Trang chủ Tạp chí Bài 31: Cách mạng Satoshi – Bạn là một phần của...

Bài 31: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Bạn là một phần của Cuộc cách mạng hay một phần của Cuộc chiến tranh?

ban-la-mot-phan-cua-cah-mang-hay-mot-phan-cua-cuoc-chien-tranh

Cách mạng Satoshi: Cuộc cách mạng của hi vọng
Mục 3: Sự phân quyền
Chương 7: Động lực chính trị của Sự phân quyền
Tác giả: Wendy McElroy

Bạn là một phần của Cuộc cách mạng hay một phần của Cuộc chiến tranh? (Chương 7, Phần 3)

Chúng ta có ý gì khi nhắc đến Cuộc cách mạng Mỹ? Có phải Cuộc chiến tranh là thứ mà ta đang nói đến không? Không hề, nó không phải một phần của Cuộc cách mạng. Chiến tranh chính là Tác động và Hậu quả của Cách mạng. Cuộc cách mạng nằm trong tư tưởng của người dân, và sự kiện này đã được thực hiện từ năm 1760 đến năm 1775, trong một giai đoạn kéo dài 15 năm trước khi một giọt máu đổ xuống ở Lexington.

—John Adams gửi đến Thomas Jefferson

Cách mạng và Chiến tranh là hai thái cực đối lập. Cách mạng là sự phân tán quyền lực từ một cơ quan trung ương xuống cấp độ cá nhân – những người yêu cầu quyền được kiểm soát cuộc sống riêng của họ. Chiến tranh là sự tập trung quyền lực vào một nỗ lực phối hợp và ép buộc bởi những thành phần cao cấp – những người kiểm soát các cá nhân trong sự khinh thường, đến mức coi họ là những tấm bia đỡ đạn.

Một cuộc chiến xung quanh cryptocurrency vừa được tuyên bố. Nó xuất phát từ chính phủ và từ những người tin rằng crypto phải được làm cho “đúng đắn”, điều này luôn quy ra thành những quy định, luôn quy ra việc con người phải đi tù vì tự đưa ra “những quyết định về cuộc sống của họ”. Các nhà chức trách và những người tin vào thẩm quyền luôn muốn kiểm soát tài sản của người khác.

“Nghị viện châu Âu bỏ phiếu cho các quy định chặt chẽ hơn đối với Cryptocurrency”.

“Sàn giao dịch tiền mã hóa tại Úc đang được áp đặt các quy định, bắt đầu từ hôm nay”.

“Ngân hàng trung ương Nam Phi muốn điều chỉnh tiền mã hóa”.

Cuộc chiến đang diễn ra. Nhưng cuộc cách mạng vẫn được tiếp tục. Tiền mã hóa, giống như việc in ấn, đã trở thành “kẻ thay đổi cuộc chơi” trong phương diện chính trị và xã hội. Một cửa sổ rộng lớn của sự tự do đã được mở ra cho những người bình thường, họ giờ đây đã có thể tránh được hệ thống ngân hàng trung ương và việc chính phủ thâu tóm tài sản và sự kiểm soát xã hội.

Có rất nhiều sự nhầm lẫn bao quanh vấn đề cách mạng bởi vì nó đã được khắc họa lại rất nhiều lần. Những con đường đầy rẫy những hàng rào phòng thủ, những người nổi cơn thịnh nộ, những chiếc xe bốc cháy, xung đột với quân đội … đó không phải là cuộc cách mạng. Bạo lực có thể là những tác động và hậu quả của cuộc cách mạng, nhưng sự thay đổi đến từ trái tim và tâm trí của người dân khi họ đi theo một lý tưởng mới. Cách mạng không phải là sự giận dữ và tuyệt vọng; nó là hy vọng và sự thức tỉnh. Sự phân quyền không thể được truyền lại như một món quà đẹp đẽ, từ những người có quyền lực chính trị cho đến những người sản xuất và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Sức mạnh của phân quyền trỗi dậy từ những con người hiểu rằng các quyền cơ bản của con người không bao giờ là thứ để bạn có thể nói “cảm ơn!” Chúng là quyền lợi ngay từ khi con người sinh ra.

