Cách mạng Satoshi: Cuộc cách mạng của hi vọng
Mục 4: Nhà nước so với Xã hội
Chương 9, Phần 7: Môn phái Jiu-Jitsu của Crypto – Tự do cá nhân so với thay đổi xã hội
Tác giả: Wendy McElroy
Người ta thường giả định rằng sức mạnh xuất phát từ bạo lực và chỉ có thể được kiểm soát bởi bạo lực lớn hơn. Trên thực tế, quyền lực xuất phát từ các nguồn trong xã hội có thể bị hạn chế hoặc bị cắt đứt bởi sự ngừng hợp tác của dân chúng. Sức mạnh chính trị của chính phủ thực sự có thể trở nên rất mong manh. Ngay cả sức mạnh của các nhà độc tài cũng có thể bị phá hủy bởi sự ngừng giúp đỡ của những con người đã làm cho chế độ có thể hoạt động.
– Gene Sharp, trích từ “Chính trị của hành động phi bạo lực”
Tiền mã hóa rút tiền hỗ trợ từ bộ phận quyền lực của nhà nước: hệ thống tài chính. Nhưng chúng còn làm nhiều hơn vậy. Chúng tạo ra một hệ thống thanh toán và tiền tệ song song, dựa trên sức mạnh của chính nhà nước để đánh bại nó.
Môn võ thuật Nhật Bản Jiu-jitsu (Nhu thuật) là một phương pháp đánh bại một đối thủ có vũ trang trong chiến đấu cự ly gần, mặc dù người tự vệ ở đây không có vũ khí. Nguồn lực và sức mạnh của kẻ tấn công được sử dụng để chống lại chính anh ta. Những người tự vệ không bao giờ trực tiếp đối đầu với kẻ tấn công với nguồn lực đối lập. Jiu-jitsu là một nghệ thuật tự vệ trong đó kẻ tấn công không phải là đối thủ; sự chuyển động của đối phương mới chính là đối thủ.
Bitcoin đánh bại hệ thống ngân hàng trung ương mặc dù crypto không hề có lực lượng về pháp luật hay quân đội đương thời để trực tiếp đối đầu khi các ngân hàng tấn công. Thay vào đó, crypto đã tận dụng lợi thế từ phản ứng dữ dội của sự bất mãn được tạo ra trong xã hội bởi sự tham nhũng của hệ thống tài chính. Sức mạnh của Crypto được ví như một công cụ tự do nằm bên trong vai trò của nó như là một hệ thống song song, cách mạng hóa các hệ thống thanh toán và tiền tệ, để loại bỏ nhà nước và các ngân hàng như các bên thứ ba đáng tin cậy. Nó nhận ra các bên này là đối thủ có vũ trang trong “chiến đấu cự ly gần”. Tóm lại, crypto sử dụng sự kiêu ngạo của hệ thống ngân hàng trung ương để có lợi thế bằng cách thu hút sự nổi loạn và vỡ mộng trong xã hội để tham gia vào tự vệ tài chính.
Tuy nhiên, chiến lược hiện tại của jiu-jitsu đang phải đối mặt với hai chướng ngại vật.
Một là chính quyền/nhà nước. Hay đúng hơn, người dùng và các tổ chức xem crypto như một loại tiền tệ fiat mới, chứ không phải là phương tiện tự do. Họ xem các sàn giao dịch như là một loại ngân hàng truyền thống mới, được thiết kế để xử lý một lại tiền tiên tiến, theo cách tương tự như các công ty thẻ tín dụng xử lý một loại giao dịch khác. Những người dùng này muốn sự tham gia của nhà nước bởi vì nó mang lại “sự tôn trọng” và sự an toàn mà họ tin rằng một bên thứ ba đáng tin cậy có thể cung cấp. Đối với họ, những người ngụy tạo về tự do là những người gây khó chịu hoặc những kẻ gây rối cản trở tương lai thực sự của crypto.
Trở ngại thứ hai đối với chiến lược jiu-jitsu là một cách khác để nhận định về nhà nước: sự đối đầu. Chiến lược này có thời gian và địa điểm của nó như là một lựa chọn cuối cùng – nhưng nó mâu thuẫn với chiến lược tự vệ của việc chờ đợi động thái của đối thủ và dựa trên nó để có sức mạnh. Việc đối đầu trực tiếp sẽ từ bỏ lợi thế của jiu-jitsu. Julian Assange và Satoshi Nakamoto bày tỏ thái độ của họ đối với bitcoin khi Assange phô trương crypto như một phương thức quyên góp gây quỹ cho Wikileaks bị cấm vận về mặt tài chính. Đó là một cuộc đụng độ của các chiến lược cho tự do: sự đối đầu so với sự tăng trưởng thấp, Assange dõng dạc tuyên bố với các quan chức chính phủ, “Chiến thôi nào!”; Satoshi đã rút lui bởi vì ông cho rằng người đặc biệt dũng cảm sẽ đe dọa đến mô hình yên tĩnh đã thay thế mô hình chi phối, bằng cách khai thác các điểm yếu của người đến sau.
