Báo cáo này nêu chi tiết ba điểm liên quan:

1) Cách thức hoạt động của Hotwire

“Hoạt động chính của công ty là mua lại nhiều phần mềm học tập và thanh toán điện tử khác nhau và thực hiện nghiên cứu và phát triển đối với phần mềm này và phần mềm thuộc sở hữu của các đơn vị liên quan”.

2) Hotwire bị cáo buộc tài trợ như thế nào

“Các giám đốc đã khuyên rằng 30 triệu đô la đã được cổ đông đăng ký để thanh toán vốn và khoản này đã được bơm qua Bitcoin”.

3) Khoản tiền đó đã được sử dụng như thế nào

“Công ty đã áp dụng vốn của mình như sau:

– 29 triệu đô la để có được phần mềm từ Wright Family Trust (‘The Trust’)

– 1 triệu đô la để tài trợ cho các hoạt động giao dịch hàng ngày.”

Điều mà Wright đã làm đó là thành lập một công ty với mục đích thực hiện nghiên cứu và phát triển phần mềm học tập điện tử mà nó đã có từ sự chuyển nhượng của ông.

Wright sẽ đầu tư 30 triệu đô la vào Bitcoin để xây dựng công ty, trong đó 29 triệu đô la được dùng để chi trả cho việc mua phần mềm và 1 triệu đô dùng để chi trả cho chi phí hoạt động – trong đó bao gồm một văn phòng tại Sydney với 40 nhân viên.

Cấu trúc này trở nên rõ ràng hơn trong hành động kế tiếp của công ty:

“Hơn nữa để gánh chịu một loạt phí tổn, công ty đã nộp thuế hàng hóa và dịch vụ GST cho quý 3 tháng 9 năm 2013, yêu cầu GST hoàn thuế 3.1 triệu đô. Sau một vài cuộc thảo luận và trao đổi thư từ, ATO đã công bố một thông báo cho công ty vào ngày 20/01/2014 để thông báo rằng họ có dự định giữ lại khoản hoàn trả trong khi chờ xác minh các giao dịch và xử lý từ Bitcoin.”

Thuế dịch vụ và hàng hóa (GST) được cấu thành từ 29 triệu đô la do Wright đầu tư vào công ty đã đủ điều kiện để được hoàn lại tiền. Do đó, bằng cách làm xáo trộn giữa Bitcoin và những thực thể mà bạn kiểm soát, có thể kích ra một khoản hoàn thuế bán hàng (bằng tiền mặt). Tuy nhiên, không rõ ràng rằng 30 triệu đô Bitcoin có bị xáo trộn từ đầu hay không.

Một đại diện khác của Wright, DeMorgan, đã đưa ra yêu cầu nhượng thuế nghiên cứu và phát triển R&D lớn nhất từ trước tới nay tại Australia – theo thông cáo báo chí riêng của công ty này. Tuy nhiên, tôi đã không thể tìm được bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh cho tuyên bố này.

Nhượng thuế R&D là một chương trình của Australia nơi mà các công ty đầu tư vào hệ thống nghiên cứu và phát triển đủ điều kiện được hoàn thuế 45% cho mỗi đô la đã chi trả. Theo báo cáo của Forbes, các siêu máy tính được cho là một phần của khoản chi tiêu trên không tồn tại, do đó, có khả năng rằng yêu cầu hoàn trả có thể được hiểu là một sự cố tình làm điều sai trái.

Theo thông báo từ The New Yorker:

“Các tài liệu thụ lý tài sản giải thích về tình trạng mất khả năng thanh toán rõ ràng của Hotwire cho thấy rằng Wright đã bị buộc yêu cầu phá sản do sự thua lỗ của Mount Gox. Việc này có liên quan đến sự sụp đổ của sàn giao dịch Bitcoin Mt. Gox cho thấy Wright đã cố gắng giải thích cho sự mất mát Bitcoin của ông ta với nhà cầm quyền trong một thời gian.”

Tại sao Wright tự nhận mình là Satoshi? Cubrilovic đưa ra giả thuyết rằng Wright chỉ đơn giản là đã tạo ra quá nhiều lời nói dối quá phức tạp để có thể tháo gỡ chúng, vì thế giờ đây ông phải tiếp tục đẩy những lời nói dối đó nó đi xa hơn.

“Wright không thể là Nakamoto khi ông ta vẫn còn cần huy động tiền từ các nhà đầu tư, hoặc phải bao biện cho những rắc rối của ông ta. Như hầu hết mọi người đều biết, Nakamoto đang ngồi trên hàng tỷ đô la Bitcoin.”

Mặt khác, Cubrilovic mặc nhận rằng Wright có thể không muốn danh tính bị cáo buộc của mình là Satoshi Nakamoto được biết đến quá rộng rãi, vì cuối cùng, ông ta cũng sẽ “đi đêm lắm có ngày gặp ma”, gặp phải người có thể thách thức ông ta về yêu sách và yêu cầu một số bằng chứng xác thực.

