Trang chủ Bitcoin Bên ngoài Bong bóng Bitcoin – Phần 3

Bên ngoài Bong bóng Bitcoin – Phần 3

Vì sao inetnet lại đi theo con đường từ mở đến đóng? Một phần của nguyên nhân nằm ở tội lỗi của những thiếu sót: Kể từ khi thế hệ mới của các coder bắt đầu đối mặt với những vấn đề bị bỏ lại bởi Internet, đã có gần như vô số các nguồn vốn để đầu tư vào những nỗ lực này, miễn là các coder giữ cho các hệ thống của họ ở trạng thái đóng. Bí kíp để thành công của các giao thức mở của Internet đó là chúng được phát triển trong một giai đoạn sớm khi mà phần lớn mọi người chưa quan tâm đến mạng online, vậy nên chúng có thể rón rén đạt đến khối lượng tới hạn mà không phải cạnh tranh với các tập đoàn lớn và các nhà đầu tư mạo hiểm. Đến giữa những năm 2000, một Startup đầy hứa hện như Facebook có thể thu hút hàng nghìn đô tiền vốn kể cả trước khi nó trở nên nổi tiếng. Và số tiền tư doanh đó đảm bảo rằng phần mềm chính của công ty có thể suy trì trạng thái đóng, để nắm được nhiều gí trị nhất có thể cho các cổ đông.

Tuy vậy – như nhà đầu tư mạo hiểm Chris Dixon đã chỉ ra – có hai nguyên tố nữa, một nguyên tố thiên về bản chất công nghệ hơn là tài chính. “Giả sử bạn đang cố gắng thiết lập một Twitter mở,” Dixon giải thích khi đang ngồi trong phòng hội thảo tại văn phòng New York của Andreessen Horowitz, nơi mà Dixon là một cộng tác thông thường. “Tài khoản Twitter của tôi là @cdixon. Bạn sẽ lưu trữ tài khoản đó ở đâu? Thứ bạn cần là một cơ sở dữ liệu.” Một cấu trúc đóng như của Facebook hay Twitter đưa tất cả những thông tin về người dùng của nó – việc sử dụng của họ, lượng like và ảnh của họ, bản đồ kết nối mà họ có với người khác trên mạng – vào trong một cơ sở dữ liệu kín được duy trì bởi công ty. Mỗi khi bạn nhìn newfeed Facebook, bạn đã được quyền truy cập vào một vùng rất nhỏ của cơ sở dữ liệu đó, chỉ thấy những thông tin liên quan đến bạn.

Việc điều hành cơ sở dữ liệu của Facebook là một quá trình phức tạp đến không tưởng, phụ thuộc vào hàng trăm nghìn máy chủ nằm rải rác trên toàn thế giới, được giám sát bởi các kỹ sư tài giỏi nhất hành tinh. Trong quan điểm của Facebook, chúng đang cung cấp một dịch vụ đáng giá cho con người: tạo nên một cầu nối (social graph) chung cho hầu hết mọi người trên thế giới. Việc họ bán các quảng cáo để chi trả cho dịch vụ đó – và cả quy mô của các trang mạng của họ đưa cho hộ quyền lợi đáng kinh ngạc qua những tâm trí của hai tỷ người trên thế giới – là một điều đáng tiếc, nhưng không thể tránh được về một cái giá phải trả cho một cầu nối mở. Và sự đánh đổi (trade-off) đó thực tế rất có lý vào thời điểm giữa những năm 2000, tạp ra một cơ sở dữ liệu đơn có khả năng lần ra các tương tác của hàng trăm nghìn người – chưa kể đến hai tỷ – là một vấn đề có thể phải đối mặt bởi một tổ chức nào đó. Nhưng như Benet và những người truyền giáo Blockchain đang hăm hở để chứng minh, có thể sẽ còn đúng như trước nữa.

