Trang chủ Tạp chí Bài 24: Cách mạng Satoshi – Sự im lặng và Linh...

Bài 24: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Sự im lặng và Linh hồn của Chiến tranh lạnh Crypto

Cách mạng Satoshi: Cuộc cách mạng của hi vọng
Mục 2: Sự riêng tư trong tình trạng cấp thiết
Chương 6: Sự riêng tư là điều tất yếu đầu tiên trong nhân quyền
Tác giả: Wendy McElroy

Sự im lặng và Linh hồn của Chiến tranh lạnh trong lĩnh vực Crypto: Cuộc cách mạng của Sự riêng tư (Chương 6, Phân đoạn 3)

“Sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu bạn để cho những dòng suy nghĩ của mình “đi lang thang” ở những nơi công cộng hoặc trong phạm vi truyền hình. Chi tiết nhỏ nhất cũng sẽ tiết lộ thân phận của bạn. Một sự kích động, một cái nhìn lo lắng trong vô thức, một thói quen lẩm bẩm với chính mình – bất cứ điều gì mang trong nó một sự bất thường, về việc có thứ gì đó để giấu. Trong bất kỳ trường hợp nào, việc bộc lộ ra một biểu hiện không thích hợp trên gương mặt bạn (ví dụ như thể hiện sự hoài nghi khi một chiến thắng được công bố) thì đó cũng là việc làm xúc phạm đáng bị trừng phạt. Thậm chí có một thuật ngữ dành riêng cho việc này ở trong Newspeak: nó đã được gọi là facecrime.”

–George Orwell, 1984

Mật mã học (Cryptography) và “đứa con” của nó – Tiền mã hóa (Cryptocurrency), chính là những phương thuốc giải độc cho Oceania – một xã hội bí ẩn được miêu tả trong cuốn tiểu thuyết năm 1984 của George Orwell. Nền văn hóa Orwellian được tạo ra để loại bỏ sự riêng tư với mục đích khiến cho tình trạng không tuân thủ theo luật lệ và những bất đồng chính kiến trở nên bất khả thi. Để bẻ gãy tinh thần của những công dân của mình, Oceania đã khước từ con người họ và quyền lợi của họ.

Mật mã học đã trả lại sức mạnh của sự riêng tư cho các cá nhân. Trong sự riêng tư, họ có thể chạm đến những tiềm năng của con người.

Sự riêng tư giờ đây bị tấn công bởi những lý do tương tự như ở Oceania. Nếu không có sự riêng tư, những sự bất đồng chính kiến trong chính trị và xã hội sẽ trở nên khó khăn để diễn đạt ra – một tình huống ủng hộ chính phủ. Sự giám sát tổng thể chính là nền tảng cho việc kiểm soát toàn diện xã hội. Các chế độ chuyên chế đều dựa vào lực lượng cảnh sát ngầm, sự giám sát, việc ép buộc tuân thủ, những kẻ chỉ điểm và các ngân hàng có lượng dữ liệu khổng lồ, để khẳng định quyền lực của họ. Sự thách thức ở đây không chỉ là làm cho mọi người tuân thủ theo mà còn tạo ra một môi trường đàn áp sự xuất hiện của bất đồng chính kiến ngay từ đầu; các phương pháp ít bạo lực được ưa thích hơn bởi vì chúng khơi dậy ít phản ứng dữ dội hơn. Một phản ứng phụ của việc đàn áp này chính là sự tàn phá trong những suy nghĩ và cảm xúc đa dạng, điều này đã tước bỏ nhân tính ra khỏi con người.

Chính phủ cần phải giành thắng lợi trong Chiến tranh Lạnh về vấn đề riêng tư; khả năng chỉ huy của họ phụ thuộc vào chiến thắng đó. Cryptocurrency là một mục tiêu đặc biệt vì nó đe doạ đến hệ thống ngân hàng Trung Ương và đồng tiền pháp định, theo đó sức mạnh tinh nhuệ được đẩy lên. Chính phủ đang bắt đầu nhận ra rằng họ có thể “vấp ngã” vào mật mã học. Nhiều người tin rằng họ đã vấp phải nó từ trước rồi.

Các chiến thuật của chiến tranh lạnh trong lĩnh vực Crypto

Một chiến thuật tác chiến phổ biến của chính phủ đó là tuyên bố thắng lợi, dù có thật hay không. Sự riêng tư được cho rằng là đã chết bên ngoài sự phục hồi. Các luận điểm đều rất mơ hồ. Nếu sự riêng tư đã chết, thì tại sao các chính quyền lại tăng cường nguồn tài nguyên và pháp luật cho việc đảm bảo không một ai thực hiện các hành vi bất hợp pháp một cách bí mật (“bất hợp pháp” ở đây có nghĩa là “các hành vi mang tính hòa bình nhưng bị chính phủ phản đối”)? Việc thực thi và củng cố liên tục có nghĩa là cuộc chiến giành quyền riêng tư vẫn còn rất dữ dội.