“Về lý do tại sao câu chuyện Wright là Nakamoto được công khai, tôi có thể đưa ra một vài giả thuyết. Đầu tiên là có quá nhiều người phát hiện ra và một trong số họ, có khả năng là một nhân viên hoặc một nhà đầu tư bất mãn, đã quyết định làm rò rỉ tin tức như là một hành động để trả thù. Giả thuyết thứ hai là Wright, biết rằng mọi chuyện đã kết thúc với công ty của mình và rằng chính quyền đã tấn công, bịa đặt về một vụ rò rỉ thông tin là bước đầu tiên hướng tới một cuộc sống mới ở London của Satoshi Nakamoto (Wright đã trốn khỏi Úc và vẫn chưa quay trở về).

Theo O’Hagan :

“Vài tuần trước vụ đột nhập vào nhà của Craig Wright, khi tên của ông ta vẫn chưa được công khai là có liên quan với Satoshi Nakamoto, tôi đã nhận được một email từ một luật sư tại Los Angeles tên là Jimmy Nguyen, đến từ công ty Davis Wright Tremaine (tự mô tả là một điểm đến cho các công ty về giải trí, công nghệ, quảng cáo, thể thao và các ngành công nghiệp khác). Nguyen nói với tôi rằng họ đang tìm kiếm cách thức liên lạc với tôi để viết bài về cuộc đời của Satoshi Nakamoto. ‘Khách hàng của tôi đã mua được bản quyền về cuộc đời Satoshi Nakamoto từ một người có thật đằng sau bút danh Satoshi Nakamoto – người tạo ra giao thức Bitcoin’ – vị luật sư đó viết. ‘Câu chuyện sẽ được công chúng quan tâm và chúng tôi hy vọng rằng dự án về cuốn sách sẽ tạo ra mức độ nhận diện công khai và độ phủ sóng về truyền thông đáng kể khi danh tính thực sự của Satoshi Nakamoto được tiết lộ.”

Tôi thấy đoạn trích này đặc biệt thú vị bởi vì Jimmy Nguyen, một luật sư chuyên về giải trí và sở hữu trí tuệ, đã trở thành CEO của nChain, một công ty công nghệ, trong khi CEO tiền nhiệm Stefan Matthews trở thành Chủ tịch hội đồng quản trị. Robert MacGregor, nhà sáng lập và là CEO của công ty chuyển tiền nTrust có trụ sở tại Canada, người đã gặp gỡ Wright thông qua Matthews, tuyên bố rằng kế hoạch cho nChain vốn không phải là xây dựng công nghệ mà là có được một đầu ra khổng lồ bằng việc bán sở hữu trí tuệ.

Wright từng bị cáo buộc là đã được trả một khoản tiền đáng kể để “công khai” mình là Satoshi, theo lời O’Hagan trong “The Satoshi Affair” :

“Sau thái độ hoài nghi ban đầu, và bất chấp việc có chút ghét bỏ đối với cung cách của Wright, MacGregor đã bị thuyết phục và có một thỏa thuận với Wright – được ký vào ngày 29/06/2015. MacGregor nói rằng ông ta cảm thấy rằng Wright đúng là người “cha ẩn danh của huyền thoại Bitcoin”, và ông ta bảo tôi rằng đó chính là suy nghĩ của ông, sau những bản nháp với cuộc thỏa thuận, để khẳng định rằng những lý tưởng của Satoshi sẽ được đưa vào là một phần của bản hợp đồng. Công ty của Wright đã từng nợ nần chồng chất và bản thỏa thuận này dường như là “cứu cánh” đối với ông ta, vì thế ông ta đã đồng ý với mọi thứ mà không xem xét việc mà ông ta sẽ phải làm tiếp theo. Trong vòng một vài tháng, theo những chứng cứ về sau được gửi đến cho tôi bởi MacGregor và Matthews, công ty của MacGregor phải trả 15 triệu đô cho bản thỏa thuận”.

“Điều đó là chính xác” Matthews đã nói vào tháng 2 năm nay. “Khi chúng ta kí bản thỏa thuận, 1.5 triệu đô sẽ được đưa tới luật sư của Wright. Nhưng công việc chính của tôi là thiết lập một cuộc hẹn với vị luật sư mới… và chuyển những tài sản trí tuệ này tới nCrypt’ – một chi nhánh mới được thành lập của nTrust. ‘Thỏa thuận này có những điều khoản sau: xóa các khoản nợ tồn đọng đang ngăn cản doanh nghiệp của Wright trở lại và làm việc với các luật sư mới để có được các thỏa thuận thay thế cho việc chuyển nhượng bất kỳ tài sản trí tuệ phi doanh nghiệp nào và làm việc với các luật sư để có được các quyền của Craig. Kể từ thời điểm đó, ‘việc tiết lộ Satoshi’ sẽ là một phần của thỏa thuận. Đó là nền tảng của kế hoạch thương mại hóa’, Matthews nói, ‘với khoảng 10 triệu đô la dành cho các khoản nợ ở Úc và sự chuẩn bị ở London”.

“Bản kế hoạch đã luôn rõ ràng đối với người đứng đằng sau nCrypt. Họ sẽ đem Wright tới London và lập nên trung tâm nghiên cứu và phát triển cho ông ấy, với khoảng 30 nhân viên làm dưới trướng ông ta. Họ sẽ hoàn thành những sản phẩm từ những phát minh và bằng sáng chế đó – những thứ mà ông ta có đến hàng trăm cái – và toàn bộ sẽ được bán dưới dạng sản phẩm của Satoshi Nakamoto, người sẽ công khai danh tính như một phần trong dự án. Một khi đã được đóng gói, Matthews và MacGregor lập kế hoạch để bán những tài sản trí tuệ này thu lợi hơn hàng tỷ đô la. MacGregor sau đó đã bảo tôi rằng ông ta đã nói chuyện với Google và Uber, cùng với một số ngân hàng của Thụy Điển. ‘Kế hoạch chỉ là đóng gói toàn bộ và bán chúng,” Matthews bảo tôi. “Kế hoạch đã không bao giờ được thực hiện”.