Vậy làm cách nào để bạn có được sự tiếp thu có ý nghĩa của các giao thức “lớp lót” (base-layer) trong một kỷ nguyên khi mà các công ty Công nghệ lớn đã thu hút được hàng tỷ người dùng và đang ngồi trên hàng tỷ đô-la tiền mặt? Nếu như bạn tin rằng internet, trong hình hài hiện tại của nó, là một mối nguy hại đang lớn dần lên và nghiêm trọng đối với xã hội, vậy thì điều này có vẻ như một vấn đề bí ẩn – cái khó trong việc khiến mọi người tiếp thu được các tiêu chuẩn mới về công nghệ nguồn mở – hóa ra nó có những hậu quả nghiêm trọng. Nếu chúng ta tìm ra cách để đưa ra một cơ sở hạ tầng “lớp lót” mới và cạnh tranh, thì chúng ta sẽ mắc kẹt với internet mà chúng ta có ngày nay. Điều tốt nhất chúng ta có thể hy vọng đến đó là các phát minh của chính phủ sẽ đánh giá lại sức mạnh của Facebook hay Google, hay một kiểu nổi dậy của người tiêu dùng có thể thúc đẩy thị trường thay đổi thành những dịch vụ online ít mang tính lãnh đạo hơn, những thứ kỹ thuật số tương đương thề dối về một ngành nông nghiệp to lớn cho thị trường của những người nông dân. Không có sự tiếp cân nào lật ngược được các động lực cơ bản của InternetTwo.

Gợi ý đầu tiên về một thử thách có ý nghĩa cho ký nguyên “giao thức đóng” xuất hiện vào năm 2008, không lâu sau khi Zuckerberg mở trụ sở quốc tế đầu tiên cho công ty đang phát triển của anh ấy. Một lập trình viên bí ẩn (hay một nhóm các lập trình viên) dưới cái tên Satoshi Nakamoto truyền bá một tờ giấy trên danh sách hòm thư mã hóa. Tờ giấy đó có tên là: “Bitcoin: Hệ thống Tiền mặt Điện tử theo mô hình ngang cấp,” và trong đó, Nakamoto chỉ ra một hệ thống tài tình cho một loại tiền kỹ thuật số mà không phải yêu cầu bất kỳ một chính quyền tập trung đáng tin cậy nào. Cùng lúc đó, Facebook và Bitcoin dường như thuộc vào các lĩnh vực hoàn toàn khác biệt – một bên là một Startup mạng xã hội dựa trên sự kinh doanh đang bùng nổ mà giúp bạn chia sẻ lời chúc sinh nhật và keesy nối với những người bạn cũ, trong khi bên còn lại là một hệ thống phức tạp của tiền mã hóa từ một danh sách email mơ hồ. Nhưng sau mười năm, ý tưởng mà Nakato đã đưa ra với một tờ giấy mà giờ đây đưa đến một thách thức to lớn cho quyền lãnh đạo của những người khổng lồ của InternetTwo như Facebook.

Sự nghịch lý về Bitcoin đó là nó có thể sẽ trở thành một bước đột phá mang tính cách mạng chân thật và cùng một lúc trở thành một sự thất bại to lớn với vai trò là một loại tiền tệ. Như tôi đã viết, giá trị của Bitcoin đã tăng lên đến gần 100,000% trong năm năm qua, kiếm được bội tiền cho các nhà đầu tư ban đầu của nó nhưng đồng thời tự quy mình là một cơ chế thanh toán không ổn định. Quá trình để tạo ra Bitcoin mới đã trở thành một sự tháo rút năng lượng đầy kinh ngạc.

Lịch sử được chất đầy bởi những câu chuyện về các công nghệ tân tiến, thứ thuộc sở hữu của các ứng dụng cơ bản mà sau này không còn liên quan đến các công dụng của nó nữa. Những sự tập trung vào Bitcoin như một hệ thống thanh toán có thể được chứng minh tương tự như một sự đánh lạc hướng, hay còn gọi là sự đánh lạc hướng công nghệ. Nakamoto ghi dấu Bitcoin như một “hệ thống Tiền điện tử theo mô hình ngang cấp” trong bản tuyên ngôn đầu tiên, nhưng trong con tim của nó, sự cải tiến mà ông ấy (hay cô ấy, hay họ) đã đưa ra có một cấu trúc chung hơn, với hai đặc điểm chính.

Đầu tiên, Bitcoin đưa ra một loại bằng chứng về việc bạn có thể thiết lập một cơ sở dữ liệu an toàn – đó là Blochain – được phân phối trên hàng trăm nghìn máy tính, không có bất kỳ chính quyền nào kiểm soát và xác nhận độ tin cậy của sữ liệu.