John Adams giải thích rằng nơi mà cuộc cách mạng Mỹ có thể được tìm thấy. “Các bản ghi chép của mười ba [thuộc địa] cơ quan lập pháp, các cuốn sách nhỏ, báo chí trong tất cả các thuộc địa nên được tham khảo, trong thời gian đó …” Bạo lực nổ ra năm 1776 cũng có thể được miêu tả như một cuộc nội chiến, vì khoảng một phần ba dân số thuộc địa được hỗ trợ bởi người Anh. Bản thân Chiến tranh không phải là Cách mạng; quả thực, chiến tranh đã làm gián đoạn một cuộc cách mạng của tầng lớp trí thức, trong đó họ đã từng bước có được sự trung thành của những người bình thường, và có thể đã tạo ra một cuộc lật đổ xã hội không-bạo-lực. Nước Mỹ ngày nay sẽ trông như thế nào nếu nó không được sinh ra trong xương máu? May mắn thay, nó được sinh ra trong giấy báo nhiều hơn là trong bạo lực.

Sự bùng nổ “tĩnh lặng” gây ra bởi Satoshi vào năm 2008 hoàn toàn là “cuộc cách mạng”. Những người coi nó như vậy thường bị gạt bỏ như những đường hipebon vì sự “phun trào” của tiền mã hóa không phù hợp với hình ảnh của “những con đường đầy rẫy những hàng rào phòng thủ” và “những con người hô to: “Con lợn của chính phủ!”” Những thay đổi về mặt xã hội trong thế giới crypto phần lớn là im lặng. Câu khẩu hiệu “Con lợn của chính phủ!” đã lên án chiếc màn hình máy tính sáng điện vào những lúc tờ mờ sáng. Những người tiên phong của tiền mã hóa chắc chắn không phải là những nhà cách mạng khoa trương, như Che Guevara – người được vẽ chân dung trên những bức tường của các quốc gia hậu-cách-mạng. Satoshi vẫn còn ẩn danh. Đó là một cuộc cách mạng khiêm tốn và không hề phô trương.

Bên cạnh đó, vấn đề tranh chấp ở đây là tài chính – hay còn được gọi là “đồng tiền bẩn thỉu” – và từ khi nào mà nó có đủ lý tưởng để xứng đáng với một cuộc cách mạng như vậy? Chẳng phải khẩu hiệu nên được đề là “TỰ DO, CÔNG LÝ” sao?

Nó có đấy. Độc lập tài chính là tự do và công lý. Khả năng của con người để tạo ra và nắm giữ tài sản mà họ kiếm được là cách mọi người nuôi nấng con cái; đó là cách họ vực dậy từ sự nghèo đói để đạt được hạnh phúc; của cải cho phép mọi người sở hữu mảnh đất mà họ bước đi trên đó; đồng tiền bẩn thỉu biến một tập hợp những người lạ mặt thành một xã hội dân sự mà trong đó mọi người tạo ra các hoạt động trao đổi chứ không tạo ra chiến tranh. Tiền là động cơ của nền văn minh bởi không có gì quan trọng hơn việc mọi người có thể tự nuôi sống mình. Tự do trong ngôn luận, nghệ thuật, văn học và những thành tựu đáng kinh ngạc khác của con người.

Cuộc cách mạng của tiền mã hóa đã lấy quyền nắm giữ và quản lý tài sản khỏi các cơ quan trung ương, như các ngân hàng trung ương, và đem trả lại cho các cá nhân. Đây cũng là hành động trả lại sự tự do. Cuộc cách mạng đáng chú ý vì nó diễn ra rất yên bình. Than ôi, chiến tranh đang bắt đầu!

Cuộc cách mạng chính là sự phân quyền

Satoshi không đề cập đến sự phân quyền trong Sách trắng của ông, đó là mấu chốt trong việc khởi đầu cuộc cách mạng crypto. Thật là kì quặc. Phân quyền thông qua việc phân phối thông tin trên các node chính là chìa khóa cho sự tự do mà cryptocurrency đem lại. Gandhi từng nói rằng, “các phương tiện chính là các điểm cuối cùng trong tiến trình”. Phân quyền là tự do trong tiến triển. Phân quyền chính là cuộc cách mạng.