Một chiến thuật khác của chính phủ đó là đổ lỗi cho những sai lầm mà họ phạm phải; họ tìm ra một “vật thế thân”. Trong Chiến tranh Lạnh lĩnh vực Crypto, công nghệ bị đổ lỗi bởi sự tàn phá không thể tránh khỏi trong tính riêng tư. Ngay cả những người chỉ trích trong lĩnh vực giám sát cũng cáo buộc công nghệ là “kẻ phá hoại” sự riêng tư. Trong bài báo “Big Brother is Watching” (Tạm dịch: “Anh Cả đang theo dõi” – Anh Cả ở đây là chính quyền hay những kẻ độc tài), nhà hoạt động dân quyền Tom Head đã tranh luận rằng, “khi công nghệ được cải thiện, sự riêng tư mà chúng ta biết chắc chắn sẽ biến mất; điều tốt nhất mà chúng ta có thể hy vọng đó là sức mạnh để “theo dõi những kẻ theo dõi”.

Sự riêng tư mà chúng ta biết có thể sẽ không còn nữa; các công nghệ có tiềm năng đang được sử dụng để do thám và bảo vệ dữ liệu. Nhưng, cũng giống như việc thực hành tự do ngôn luận phát triển theo phản ứng của công nghệ, việc thực hành về sự riêng tư cũng đang biến đổi. Và sự biến đổi không phải là cái chết. Tương lai của sự riêng tư sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố: sự thay đổi trong thói quen xã hội; và, việc sử dụng công nghệ trong việc tự vệ để chống lại những công nghệ được sử dụng làm vũ khí.

Sự phát triển trong những thói quen xã hội đang được tiến hành, văn hóa nhạc pop đã minh chứng cho điều này. Hãy nghĩ đến bài hát đoạt giải Grammy 2016 của Meghan Trainor, có tên là “NO”. Jeffrey Tucker, nhà sáng lập Hội nghị CryptoCurrency, đã giải thích ý nghĩa của bài hát. Ông đã viết, “Các nghi thức chia sẻ thông tin trong thời đại của mạng xã hội đã thay đổi đáng kể trong thập kỷ qua. Có lẽ bạn đã nhận thấy được điều đó. Hầu hết những người dưới 30 tuổi đều rất thận trọng khi đưa họ tên đầy đủ của mình cho người lạ. Tại sao? Chỉ với vài điểm dữ liệu – họ tên đầy đủ, địa điểm kinh doanh, quê quán – ai cũng có thể khám phá được nhiều hơn thế và tăng khả năng truy cập vào cổng thông tin. Đó là lý do tại sao hầu hết các cuộc tiếp xúc trên mạng xã hội ngày nay đều diễn ra trên cơ sở chỉ có tên (first name) của bạn. Chúng ta có một minh hoạ hoàn hảo về cách thức xã hội của chúng ta thích ứng với những thay đổi của công nghệ “.

Tom Head cũng không đúng khi nói rằng “… điều tốt nhất mà chúng ta có thể hy vọng đó là sức mạnh để “theo dõi những kẻ theo dõi”. Nhưng chúng ta có thể làm được nhiều thứ hơn thế. Các cá nhân không được xác định bởi mối quan hệ thụ động hoặc phản ứng của họ với chính phủ. Theo tự nhiên, các cá nhân không phải là “những người theo dõi”, họ là “những người thực hiện”. Việc theo dõi chính phủ cũng quan trọng, và quan trọng hơn nữa là phải tạo ra các chiến thuật và công nghệ để khiến cho sức mạnh của chính phủ trở nên “lỗi thời” trong cuộc sống của người dân.