Một cú đấm thách thức đâm vào bầu không khí đem lại cảm giác thỏa mãn, để chắc chắn hơn, nó có lẽ sẽ phù hợp trong một số trường hợp. Nhưng những người muốn crypto trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày nên đặt câu hỏi: mục tiêu của họ là được tự do, hay là để tìm lối thoát? Liệu có phải là xây dựng một xã hội khác, hay là để chống lại xã hội hiện tại? Có thể xuất hiện tình trạng căng thẳng thực sự giữa những mục tiêu này. Crypto không đủ lớn hoặc đủ mạnh để giành chiến thắng trong cuộc xung đột “mặt đối mặt” với nhà nước, đặc biệt nếu chiến trường và vũ khí là do nhà nước lựa chọn. Nhà nước luôn “xuất sắc” tại cuộc đối đầu tàn bạo. Những lợi thế của Crypto có điểm khác nhau: nó nhanh trên đôi chân của nó; nó cực kỳ sáng tạo; và nó tận dụng những điểm yếu của nhà nước cũng như sức mạnh của nó. Bằng cách hiểu rõ sự thù địch và tham nhũng mà ngân hàng tạo ra, một viễn cảnh của Việt Nam tí hon đánh bại cường quốc Mỹ đã diễn ra, trong đó một người thách thức có hình dáng nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn có thể đánh bại một gã khổng lồ.
Chiến lược nào mới là tối ưu ? Tự do cá nhân so với thay đổi xã hội
Chiến lược gọi là “tốt nhất” nếu chỉ có một chiến lược phụ thuộc vào mục tiêu đang được theo đuổi.
Những người xem crypto như một khoản đầu tư hoặc là một cặp song sinh của fiat sẽ nắm bắt được nhà nước. Những người xem crypto như một con đường dẫn đến tự do cá nhân sẽ tránh được nhà nước bất cứ khi nào có thể. Tình hình trở nên phức tạp hơn nếu mục tiêu thay đổi xã hội được thêm vào hỗn hợp. Mặc dù tự do cá nhân và thay đổi xã hội là các khái niệm có quan mật hệ thiết, chúng cũng có thể tách rời. Những người tìm kiếm sự thay đổi xã hội cũng có thể tham gia vào cuộc nổi loạn cao cấp có thể là sự nguy hiểm cho tự do cá nhân.
Tự do cá nhân. Bitcoin được thiết kế để đem lại tự do cho các cá nhân. Sự chú trọng về quyền riêng tư và bút danh cho phép mọi người điều hướng thế giới tài chính với quyền tự chủ chưa từng có. Chính phủ có thể vỗ ngực thông báo rằng, họ có thể phá vỡ các giao dịch, nhưng họ đang trong tình trạng khủng hoảng, không có ý tưởng rõ ràng về cách xử lý cuộc xáo trộn, và các cải cách về quyền riêng tư khác. Crypto tiến bộ nhanh hơn sự đàn áp, và các chính phủ — được xem là những kẻ bắt nạt — thường lên tiếng to nhất khi họ bất lực. Nếu chính phủ có thể loại bỏ được sự độc lập của crypto, thì họ hẳn đã làm như vậy rồi. Như vậy, họ quay trở lại theo một phương pháp thực thi tiêu chuẩn: đe dọa. Bước tiếp theo là sẽ là bạo lực mở, phương pháp cuối cùng của nhà nước, thường hoạt động như thể đã có sự đồng ý. Bạo lực mở có nghĩa là kiểm soát xã hội đã thất bại và không có lựa chọn thay thế nào khác.
Thay đổi xã hội. Theo truyền thống, thay đổi xã hội liên quan đến một động thái hoàn toàn khác với tự do cá nhân. Các cá nhân cải cách không tìm kiếm sự riêng tư hoặc tránh nhà nước vì các chiến lược cải cách xã hội được thiết lập đòi hỏi tầm nhìn và sự đối đầu. Các bài phát biểu công khai, các cuộc biểu tình, tranh chấp, du kích, bài xã luận, biểu tình ngồi, sự tẩy chay, sách mỏng (sách bàn về thời sự) và sách, kháng cự thụ động (phản đối nhưng ko dùng bạo lực)… những chiến lược này nhằm mục đích nâng cao vấn đề xã hội để chúng trở nên nổi bật đến mức không thể bỏ qua.