Mọi cuộc cách mạng thành công phải trả lời được câu hỏi, “Điểm cuối (end point) ở đây là gì?” Nếu không có câu trả lời thích hợp, thì một hệ thống tồi tệ sẽ bị thay thế bởi một hệ thống tồi tệ khác. Cách mạng Pháp đã lật đổ được một chế độ quân chủ thối nát, và cuộc cách mạng đó được thay thế bởi một “Ủy ban An ninh công cộng” – được thành lập với tên gọi là “Triệu đại Khủng bố.” Cuộc cách mạng Satoshi trong tài chính cá nhân phân quyền phải trả lời được câu hỏi “Điểm cuối ở đây là gì?”

Câu hỏi này đã trở thành vấn đề khi mà mọi người cố đưa ra được một câu trả lời. Đó là, khi họ cố tập trung hóa câu trả lời thành một mệnh đề duy nhất. Chìa khóa ở đây chính là: không hề có câu trả lời nào, và không nên có câu trả lời nào hết. Mỗi cá nhân phải tự quyết định cho mình. Trong luận thuyết “Hành động của con người”, Ludwig von Mises đã mô tả nguyên tắc của phương pháp cá nhân luận mà qua đó tất cả các tập thể đều tan rã: “Đầu tiên chúng ta phải nhận ra rằng tất cả các hành động đều được thực hiện bởi các cá nhân. Một tổ chức tập thể luôn thông qua bên trung gian của một hoặc một vài cá nhân – những người có hành động liên quan đến tập thể như nguồn thứ cấp (secondary source)… Người treo cổ hành hình tên tội phạm, chứ không phải nhà nước. Đó là sự khác biệt giữa hành động của người treo cổ với hành động của nhà nước… Nếu chúng ra xem xét kỹ lưỡng nhiều hành động khác nhau được thực hiện bởi các cá nhân, chúng ta cần phải học hỏi tất cả mọi thứ về hành động của tập thể nói chung. Cho một tập thể xã hội không có sự tồn tại và hiện thực bên ngoài các hành động của các thành viên riêng lẻ”.

Cuối cùng, các cuộc cách mạng không phải là một tập hợp. Chúng có thể và nên được giản đơn thành một đơn vị cơ bản nhất: Cá nhân. Tất cả những cá nhân từ chối tuân thủ phải đưa ra được câu trả lời của mình, cho các câu hỏi “Vì sao?” và “Để làm gì?” Câu trả lời không được “tập thể hóa” mà không phá hoại cuộc cách mạng. Bao gồm cả cryptocurrency.

Cuộc chiến tranh đang đến gần

Cryptocurrency đảo ngược xu hướng chính trị trong đó tập trung hóa quyền lực tài chính của người bình thường vào trong tay của tầng lớp cao cấp. Nói đúng ra, sự tập trung của quyền lực đã giết chết người thường, ví dụ như thông qua chiến tranh.

Nhà kinh tế nổi tiếng người Áo Murray Rothbard đã mô tả sự đấu tranh cho tự do như một cuộc chiến giữa Quyền lực và Tự do. Nó có thể được diễn tả theo nghĩa khác, như một sự đấu tranh giữa tập trung và phân quyền. Đó là Vua chúa đấu với Người dân.

Đối với một số người, cryptocurrency chỉ là một kế hoạch nhằm tạo ra lợi nhuận. Hãy cứ để họ nghĩ vậy. Nhưng những người đánh giá cao khía cạnh chính trị của cryptocurrency nên tự hỏi mình rằng: Bạn là một phần của cuộc Cách mạng hay cuộc Chiến tranh?

Xem thêm: Bài 30: [SERIES] Cách mạng Satoshi – “Ở đây. Nhà nước không tồn tại!”

Bài 32: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Sự phân quyền chính là nòng cốt của Tự do Crypto

Dịch giả: Diệu Anh

Theo Tapchibitcoin

MỚI CẬP NHẬT

Thẩm phán Hoa Kỳ phê duyệt kế hoạch giải thể sàn FTX, người dùng...