Nhưng ai là nhà hảo tâm bí ẩn chi trả toàn bộ cho hoạt động này? Một người có tên Calvin Ayre, một tỷ phú người Canada nổi tiếng với việc thành lập nên trang đánh bạc trực tuyến Bodog. Một lần nữa, theo “The Satoshi Affair”:

“Calvin Ayre là một trong những chủ đề theo thường lệ hay được chú ý đến. MacGregor không bao giờ đề cập đến anh ta trong tất cả các cuộc họp đầu tiên của chúng tôi. Sau đó, khi tôi nói với anh ấy rằng Ramona đã đề cập đến một ông lớn ở Antigua, anh ấy nói rằng anh ấy không phiền khi trò chuyện về anh ấy, nhưng anh ấy đã không nhắc đến tên nữa. Vào tháng 2 năm nay, khi họ đã đưa Wright tới Antigua với những lời động viên, cổ vũ, tôi đã gửi thư điện tử tới cho Matthews để hỏi rằng tôi có thể đến cùng hay không, và anh ấy đã không hồi âm. Wright, trong một khoảnh khắc bình thường, về sau đã hỏi tôi rằng tôi đã nói với MacGregor về việc họ là những kẻ đã tiết lộ về Ayre. Tôi nói rằng đó không phải do họ: Tên của Ayre lần đầu được đề cập với tôi qua Matthews. Cuộc gặp mặt ở Antigua đã được sắp xếp khi tôi đi ăn tối với Matthews và ông ta đề cập đến Ayre một cách thoải mái mà chưa từng hỏi rằng nó có phải là không chính thức hay không. MacGregor chưa từng đề cập chi tiết về sự liên quan này của Ayre nhưng cả hai người thường xuyên tới Antigua đã khiến tôi nghi ngờ về mức độ của sự kết nối này. Matthews đã luôn nói về Ayre như thể anh ta là trùm của toàn bộ sự việc này, mặc dù tôi không có bằng chứng nào khác về việc Ayre là ai khác ngoài một người quan sát thú vị. Thú vị là, cổ đông duy nhất của nCrypt (một cổ phần đáng giá một bảng), là nCrypt Holdings, đã đăng kí ở Antigua.”

Theo bài báo năm 2017 của Reuters, nChain Holdings đã được bán cho Quỹ đầu tư công nghệ cao SICAV có trụ sở tại Malta. Tuy nhiên, trang web được liệt kê trong thông cáo báo chí cho quỹ nói trên đã không còn tồn tại.

“nChain nói rằng trong email phản hồi cho các câu hỏi từ Reuters rằng không một ai trong hai người Ayre và Wright đã cọc tiền trước hay sau đợt bán. Họ cũng nói rằng công ty trước đó đã mua các tài sản và tài sản trí tuệ của Wright, và ông ta bây giờ đã có chức vụ là trưởng phòng nghiên cứu.”

Tuyên bố của nChain bao hàm một số điều – có lẽ cả hai người đều không sở hữu cổ phần trực tiếp, nhưng họ có sở hữu gián tiếp thông qua một loạt các đại diện pháp lý khác. (Kiểm tra sơ đồ được cung cấp dưới đây).

Nó cũng có thể ám chỉ rằng nếu như Wright có khoản đặt cọc nào thì ông ta đã bán sạch chúng và bây giờ thì cố gắng hoàn thành bản kế hoạch bậc cao để có thể bán tài sản trí tuệ – hoặc một giả thuyết khác là ông ấy cố gắng tận dụng thời gian, làm như thể đang nỗ lực làm gì đó.

Theo như bài viết của Reuters, “Một người thân cận với bản thỏa thuận nói rằng 300 triệu đô la đã được đầu tư vào nChain, nhưng không rõ vào khoảng thời gian nào.”

Một câu trích dẫn đầy hấp dẫn của Matthews nói về những nhà đầu tư:

“Những người mà tôi làm việc cùng có khả năng đánh giá rằng đây là một quyết định tồi tệ trị giá 30 triệu đô la và họ muốn xóa sổ nó”.

Một bài viết của Ekmo Keep trên Splinter đã tổng kết lại “The Satoshi Affair” của O’Hagan:

“Nói chung, tác phẩm thêm phần đáng tin vào cáo buộc rằng Wright đã thực hiện một vụ lừa đảo lớn và phức tạp để thuyết phục thế giới rằng anh ta là Satoshi Nakamoto để thoát khỏi khoản nợ trị giá hàng triệu đô la mà anh ta đã tích lũy ở Úc với cơ quan thuế và các chủ nợ khác. Và nếu đó là một trò lừa đảo, thì giờ đây nó dường như đã bao gồm một số lượng lớn những kẻ đồng mưu và nạn nhân, bao gồm cả các cơ quan truyền thông được sử dụng để tạo điều kiện cho sự “công khai” của Wright.