Ngoài ra, công nghệ không phải thứ để đổ lỗi cho các điều kiện xã hội. Công nghệ đơn thuần chỉ là một công cụ. Nó không có nhiều trách nhiệm đối với sự ăn mòn của sự riêng tư hơn là súng đạn có trách nhiệm cho việc tuyên chiến. Chính phủ mới là đáng bị đổ lỗi cho cách sử dụng công nghệ của họ. (Các doanh nghiệp có thể xâm lấn, chắc chắn là vậy, nhưng nhìn chung họ yêu cầu một số hình thức chấp thuận, và mọi người có thể từ chối hợp tác với họ.) Đổ lỗi cho công nghệ là một thủ đoạn có giá trị của chính phủ, tuy nhiên, vì nó làm sao lãng mọi người khỏi sự thật về việc ai hay cái gì đang thực sự vi phạm quyền lợi của họ. Nó nhồi nhét vào trong tư tưởng của mọi người sự bất lực hoặc sự mơ hồ tê liệt trước một kẻ cuồng tín với ý định xâm chiếm không thể thoát khỏi được mà đồng thời cũng đem lại những lợi ích to lớn. Nó ép buộc công nghệ vào vị trí chống lại sự riêng tư, điều này khiến cho mọi người không tin tưởng vào cơ hội tốt nhất để có được sự bảo vệ trước mưu mẹo của chính phủ.

Không. Công nghệ không nên bị đổ lỗi, với vai trò là một công cụ, nó đã trở thành chiếc chìa khóa cho mọi tình huống. Sự riêng tư không phải đã chết; mà nó đang tiến hóa. Và các cá nhân nên xác định tương lai cho mình; không chỉ là “theo dõi những kẻ theo dõi.”

Sự hứa hẹn của Cryptography

Mật mã học là một phương pháp phân phối và lưu trữ thông tin trong đó những ai không biết giải mã sẽ không thể truy cập vào được; thường thì những người có thể làm được điều này là người gửi hoặc người nhận. Với vai trò là một công cụ riêng tư, mật mã học bắt nguồn ít nhất từ những kí tự tượng hình của người Ai Cập cổ đại. Lịch sử lâu đời của họ đã minh chứng cho những giá trị mà mật mã hoá đem đến cho nhân loại.

Tuy nhiên tác động xã hội của mật mã học đã thay đổi đáng kể. Những thành phần ưu tú là những người được thụ hưởng chủ yếu. Mật mã học hiện đại được đánh giá rất cao trong việc trao quyền cho các cá nhân.

  • Các giao dịch Blockchain có tính minh bạch và rất dễ để lần ra, nhưng các chủ sở hữu của ví cá nhân rất khó theo dõi chúng trừ khi các địa chỉ được kết nối với các tổ chức tài chính, ví dụ như sàn giao dịch tập trung hoặc một ngân hàng.
  • Bitcoin được thiết kế như một kết cấu ngang hàng mang tính chất phân quyền
  • Miễn là các private key được tạo ra một cách riêng tư, tài sản mã hóa của một cá nhân sẽ được bảo vệ tối đa trước chính phủ và các tội phạm khác.
  • Lợi nhuận và hệ tư tưởng là 2 yếu tố tạo ra số lượng đáng kinh ngạc về các thiết bị riêng tư, bao gồm cả những gì mà cộng tác viên của bitcoin.com – Kai Sedgwick – gọi là một “smörgåsbord (tạm dịch: thập cẩm ngũ vị) của các đồng tiền trên nền tảng riêng tư” có thể trở thành một điều vượt ra ngoài giới hạn thông thường.”
  • Cryptocurrency ngày càng trở nên dễ truy cập hơn đối với những người bình thường không biết gì về những vấn đề phức tạp, chẳng hạn như mã hóa. Mật mã học đã phổ quát hóa sức mạnh của sự riêng tư.

Khi mật mã học là công cụ của các nhà cai trị và thành phần ưu tú, nó đã được họ chấp nhận. Chính phủ tài trợ cho quân đội và các cơ quan luật pháp sử dụng nó, để mua những chiếc máy tính đồ sộ mà người thường không thể mua được. Sự độc quyền của giai cấp ưu tú đã được cố định bởi sự thiếu hiểu biết của công chúng về công nghệ có tính đe dọa.

Sau đó, năm 1970 đã xuất hiện một người làm thay đổi cuộc chơi. Nhà báo về công nghệ tài chính Jamie Redman đã giải thích rằng, “Vào năm 1970, James Ellis, một chuyên gia về mật mã học … đã đưa ra lý thuyết về ‘mã hóa không bí mật’ – bây giờ được gọi là mã hóa public-key… Hình thức cryptography này cho thấy một lớp các thuật toán mã hóa mới mẻ, đòi hỏi hai khóa riêng biệt để mã hóa và giải mã. “Sự riêng tư đã được tư hữu hoá. Những đột phá như Pretty Good Privacy (PGP), đã thúc đẩy quá trình này. Được phát triển bởi chuyên gia mã hóa Phil Zimmerman, PGP là một dạng truyền thông dữ liệu thân thiện với người sử dụng, tăng cường đáng kể tính bảo mật trong việc trao đổi e-mail. Mật mã học không còn thuộc về chính phủ nữa; giờ đây nó thuộc về người dân.