Thu hút sự chú ý của nhà nước là một việc nguy hiểm. Phản ứng đầu tiên của việc này, đối với một thách thức hiệu quả thường là sự kìm nén. Đó là lý do tại sao những người tham gia vào hành động bất bạo động thường xuyên trải qua việc đào tạo về cách không phản ứng với ‘phản ứng dữ dội’ – chẳng hạn như cách không phản ứng với các cuộc tấn công của cảnh sát. Cải cách xã hội có thể là một việc làm nguy hiểm.
Tiền mã hóa có lợi thế cao hơn so với các phương pháp thay đổi xã hội truyền thống. Thay vì bị thuyết phục để đối đầu và chống lại nhà nước bằng cách nâng cao nhận thức chính trị, mọi người sử dụng crypto ngoài lợi ích cá nhân; họ tránh né nhà nước vì cùng một lý do. Theo truyền thống, cải cách xã hội sẽ tìm cách thay đổi con tim và tâm trí của con người, từng người một, cho đến khi có đủ người, để tạo ra thời điểm bùng phát mà bản thân xã hội bị thay đổi. (Tuyên bố trên chỉ là hoài nghi cho những người giữ quan điểm tiêu cực về lợi ích cá nhân). Crypto tìm cách thay đổi nhận thức về lợi ích cá nhân của mọi người, từng người một; tự nhận thức về lợi ích cá nhân là một động lực phổ biến hơn và dễ tiếp cận hơn ý thức xã hội. Khi một số người thích crypto hơn ngân hàng, crypto hơn tiền tệ fiat, thì lúc đó xã hội sẽ có thay đổi … mà không có bạo lực, không có sự đau khổ, và không có việc rước lấy nguy hiểm.
Bao nhiêu cá nhân phải được “chuyển đổi” trước khi một xã hội được cải cách? Không ai biết cả. Nhưng sự thành công của sự tự do hay sự đàn áp dường như không đòi hỏi số lượng lớn. Tín đồ đạo Cơ Đốc – người theo chủ trương vô chính phủ, Leo Tolstoy nhận xét rằng:
“Một công ty thương mại đã biến một quốc gia bao gồm hai trăm triệu người trở thành nô lệ của nó. Nói điều này với một người đàn ông không bị mê tín thì anh ta sẽ không hiểu được ý nghĩa của những từ này. Ba mươi ngàn người đàn ông … đã chinh phục hai trăm triệu người… nghĩa là thế nào? Chẳng phải là những con số đó đã nói lên rằng, không phải người Anh đã biến Ấn Độ thành nô lệ, mà chính là người Ấn Độ đã tự biến họ thành nô lệ chăng?”
Tương tự như vậy, nhiều cuộc cách mạng đã được dẫn dắt bởi một số ít các tín đồ đã khai thác các dòng cảm xúc mạnh mẽ của người dân, chẳng hạn như lòng căm thù đối với sự tham nhũng và mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Điểm bùng phát không phải là một động thái có thể đo lường được. Điều này có thể đặc biệt đúng với crypto, bởi vì rất nhiều hoạt động và rất nhiều người trong số họ thuộc thành phần “thấp bé” trong xã hội. Thông thường, các nhà hoạt động sẽ cảm thấy lo lắng khi có một điều không hay sắp xảy ra và rồi nhận thấy có một sự thay đổi đáng kể đã xảy ra. Sau đó, họ tự nhủ, “chính là nó – ba tháng trước.” Các nhà phân tích đã tranh luận về “điểm bùng phát” trong nhiều thế kỷ. Những cá nhân theo chủ nghĩa vô chính phủ thế kỷ 19 ở Mỹ tin rằng, luật pháp sẽ không thể thi hành nếu 10% số người từ chối tuân theo pháp luật; có nghĩa là, luật pháp đã trở thành “đạo luật lỗi thời”, điều đó cũng hiệu quả như việc loại bỏ chúng. Toàn bộ hệ thống cũng có thể không thể thi hành được.
Tất nhiên là tại thời điểm đó, chủ đề không còn là thay đổi xã hội nữa. Chủ đề lúc đó sẽ là cuộc cách mạng.
- Bài 42: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Thi hành luật thị trường tự do cho Crypto
- Bài 44: [SERIES] Cách mạng Satoshi – Chìa khóa cho sự thành công của cuộc Cách mạng Crypto đang bị “phớt lờ”
Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.