Bài báo dường như hàm ý rằng Wright có thể đang lừa đảo tài chính quốc tế hoặc lừa gạt đầu tư, nhờ đó ông ta sử dụng sự tín nhiệm để thuyết phục những nhà đầu tư chia tiền của họ với lời cam kết về việc hoàn tiền trong tương lai.

Một giả thuyết khác là việc Stefan Matthews là kẻ chủ chốt liên quan đến cuộc thỏa thuận được đề cập trước đó và việc ông ta đưa Calvin Ayre vào kế hoạch đặc biệt này.

Theo O’Hagan, Matthews là một chuyên gia công nghệ người Úc, người mà Wright đã quen được 10 năm, từ khi họ cùng làm việc tại trang đánh bạc trực tuyến Centrebet. Matthews sau đó đã đến làm việc cho Bodog. Matthews cũng là giám đốc cho công ty DeMorgan của Wright, vì thế họ dường như vẫn giữ liên lạc thường xuyên. Trong “The Satoshi Affair”, câu nói của Matthews đã được trích dẫn:

“Calvin đã cho tôi nhận được những gì tôi nên có. Calvin là người bạn trung thành duy nhất mà tôi có, từ xưa đến nay.”

Nếu bạn nhìn vào hoàn cảnh của Ayre, anh đã và đang xây dựng một đế chế cờ bạc offshore, lợi dụng quyền tài phán trong nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá để đề nghị dịch vụ mà khi kết hợp lại, có thể được coi là bất hợp pháp ở một số quốc gia. Bằng cách lan truyền xung quanh các hoạt động của mình, anh ta có khả năng không chỉ duy trì chúng trong môi trường đối nghịch mà còn phát triển chúng thành một hoạt động khổng lồ. Anh ta là một doanh nhân giàu kinh nghiệm, thông thạo cách khai thác các lỗ hổng pháp lý. Như Ayre từng mô tả công việc của bản thân trong bài phỏng vấn của Forbes rằng:

“Chúng tôi điều hành một doanh nghiệp không hẳn là công ty cờ bạc ở một vài quốc gia chúng tôi hoạt động. Nhưng khi bạn kết hợp tất cả chúng lại với nhau, nó là đánh bạc qua internet.”

Báo cáo từ tòa án cho thấy Ayre không phải là không có vấn đề cá nhân, vì anh ta đã từng là một kẻ bỏ trốn khỏi IRS và các cơ quan chính phủ khác của Mỹ do bị buộc tội rửa tiền vào năm 2012. Trong 5 năm bỏ trốn, các cơ quan chính phủ Mỹ đã tịch thu hơn 68 triệu đô la từ tài sản của anh ta nhưng cuối cùng lại cho phép anh ta tự thú để nhận được mức án nhẹ nhàng hơn đổi lấy tất cả các tội nghiêm trọng trước đó.

Theo quan điểm của tôi, Ayre đang ở trong một tình huống mà một loại tiền điện tử chống kiểm duyệt và không thể kiểm soát được rất được mong đợi. Ngay cả khi anh ta mới bắt đầu hoạt động vào những năm 1990, trang web đánh bạc của anh ta là một trong số ít những trang không sử dụng một bên thứ ba như Western Union để chuyển tiền – tiền được chuyển trực tiếp đến người sử dụng. Nếu tôi là Ayre, tôi sẽ muốn tất cả các trang web đánh bạc của mình sử dụng tiền điện tử và tôi cũng mong muốn dự trữ một phần đáng kể tài sản của mình vào tiền điện tử.

Vì sao Ayre lựa chọn Bitcoin Cash (và sau đó là Bitcoin Satoshi Vision) thay vì chỉ sử dụng mạng lưới Bitcoin đã được chính thức hóa? Liệu anh tin chắc rằng BSV phù hợp cho việc đánh bạc hơn hay anh sẽ có một vị trí tốt hơn để gây ảnh hưởng tới sự phát triển của BSV? Hoặc có thể nào Ayre đã được đầu tư một các đáng kinh ngạc nhờ vào thành công của Wright và còn mâu thuẫn trong tư tưởng về các chi tiết kỹ thuật? Hay hoạt động khai thác của Ayre chỉ đơn giản là một cách hữu dụng để anh ta có thể rửa tiền? Các coin mới thường không có khả năng liên quan tới hoạt động bất hợp pháp.

Các nhà khai thác SHA256 nhạy về mặt kinh tế nên đào ra mạng lưới có lãi nhất vì chi phí chuyển đổi khá thấp. Chúng ta có thể quan sát từ các biểu đồ bên dưới rằng nhà khai thác BSV dường như không nhạy cảm về mặt kinh tế – họ đang lãng phí cơ hội, có thể nói như vậy. Trong khi các nhà khai thác BCH đang từ bỏ mạng lưới này (và có thể chuyển sang khai thác BTC) nếu nó mang lại nhiều lợi ích hơn, các nhà khai thác BSV đang liên tục thua lỗ, so với khi họ đào sâu vào BTC. Điều này đặt ra câu hỏi: Các nhà khai thác BSV có thật sự không nhạy cảm hay còn một yếu tố nào khác trong cuộc chơi này khiến họ có thể bỏ qua cơ hội kiếm lợi nhuận lớn đến như vậy? Đã có một lời giải thích hợp lý là vào ngày 26/04/2019, có hơn 80% tỷ lệ băm bị thao túng bởi CoinGeek (do Ayre sở hữu) và BMG Pool (do nChain sở hữu) và họ đang khai thác dưới mức tối ưu để đẩy nhanh sức mạnh. Lý do này có ý nghĩa khi mà BSV được xây dựng theo ý thức hệ được Nakamoto nhất trí rằng “Người kiểm soát hashrate là người điều khiển mạng lưới.”