Thứ hai, Nakamoto tạo ra Bitcoin để công việc duy trì cuốn sổ cái phân tán ấy được ghi nhận bởi các thanh toán nhỏ lẻ và hiếm hoi của Bitcoin. Nếu bạn cống hiến một nửa quá trình xử lý của máy tính bạn để hỗ trợ mạng lưới Bitcoin giải đúng bài toán – và từ đó tránh được các hacker và những kẻ lừa đảo – bạn sẽ nhận được một phần nhỏ của tiền tệ. Nakamoto thiết kế nên hệ thống để Bitcoin có thể gặp những khó khăn trong việc thu thập qua thời gian, đảm bảo một số lượng nhất định về sự khan hiếm trong hệ thống. Nếu bạn giúp Bitcoin duy trì cơ sở dữ liệu đó trong gia đoạn đầu, bạn có thể kiếm nhiều Bitcoin hơn những người đến sau. Quá trình này về sau được gọi là “mining” (đào coin).

Vì những mục đích của chúng qua, hãy quên tất cả thứ khác về sự điên cuồng của Bitcoin đi, và chỉ cần ghi nhớ hai điều này: Thứ mà Nakamoto đưa đến thế giới này là một cách để chấp nhận các nội dung của một cơ sở dữ liệu mà không cần đến người nào “có quyền phụ trách” về cơ sở dữ liệu, và cũng là một cách để bồi thường mọi người vì việc giúp cho cơ sở dữ liệu trở nên có giá trị hơn, mà không cần đến bảng lương chính thức hay cổ phần sở hữu trong một công ty nào. Kết hợp lại, hai ý tưởng này đã giải quyết vấn đề về cơ sở dữ liệu phân tán và vấn đề về cấp vốn. Tự nhiên có một cách hỗ trợ các giao thức mở mà trước đó chưa có hiệu lực trong thời kỳ của Facebook và Twitter.

Hai đặc tính này có thể được sao chép trong hàng tá các hệ thống lấy cảm hứng từ Bitcoin. Một trong những hệ thống đó là Ethereum, được đưa ra trong Sách trắng bởi Vitalik Buterin khi mà ông chỉ mới 19 tuổi. Ethereum có loại tiền tệ riêng, nhưng về bản chất Ethereum được tạo ra không hẳn là để tạo điều kiện cho các thanh toán điện tử mà để cho phép mọi người điều hành các ứng dụng đứng đầu Blockchain của Ethereum. Hiện đang có hàng trăm ứng dụng Ethereum đang được phát triển, từ các thị trường giao dịch tiên đoán (prediction markets) đến bản sao Facebook và các dịch vụ kêu gọi vốn cộng đồng. Gần như tất cả các ứng dụng trên nằm trong giai đoạn “tiền alpha” (giai đoạn đầu đời), chưa sẵn sàng để người tiêu dùng tiếp nhận. Mặc cho giai đoạn chập chững của các ứng dụng, đồng tiền Ether đã thấy được mình như phiên bản thu nhỏ của bong bóng Bitcoin, rất có thể sẽ tạo cho Buterin một khối tài sản đồ sộ.

Những loại tiền tệ này có thể được sử dụng theo những cách thông minh, Các hệ thống Filecoin của Juan Benet sẽ dựa vào công nghệ Ethereum và thưởng cho người dùng và các nhà phát triển – những người đã áp dụng giao thức IPFS của nó hoặc hỗ trợ để duy trì cơ sở dữ liệu mà nó yêu cầu. Phòng Thí nghiệm Giao thức đang tạo ra đồng tiền mã hóa riêng, cũng được goi là Filecoin, và có những kế hoạch để bán một phần lượng coin đó trên thị trường mở vào những tháng sắp tới. (Vào mùa hè năm 2017, công ty đã quyên góp 135 tỷ USD trong 60 phút đầu mà Benet gọi là một sự “bán trước” của thẻ token cho các nhà đầu tư uy tín.) Rất nhiều loại tiền mã hóa lần đầu ra mắt công chúng qua một quá trình được biết đến như một hình thức kêu gọi vốn đầu tư, gọi tắt là ICO.