Sự xuất hiện của Satoshi Nakamoto

Có thể nói rằng mô hình kinh doanh của chính phủ được đặt lên trên đầu. Đối với chính phủ, đây là thế giới Orwellian: một xã hội của những người không cần đến những nhà cai trị và nhận thức được điều đó.

Lợi ích phụ của sự riêng tư cá nhân: Con người ngày càng củng cố được phần “người”

“Việc anh ta định làm là mở một cuốn nhật ký. Điều này không phải là bất hợp pháp (không có gì là bất hợp pháp, vì không còn luật pháp nào nữa), nhưng nếu phát hiện thì việc đó chắc chắn sẽ bị trừng trị bởi cái chết “.
–George Orwell, 1984

Sự bẻ cong hình tượng của nhân vật chính trong tiểu thuyết năm 1984 – Winston Smith – tượng trưng cho sự phát hiện ra chủ nghĩa cá nhân. Nhật kí này tượng trưng cho quyền tự do ngôn luận và lương tâm, yếu tố cần thiết cho sự ý thức về bản thân. Winston coi cuộc hành trình hướng về bản thân mình quan trọng đến mức ông ấy sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình để theo đuổi nó. Ông ấy muốn suy nghĩ và đạt được sự kết luận cho chính mình. Như Orwell đã từng nói, “Sự tự do là tự do để nói rằng hai cộng hai bằng bốn. Nếu điều đó được chấp nhận, tất cả những điều khác sẽ theo sau. “Big Brother tiêu diệt Winston vì nỗ lực này. Ông ấy bị tra tấn đến mức trở thành hư không, trở thành không ai cả, thậm chí không thể thoát khỏi sự áp bức ngay cả trong những giấc mơ, vốn là nơi duy nhất còn lại của bản thân mình – những lối thoái duy nhất của bản thân.

Năm 1984 là sự biểu hiện cực đoan nhất của toàn bộ nhà nước giám sát. Thật sự không nhất thiết phải đi xa đến mức như vậy để đàn áp những bất đồng chính kiến. Nhưng mọi hành vi vi phạm quyền riêng tư đều có ảnh hưởng đến tinh thần của con người. Một từ không được nói ra, một ý nghĩ không được hình thành, một cảm giác không được thể hiện … sau đó, một ngày nọ, sự im lặng bên trong bỗng trở thành thói quen vô thức của sự khắc kỷ. Con người không có những nghi ngờ nữa. Có lẽ, họ không còn nhận thức được rằng họ không còn có những nghi ngờ nữa. Họ đã phát triển thói quen không còn là một cá thể nữa.

Nên đi theo sứ mệnh nào của Sự riêng tư?

Hai quan điểm về sự riêng tư cạnh tranh nhau trong Chiến tranh Lạnh.

Quan điểm của chính phủ: sự riêng tư đã bị giết chết bởi công nghệ, do đó Chiến tranh cuối cùng cũng kết thúc. Chiến thắng của chính phủ là tốt nhất, bởi vì chỉ có bọn tội phạm mới muốn sự riêng tư. Thứ mà người bình thường cần là sự bảo vệ khỏi bọn tội phạm. Sự riêng tư – thứ vô hình và đã bị giết chết – là một mức giá ít ỏi để trả cho sự an toàn.

Quan điểm của các nhà mật mã học: “Công nghệ máy tính đang chuẩn bị cung cấp khả năng cho các cá nhân và các nhóm để giao tiếp và tương tác với nhau theo một cách hoàn toàn ẩn danh. Hai người có thể trao đổi tin nhắn, thực hiện công việc kinh doanh và đàm phán các hợp đồng điện tử mà không cần biết đến tên thật hoặc danh tính pháp lý của người kia. Những sự tương tác qua mạng sẽ không thể truy ra được …. Danh tiếng sẽ là sự quan trọng hàng đầu, quan trọng hơn nhiều so với các xếp hạng tín nhiệm ngày nay. Những sự phát triển này sẽ thay đổi hoàn toàn bản chất trong những quy định của chính phủ, khả năng đánh thuế và kiểm soát các sự tương tác trong kinh tế, khả năng bảo mật thông tin, và thậm chí sẽ làm thay đổi bản chất của niềm tin và danh tiếng. “- Timothy May.