Screenshot from 2019-04-24 16-22-57.png

Screenshot from 2019-04-24 16-23-03.png

Trong biểu đồ phía dưới, một thám tử trên Reddit đưa ra giải thiết về các mối quan hệ mạng lưới có khả năng.

craig-wright

Những bằng sáng chế

Wright đã rất thành công trong nỗ lực nộp bằng sáng chế cho các công việc liên quan đến khoa học máy tính và blockchain khác. Những bằng sáng chế này sẽ thú vị hơn nhiều đối với các nhà đầu tư tiềm năng nếu được đệ trình bởi người đứng sau Satoshi, có thể đóng vai trò là động lực cho các yêu sách của Wright.

Wright đã nộp bằng sáng chế trong một vài năm dưới tên của EITC Holdings, nChain Holdings, NCIP Holding and nTrust. Các hồ sơ của ông đã được tìm thấy tại Văn phòng Sở hữu trí tuệ của Vương Quốc Anh, Văn phòng Bằng sáng chế Châu âu, Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ và Văn phòng sở hữu trí tuệ Đài loan. Một trang web (hiện đã bị xóa) có tên bitcoinpatentreport.com đã nêu chi tiết một số hoạt động

Tại thời viết bài này, tổng cộng 264 bằng sáng chế của các công ty do Wright sở hữu, đã được xuất bản bởi văn phòng bằng sáng chế của Anh, trong khi tại Văn phòng Bằng sáng chế Châu Âu tìm thấy 167 đơn của nChain. PatentScope thấy 296 đơn, trong khi Google Patents cho ra tổng cộng 363.

  • EITC Holdings: 73 hồ sơ
  • nChain Holdings: 145 hồ sơ (Anh), 174 hồ sơ (Châu Âu)
  • NCIP Holdings: 7 hồ sơ
  • nTrust: 0 hồ sơ

Vào ngày 7 tháng 3 năm 2019, CEO của nChain, ông Jimmy Nguyen, cho biết nChain đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế thứ 666. Các hồ sơ thường được xuất bản với độ trễ thời gian lên tới 18 tháng, vì vậy chúng tôi sẽ phải chờ thêm một năm nữa để khẳng định chắc chắn.

Craig Wright

Nguồn: https://archive.fo/vrhBm

Craig Wright

Nguồn: https://archive.fo/PPER9

Các tweet với các khiếu nại cụ thể về đơn xin cấp bằng sáng chế được nộp rất thú vị vì chúng mâu thuẫn với con số được tuyên bố bởi CEO của nChain vào tháng 3 năm 2019. Wright cho rằng 700 bằng sáng chế được gửi vào tháng 6, 2018 và 1000 bằng sáng chế được gửi vào tháng 12 năm 2018, trong khi đó Nguyen cho rằng 666 bằng sáng chế gửi vào tháng 3 năm 2019.

Mặc dù nChain có thể không nộp nhiều đơn như Wright tuyên bố, nhưng chắc chắn họ đang nộp rất nhiều. Nhưng nộp đơn không giống như sở hữu bằng sáng chế đã được cấp.

Từ một đánh giá thảo luận về một số ứng dụng, có vẻ như các nhà giám định bằng sáng chế đang tìm bản gốc trước đây cho nhiều phát minh mới lạ được tuyên bố của nChain; bạn có thể thấy một số ý kiến của họ tại đây.

Ví dụ, lấy đơn xin cấp bằng sáng chế cho threshold signature scheme của Wright. Người giám định bằng sáng chế xác định rằng 31 trong 34 yêu cầu là về sự mới lạ, nhưng thực chất, chúng không hề mới lạ. Hoặc với đơn xin cấp bằng sáng chế đối với khóa thời gian UTXO, thì nhà giám định xác định 14 trên 17 yêu cầu là không mới lạ.

Vào tháng 2 năm 2017, Wright đã gửi một bằng sáng chế với tên là “Agent-based Turing Complete Transactions integrating feedback within a Blockchain System,” về cơ bản ông đang cố gắng để được cấp bằng sáng chế với bất kì một chương trình máy tính nào sử dụng blockchain như một kho chứa dữ liệu. Trong bài đăng của Medium vào ngày 04/09/2018, Jonathan Toomin đã hoàn thành một bản phân tích chuyên sâu về đề nghị và cách chứng minh của Wright, trong đó P2Pool, Ethereum và Counterparty có thể được xem xét là bản gốc.

Lẩn tránh những chỉ trích

Vào ngày 30/06/2018, Wright đã chặn tôi trên Twitter và đã viết bài này.