Thẩm phán Phá sản Hoa Kỳ John Dorsey đã phê duyệt kế hoạch giải thể sàn giao dịch tiền điện tử FTX bị phá...

Hồng Kông tăng cường cấp phép các sàn giao dịch tiền điện tử trước...

Cơ quan quản lý tài chính Hồng Kông đã cấp giấy phép thứ ba trong khuôn khổ chế độ cấp phép cho nền tảng...

Thách thức mở rộng Layer 2 có thể làm suy yếu bảo mật dài...

Ethereum và Bitcoin, hai blockchain lớn nhất thế giới, đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc mở rộng mạng lưới của...

Bitcoin ‘vẫn là tài sản hoạt động tốt nhất’ sau quý 3 yếu kém:...

Theo New York Digital Investment Group (NYDIG), Bitcoin hiện vẫn là tài sản có hiệu suất tốt nhất trong năm nay, bất chấp một...
wazirx

Các cơ quan chính phủ Ấn Độ điều tra WazirX về vụ trộm 235...

Các quan chức Chính phủ Ấn Độ từ Đơn vị Tình báo Tài chính (FIU), IB và CERT-In được cho là đã gặp những...
bitcoin

Thợ đào Bitcoin báo cáo hiệu suất trái chiều vào tháng 9 trong bối...

Các báo cáo tháng 9 từ thợ đào Bitcoin đã tiết lộ hiệu suất trái ngược nhau khi lĩnh vực này thay đổi trong...

Đòn bẩy phá hoại đà phục hồi của BTC – 5 điều cần xem...

Bitcoin bước vào tuần mới, cố gắng thiết lập mức cao mới của tháng 10, nhưng lo ngại về tính bền vững của thị...

Khối lượng bán NFT hàng tuần đạt mức cao nhất kể từ tháng 8

Khối lượng giao dịch hàng tuần của NFT đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 8, sau nhiều tuần doanh số bán hàng...
bitcoin

CoinShares: 147 triệu đô la thoát khỏi các quỹ tiền điện tử toàn cầu

Các sản phẩm đầu tư tiền điện tử toàn cầu tại các công ty quản lý tài sản như BlackRock, Bitwise, Fidelity, Grayscale, ProShares...

Tin vắn Crypto 07/10: Bitcoin sắp chuyển sang giai đoạn tăng giá parabol cùng...

Từ nhận định Bitcoin sắp chuyển sang giai đoạn tăng giá parabol đến các quỹ Bitcoin và Ethereum ETF giao ngay đều chứng kiến...

Sàn Bitget cam kết bồi thường thiệt hại khi token BGB đột ngột giảm...

Token sàn giao dịch Bitget (BGB) đã trải qua một khởi đầu đầy biến động trong tuần, khi giảm mạnh hơn 50% vào sáng...
Gần 440 triệu USD tiền điện tử bị đánh cắp trong Q3

Q3 2024 chứng kiến ​​số vụ hack tiền điện tử thấp nhất trong 3...

Trong quý 3 năm 2024, số lượng vụ tấn công tiền điện tử đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm qua, với...
Solana

Memecoin đã hút cạn động lực của mọi chu kỳ tiền điện tử trước...

Anatoly Yakovenko, đồng sáng lập Solana, đã nhấn mạnh rằng memecoin đã nhiều lần làm suy giảm động lực của các chu kỳ tiền...

Bybit ra mắt 2 dự án Launchpool mới là Navi Protocol (NAVX) và CATS,...

Sàn giao dịch Bybit đã công bố sự ra mắt 2 dự án Navi Protocol (NAVX) từ 17:00 ngày 7 tháng 10 tới 14 tháng...

Memecoin liên quan đến Len Sassaman bùng nổ khi cộng đồng crypto đón chờ...

Các nhà cá cược trên Polymarket và cộng đồng crypto đều đang đồn đoán rằng nhà mật mã học Len Sassaman có thể được...

“MicroStrategy Châu Á” Metaplanet mua thêm 108,7 Bitcoin, nâng tổng nắm giữ lên 639,5

Công ty đầu tư Nhật Bản Metaplanet Inc. vừa hoàn tất giao dịch mua thêm 108,7 Bitcoin với tổng giá trị 1 tỷ yên...