Bài 23: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Sự riêng tư chính là lý tưởng thắp sáng cho Cách mạng Mỹ

Bài 25: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Sự riêng tư: Hãy sẵn sàng cho Cuộc cách mạng

Dịch giả: Diệu Anh

Theo Tapchibitcoin

MỚI CẬP NHẬT

Dự trữ Bitcoin trên các sàn giao dịch gần chạm đáy 7 năm khi...

Các nhà đầu tư hiện đang để mắt đến một "cú sốc nguồn cung" tiềm năng khi dự trữ Bitcoin trên các sàn giao...

Giá Hedera giảm 13%, chạm mức thấp nhất trong tuần khi Short tăng tốc

Giá trị của Hedera (HBAR) giảm 13% trong tuần qua. Với mức giá giao dịch là 0,27 đô la tại thời điểm viết bài,...

3 Altcoin đáng chú ý trong tuần thứ ba của tháng 1/2025

Tháng 1 đã gần đi qua một nửa chặng đường và thị trường crypto đã có khởi đầu khá ảm đạm trong năm 2025....

Tuần trăng mật sau cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ đã kết thúc, dòng...

Theo báo cáo từ CoinShares, các quỹ đầu tư tiền điện tử toàn cầu do các công ty quản lý tài sản lớn như...
Bitcoin

Chỉ báo kỹ thuật dự đoán chu kỳ giá Bitcoin đạt đỉnh vào mùa...

Tính đến thời điểm viết bài, Bitcoin giảm 3% trong 24 giờ và 9% trong tuần qua. Tuy nhiên, các nhà phân tích thị...
ftx

FTX sẽ bắt đầu phân phối 1,2 tỷ đô la cho các chủ nợ...

FTX đang chuẩn bị phân phối hơn 1,2 tỷ đô la để hoàn trả cho các nhà đầu tư đã bị chặn truy cập vào...

Liệu PEPE có thể leo lên 0,00002 USD trong thời gian tới?

Các nhà đầu tư PEPE đã kiềm chế không bán ra với khối lượng lớn, tạo ra một kịch bản có thể hỗ trợ...
eth

Justin Sun đã chuyển 1,1 tỷ đô la ETH đến HTX kể từ tháng...

Justin Sun, nhà sáng lập Tron, đã thực hiện một số giao dịch tiền điện tử lớn trong 24 giờ qua trong khi thị...

MicroStrategy mua thêm 2.530 Bitcoin, nâng tổng nắm giữ lên 450.000 BTC

MicroStrategy, công ty tình báo kinh doanh và là một trong những tổ chức nắm giữ Bitcoin lớn nhất, đã tiếp tục chiến lược...
tiền điện tử

Nate Geraci: 50 ETF tiền điện tử mới sẽ ra mắt vào năm 2025

Theo dự đoán mới nhất từ ​​Nate Geraci, chủ tịch của ETF Store, thị trường ETF tiền điện tử sẵn sàng tăng trưởng mạnh...
Bitcoin

Bitcoin giảm vào tháng 1 không có gì lạ trong “những năm hậu halving”

Theo các nhà phân tích đã so sánh các chu kỳ trước, đợt điều chỉnh lớn của Bitcoin trong tháng 1 sau sự kiện...

Điểm danh Top 5 chương trình airdrop nên tham gia ngay trong tuần này

Năm 2025 mới khởi động nhưng thị trường tiền điện tử trở nên sôi động hơn bao giờ hết nhờ hàng loạt các chương...

Tin vắn Crypto 13/01: Bitcoin có thể “sụp đổ” về $84.000 trước khi lập...

Từ nhận định Bitcoin có thể "sụp đổ" về $84.000 trước khi bắt đầu đà tăng mới đến Đường sắt Ấn Độ sẽ phát...
CEO JPMorgan tìm hiểu về Bitcoin và Satoshi làm dấy lên tin đồn nắm giữ BTC

CEO JPMorgan tiếp tục chỉ trích Bitcoin không có giá trị nội tại và...

CEO JPMorgan, Jamie Dimon, vẫn duy trì quan điểm hoài nghi về Bitcoin, bất chấp sự chấp nhận ngày càng rộng rãi của loại...
Đây là lý do Meme Index có thể kích hoạt đợt Pump tiếp theo của thị trường meme coin

Đây là lý do Meme Index có thể kích hoạt đợt Pump tiếp theo...

Với biên độ biến động cực lớn, việc định hướng, tìm dự án tiềm năng để đầu tư trên thị trường ngách meme coin...

Cá voi Ethereum bỏ cuộc, bán tháo 10.070 ETH

Dữ liệu thị trường hiện tại cho thấy cá voi Ethereum (ETH) đang dần mất kiên nhẫn với việc nắm giữ tài sản này...