Lopp FIGURE_40.png

Nguồn: https://archive.fo/D4zrc

Tôi nhận ra điều này có chút kỳ lạ bởi vì tôi đã không giao tiếp với ông ấy từ nhiều tháng trước và dừng việc tương tác với ông ấy sau khi tôi khiêu khích một trong những yêu cầu công nghệ về biểu đồ mạng node của Bitcoin Cash. Thay vì trả lời câu hỏi đúng trọng tâm, ông trả lời chống đối với các câu hỏi dồn dập mà không hề có sự liên quan.

Lopp FIGURE_41.png

Trong thời gian sau đó, ông ta đã tiếp tục chặn một vài người nữa, kể cả những người ủng hộ Bitcoin Cash, có lẽ nằm trong dự đoán của nChain về kế hoạch tạo một hard fork gây tranh cãi cho Bitcoin SV.

Lopp FIGURE_42.png

Lopp FIGURE_43.png

Lopp FIGURE_44.png

Sự sai lệch trong các chứng từ về trình độ

Trong số danh sách dài những thành tích được tuyên bố của Wright, có khá nhiều thành tích trong học tập, bao gồm cả những bằng tiến sĩ (PhD) mà ông đã sử dụng làm cơ sở cho danh hiệu “Dr.” của mình.

Vào năm 2017, ông đã “tạo phốt” tại Cuộc họp Bitcoin ở Zurich, mang một chiếc xe cút kít đựng đầy những bằng cấp của mình lên sân khấu. Hình ảnh về các bằng cấp và chứng chỉ này sau đó đã được công bố trên trang web của nChain.

Như chúng ta có thể thấy trong danh sách, bằng Tiến sĩ duy nhất của Wright hoàn thành vào tháng 4 năm 2017 tại Đại học Charles Sturt (thường được xếp hạng thứ 30 ở Úc và 800 trên toàn cầu), đây cũng là nơi cấp cho hầu hết bằng cấp của ông.

Hồ sơ LinkedIn đã bị xóa hiện tại của Wright cũng đã nhận bằng Tiến sĩ Khoa học Máy tính, 2009 Khoa2012, từ Đại học Charles Sturt, nhưng trường đã đưa ra những tuyên bố này với một thông cáo báo chí:

Cập nhật: Đại học Úc cho biết Craig Wright đã không hoàn thành bằng tiến sĩ như đã tuyên bố.

https://t.co/DmqU0sVlwypic.twitter.com/AaubGgYD9U
— Mashable (@mashable) December 11, 2015

Bằng tiến sĩ khoa học máy tính đó không được liệt kê trong số bằng cấp của Wright. Ông cũng không phải là thạc sĩ phát triển hệ thống như ông đã tuyên bố. Cả hai bằng đều không được liệt kê trên trang web xác minh học vấn cựu sinh viên của CSU.

Cũng chính hồ sơ LinkedIn này đã cho thấy ông ấy đã đạt được một bằng “Tiến sĩ thần học, tôn giáo học so sánh [sic] và nghiên cứu cổ điển 1998 – 2003” từ “Guess” – sau đó ông tuyên bố rằng các nghiên cứu thần học của ông được thực hiện tại SOAS (Trường Đại học Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi tại London).

Lopp Figure_15.png

Nguồn: https://twitter.com/ProfFaustus/status/1083339312219996160

Tuy nhiên, từ nghiên cứu của tôi có thể thấy rõ ràng rằng ông chưa bao giờ công bố bất cứ điều gì (chẳng hạn như luận án tiến sĩ) thông qua SOAS vì trong các tài liệu nghiên cứu của họ không có thứ gì mang tên ông.

Tuy nhiên, vào năm 2015, Wright đã tham gia vào một hội nghị về Bitcoin từ xa và tuyên bố rằng ông đã có “một vài học vị tiến sĩ”. Một điều khá rõ ràng là Wright đã tự phong cho mình danh hiệu “Tiến sĩ” và sử dụng nó trong vài năm trước khi thực sự đạt được danh hiệu này.

Tuyên bố truyền thông do CSU đưa ra làm rõ thêm rằng, mặc dù Wright nói rằng ông là giảng viên và nhà nghiên cứu tại trường đại học, nhưng “giữa tháng 5 năm 2011 và tháng 5 năm 2014, Wright đang là một học giả phụ trợ tại CSU. Các học giả phụ trợ đảm nhận các công việc không được trả lương và không được tuyển dụng chính thức bởi trường Đại học.

Tôi đã không thể xác minh hồ sơ LinkedIn của Wright, trong đó tuyên bố rằng ông đã đạt được một “bằng Thạc sĩ về Khoa học (MSc), Tài chính (Tài chính định lượng)” từ năm 2015 – 2017 thông qua Đại học London (có lẽ là SOAS một lần nữa). Một yêu cầu Mashable cho hồ sơ học tập dường như đã không được thực hiện. Tôi đã gửi yêu cầu của riêng mình và SOAS trả lời rằng tôi cần có sự đồng ý bằng văn bản từ cá nhân để có được thông tin. Điều này có vẻ như là một thiếu sót đối với tôi; có lẽ bạn đã nghĩ rằng các tổ chức học thuật sẽ muốn giúp sinh viên công nhận thông tin học tập của họ.

Nghĩa vụ quân sự

Wright đã đề cập đến thời gian của ông trong quân đội nhiều lần. Tôi đã xem xét hồ sơ của ông ấy và các nhiệm vụ mà ông đã thực hiện vào thời điểm đó để xác nhận những tuyên bố của ông.