Sự rút gọn của ICO là một tiếng vang thận trọng của hình thức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, việc này đã định nghĩa bong bóng internet vào những năm 90. Nhưng có một sự khác biệt chủ yếu của hai điều trên. Những người đầu cơ có thể mua trong một đợt ICO, nhưng họ không mua vốn chủ sở hữu của một công ty tư nhân và phần mềm độc quyền của nó, cách mà họ có thể làm trong một đợt ICO truyền thống. Sau đó, đồng coin sẽ tiếp tục được tạo ra để đổi lấy nguồn lao động – trong trường hợp của Filecoin, bởi những người hỗ trợ duy trì mạng lưới Filecoin. Những nhà phát triển hỗ trợ cải thiện phần mềm có thể nhận coin, điều này cũng áp dụng với những người dùng bình thường cho mượn dung lượng ổ cứng thừa ra để mở rộng khả năng lưu trữ của mạng lưới. Filecoin là một cách để báo hiệu rằng một ai đó ở một nơi nào đó đã thêm giá trị cho mạng lưới.

Những người ủng họ như Chris Dixon đã bắt đầu lựa chọn vế bổ sung của phương trình khi xét đến “token” chứ không phải coin, để nhấn mạnh rằng công nghệ được nói đến ở đây không nhất thiết phải nhắm đến các hệ thống tiền tiện đang tồn tại. “Tôi thích phép ẩn dụ của một token bởi vì nó làm nên sự rõ ràng trong việc nó như một dãy mái vòm vậy.” ông ấy nói. “Bạn phải vào mái vòm này, và ở đó bạn có thể dùng được các token. Nhưng cúng ta không có ý thay thế chính phủ Mỹ. Nó không hề có ý định trở thành một loại tiền tệ thực sự; mà nó được định để trở thành loại tiền giả bên trong thế giới này.” Dan Finlay, nhà sáng lập của MetaMask, nhắc lại lời tranh luận của Dixon. “Với tôi, điều thú vị ở đây là chúng ta có cơ hội được lập trình nên các hệ thống có giá trị mới.” ông ấy nói. “Chúng không cần phải có sự tương đồng với đồng tiền.”

Giả hay thật, ý tưởng về một ICO đã truyền cảm hứng cho một đống các lời đề nghị, một số trong đó được tài trợ bởi những người nổi tiếng mà có lẽ không thuộc vào những người ủng hộ Blockchain, như DJ Khaled, Paris Hilton và Floyd Mayweather. Trong một bài viết được đăng tải hồi tháng 10 năm 2017, Fred Wilson, người thành lập công ty Union Square Venture và thuộc vào những người đầu tiên ủng hộ cách mạng Blockchain, đã tức giận trước sự tràn lan của ICOs. “Tôi không thích nó chút nào,” Wilson viết, cho biết thêm rằng đa số ICOs “là các mưu đồ. Và những người nổi tiếng và người khác quáng bá cho chúng trên các kênh mạng xã hội trong nỗ lực để làm giàu bản thân đang hành xử một cách rất dở và có thể xâm phậm đến luật chứng khoán.” Có thể cho rằng điều đáng chú ý nhất về sự trào dâng của lợi nhuận trong ICOs – và trong các loại tiền tệ hiện này như Bicoin và Ether – đó là có bao nhiều sự đầu cơ tài chính đã bị hút vào nền tảng mà không có sự tiếp nhận nào giữa những người tiêu dùng điển hình. Ít ra trong bong bóng Internet cuối những năm 90, mọi người mua sách trên Amazon và đọc báo trên mạng; có minh chứng rõ ràng về việc web đang dần trở thành một xu thế nền tảng chủ đạo. Ngày nay, sự thổi phồng của các vòng lặp được gia tốc lên khiến cho hàng tỷ đô-la đang theo đuổi một công nghệ mà không có ai bên ngoài cộng đồng mã hóa có thể hiểu được, huống chi là sử dụng nó.