Bản ghi chép đầu tiên mà tôi đã có thể tìm thấy có nói đến nghĩa vụ quân sự của Wright trong cộng đồng cypherpunk từ năm 1996, khi Wright thêm viết bài đăng vào danh sách gửi thư của cypherpunks:

“Sau khi tôi rời quân ngũ tôi đã thất nghiệp trong một vài tháng, tôi kiếm tiền bằng cách làm bất cứ nghề gì tôi tìm được”.

Năm 2008, Wright đã tham chiếu đến thời điểm này trong cuộc đời mình trong một danh sách gửi thư công khai:

“Vào năm 1989, tôi bắt đầu học bằng kép B.Eng/BSci. Tôi đã bỏ học tại Đại học Queensland vào năm 1992 (sau năm học thứ 3). Tôi có lý do cho việc này. Tôi bị ung thư. Tuy vậy tôi nghĩ tốt hơn là nên quay trở lại việc học của mình sau khi tôi biết mình sẽ sống. Xin lỗi, nhưng tất cả chúng ta đều có những điều ưu tiên”.

Nhiều năm sau, theo “The Satoshi Affair”, Wright nói về thời gian ông còn ở trong quân đội:

“Họ đã nhốt tôi trong một căn hầm và tôi phải làm việc với một hệ thống bom thông minh. Chúng tôi cần code nhanh, và tôi đã làm được điều đó”.

Tôi tìm thấy những tuyên bố thú vị của Wright về việc ông thực hiện nghĩa vụ quân sự, chủ yếu là vì nghĩa vụ quân sự tạo ra rất nhiều hồ sơ công khai. Vì vậy, tôi tìm đến đến Kho lưu trữ quốc gia Úc để tìm kiếm thông tin. Phải mất vài tháng quan liêu qua lại, tôi đã tìm được 82 trong số 177 trang tài liệu trong hồ sơ về Wright. Hãy xem tại đây.

Hồ sơ quân sự công khai của Wright cho thấy những gì?

  • Ông đã ở trong Không quân Úc ở tuổi 15 vào năm 1986.
  • Ông nộp đơn vào Học viện Quốc phòng Úc để đào tạo phi công vào năm 1987 nhưng bị từ chối. Thật kỳ lạ, báo cáo của nhà tâm lý học đã nộp đơn đăng ký này trống. Cũng có thể bản hoàn chỉnh đã bị giữ lại.
  • Ông là một sinh viên tại Đại học Queensland từ năm 1988 đến 1989.
  • Ông nộp đơn vào Không quân Hoàng gia Úc (RAAF) năm 1989 và được nhận vào chương trình sĩ quan 9 năm với sự tài trợ cho ngành kỹ thuật điện của đại học RAAF để học. Trong đề nghị tài trợ có lưu ý rằng: “Nếu bạn không tiến bộ về mặt học thuật với bất kỳ lý do gì, bạn sẽ phải nộp đơn xin học lại năm đó và chi trả bằng chi phí của mình”.
  • Ông bắt đầu học kỳ đầu tiên vào năm 1990 với tư cách là cán bộ sĩ quan.
  • Ông đã đỗ lớp, “Luật chiến tranh”, trong học kỳ đầu tiên.
  • Thật kỳ lạ, không có tài liệu đề cập đến bất kỳ lớp học kỹ thuật hoặc toán học nào, nhưng có lẽ những hồ sơ này đã bị giữ lại.
  • Một lá thư viết tay (chữ khá khó đọc) viết rằng “Cán bộ Cadets Bone và Wright được yêu cầu trình bày lý do tại sao họ nên tiếp tục được cung cấp tài trợ RAAF mặc dù họ đã thất bại trong học kỳ 1/90”.
  • Wright đã gửi một lá thư liên quan đến việc tài trợ đại học của mình vào cuối năm đó, nhưng nó đã bị giữ lại.
  • Ông đã đi SLWOP (kỳ nghỉ đặc biệt mà không phải trả tiền) vào ngày 15/03/1990.
  • Ông đã được cho xuất ngũ vào ngày 19/10/1990 vì “Lý do 4” (Tôi đã không thể xác định được Lý do 4 là lý do gì.)

Theo những hồ sơ công khai này, điều thú vị là người đàn ông tự xưng là học giả suốt đời với hơn chục bằng cấp này đã thất bại trong học kỳ đầu tiên của mình tại RAAF.

Có khả năng là ông ấy được giao trách nhiệm viết code cho các hệ thống dẫn đường bom như một học viên học kỳ đầu tiên? Có phải ông đã rời quân ngũ do “xung đột lợi ích”?

Lời kết

Sự đe dọa của Wright thông qua luật sư có trụ sở tại London của mình có thể hoặc không thể vượt qua phiên xét xử tại tòa án. Vụ kiện chống lại Wright tại tòa án liên bang ở Miami vẫn sẽ tiếp tục. Trên thực tế, Wright gần đây đã được hẹn lịch đến làm chứng ở London, vì vậy chúng tôi sẽ tìm hiểu thêm về điều đó.

Cá nhân tôi rất nghi ngờ về các tuyên bố của Wright. Đã 4 năm Wright cố gắng đưa ra bằng chứng rằng ông là Satoshi, và tôi vẫn không cảm thấy thuyết phục.

Có vẻ như Wright đã tự đặt mình vào thế bí. Wright bây giờ là đầu não của một fork Bitcoin, hoạt động có giới hạn sẽ cực kỳ khó phát triển. Trên thực tế, dường như có một phong trào ngày càng tăng giữa các sàn giao dịch nhằm delist tài sản BSV. Sẽ rất thú vị khi xem cách Craig & Co. tạo lối thoát giải vây – sau cùng sẽ là tiếng cười hay tiếng thút thít?

Wright nổi lên nhờ gây sự chú ý và kết quả không may là bài đăng này sẽ khiến ông ta được chú ý nhiều hơn, ít nhất là tạm thời. Tôi tin rằng tất cả chúng ta sẽ tốt hơn nếu chúng ta để chapter này của Bitcoin kết thúc.

Diệu Anh

Tạp chí Bitcoin/ Bitcoinmagazine

MỚI CẬP NHẬT

Token Ethena (ENA) tăng mạnh sau khi Deribit tích hợp USDe

Deribit, một trong những sàn giao dịch phái sinh crypto lớn nhất thế giới, có kế hoạch tích hợp USDe của Ethena làm tài...
phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật tối ngày 22 tháng 11: XRP, ADA, OP, SOL và...

Tuần này, chúng ta sẽ xem xét chi tiết về Ripple (XRP), Cardano (ADA), Optimism (OP), Solana (SOL) và Dogecoin (DOGE). Phân tích kỹ thuật...
tiền điện tử

Khối lượng giao dịch tiền điện tử liên tiếp thiết lập kỷ lục vào...

Khối lượng giao dịch tiền điện tử hàng ngày trên các sàn giao dịch đã đạt mức cao nhất trong 12 tháng là 117...
eth

CryptoQuant: OI hợp đồng tương lai ETH đạt mức cao kỷ lục mới hơn...

Thị trường phái sinh Ethereum (ETH) có lẽ đang báo hiệu động lực tăng giá khi hợp đồng mở (OI)* hợp đồng tương lai...

Texas đang thảo luận về dự luật dự trữ chiến lược Bitcoin

Theo thông tin từ nhóm vận động phi lợi nhuận Satoshi Action Fund (SAF), dự luật dự trữ chiến lược Bitcoin đang được thảo...

Tin vắn Crypto 22/11: Bitcoin mới chỉ bắt đầu giai đoạn parabol trong chu...

Từ nhận định Bitcoin "mới chỉ bắt đầu giai đoạn parabol trong chu kỳ hiện tại" đến CFPB loại ví tiền điện tử ra...

Mùa Altcoin đầy sôi động: Đừng bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào các...

Thị trường tiền điện tử vài tuần gần đây liên tục ghi nhận đà tăng trưởng bùng nổ mạnh mẽ. Đồng Bitcoin (BTC) gần...

Tập đoàn Charles Schwab cân nhắc giao dịch crypto, tân CEO ‘cảm thấy ngớ...

Charles Schwab, một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất Hoa Kỳ, có kế hoạch tham gia thị trường crypto giao ngay khi...

Giá Popcat giảm mạnh, CatSlap bùng nổ ngày ra mắt. Meme coin hệ mèo...

Hãy quên Popcat đi! Một meme coin mới có tên CatSlap ($SLAP) vừa chính thức ra mắt và nhanh chóng trở thành cái tên...
Sandeep Nailwal của Polygon cảnh báo Rug Pulls memecoin

Các vụ kéo thảm memecoin như QUANT có thể thu hút sự đàn áp...

Sandeep Nailwal, đồng sáng lập mạng Ethereum layer-2 Polygon, cảnh báo rằng sự gia tăng các vụ lừa đảo liên quan đến memecoin có...

Các vụ kiện của SEC sẽ “âm thầm khép lại” sau khi Gensler từ...

Nhiều vụ kiện liên quan đến chứng khoán nhằm vào các công ty crypto tại Hoa Kỳ có khả năng sẽ “âm thầm khép...

[QC] Dogizen, ICO Đầu Tiên Trên Telegram, Thu Hút Được 1,4 Triệu USD Khi...

Trong thời gian ngắn, Dogizen đã thu hút sự chú ý trên khắp thế giới tiền điện tử, huy động được hơn 1,4 triệu...

The Graph (GRT) giới thiệu tiêu chuẩn GRC-20 cho cấu trúc dữ liệu Web3

The Graph, một hệ thống lập chỉ mục phi tập trung tương tự Google dành cho blockchain, đã giới thiệu một tiêu chuẩn dữ...
xrp-chau-au

Giá XRP tăng hơn 30% sau khi nhà quản lý tài sản toàn cầu...

Công ty quản lý tài sản Wisdomtree đã thông báo vào thứ Năm về việc ra mắt sản phẩm giao dịch hoán đổi (ETP)...

Tòa án Hoa Kỳ ra phán quyết SEC vượt quá thẩm quyền, hủy bỏ...

Một tòa án liên bang đã hủy bỏ quy định gây tranh cãi liên quan đến 'dealer - đại lý' của Ủy ban Chứng...
TruthFi

Trump Media tiết lộ tham vọng về giao dịch và thanh toán tiền điện...

Công ty truyền thông xã hội Trump Media and Technology Group (TMTG) của Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tiết lộ tham vọng...