Giả sử rằng sự thổi phổi đó đã được cảnh báo trước, và nền tảng Blockchain như Ethereum trở thành một phần quan trọng trong cấu trúc kỹ thuật số của ta. Vậy làm thế nào để một cuốn số cái phân tám và nền nền kinh tế token thách thức được một trong những gã khổng lồ công nghệ? Một trong những đối tác của Fred Wilson ở Union Square Ventures, Brad Burnham, gợi ý một viễn cảnh đang dần hình thành xung quanh gã khổng lồ công nghệ khác mà đã đâm bổ vào các bộ máy quản lú và dư luận công chúng trong năm ngoái: đó là Uber. “Uber về cơ bản chỉ là một nền tảng kết hợp giữa tài xế và hành khách,” Burnham nói. “Đúng là nó rất sáng tạo, và có ban đầu có rất nhiều vấn đề trong việc giảm đi sự lo lắng về việc tài xế có đến hay không, và về bản đồ – và một đống các thứ khác mà bạn phải trả tiền cho họ.” Nhưng khi một dịch vụ mới như Uber bắt đầu cất cánh, có một sự thúc đẩy đôi với thị trường để thống nhất xung quanh một người đứng đầu duy nhất. Việc có nhiều hành khách đang bắt đầu sử dụng ứng dụng Uber thu hút nhiều tài xế hơn vào dịch vụ này, và đổi lại việc làm này thu hút nhiều hành khách hơn nữa. Mọi người có thẻ tín dụng của mình được lưu trữ cùng với Uber; họ có ứng dụng được cài đặt sẵn; có nhiều tài xế Uber hơn trên đường phố. Và “chi phí” để chuyển sang dịch vụ của các công ty khác (switching cost) sau cùng cũng bị ngăn cấm, kể cả nếu người điều hành có là một tên đểu đi chăng nữa hay người tiêu dùng muốn lựa chọn một thị trường cảnh tranh với một tá các Uber. “Đến một lúc nào đó, sự đổi mới xung quanh sự phối hợp sẽ trở nên bớt cải tiến hơn,” Burham nói.

Thế giới Blockchain đưa ra một thứ gì đó khác biệt. Hãy tưởng tưởng một só nhóm như Phòng Thí nghiệm Giao thức quyết định rằng có một cách được tạo ra để thêm một “lớp cơ bản” nữa vào tập hợp này. Cũng như GPS cho chúng ta cash để khám phá và chia sẻ địa chỉ của mình, giao thức mới này có thể đáp ứng được một yêu cầu đơn giản: Tôi đang ở đây và tôi muốn đến chỗ này. Một cuốn sổ cái phân tân có thể ghi chép lại tất cả các chuyến đi của người dùng, thẻ tín dụng, những địa điểm yêu thích – tất cả các siêu dữ liệu mà các dịch vụ như Uber và Amazon dùng để khuyến khích lock-in (khách hàng sẽ bị “khóa” vào dịch vụ của công ty. Hãy gọi nó là Transit protocol (giao thức Quá cảnh). Những tiêu chuẩn để gửi một yêu cầu Transit ra trên internet có thể được mở hoàn toàn; bất kỳ ai muốn tạp ra một ứng dụng để đáp lại yêu cầu đó có thể được tự do làm vậy. Các thành phố có thể tạo ra các ứng dụng Transit cho phép tài xế taxi đáp ứng những yêu cầu đó. Nhưng việc này cũng có thể áp dụng cho cả các nhóm xe đạp công cộng (bike-share) và các tài xế có bằng lái (rickshaw drivers), Các nhà phát triển có thể thiết lập các ứng dụng trong thị thường chia sẻ, nơi mà các phương tiện tiềm năng sử dụng Transit có thể canh tranh cho công việc kinh doanh của họ. Khi bạn bước đi trên vỉa hè và cố để bắt xe, bạn không cần phải đặt trách nhiệm của mình bên cạnh một nhà cung cấp trước khi gọi. Bạn chỉ cần thông báo rằng bạn đang đứng ở đường số 67 Madison và bạn cần đi đến Union Square (Quảng trường Thống nhất). Khi đó bạn sẽ có một đống những lời đề nghỉ đầy cạnh tranh. Thậm chí trên lý thuyết bạn có thể có được lời đề nghị từ MTA, điều đó có thể tạo ra một dịch vụ nhắc nhở người dùng Transit về việc nó có thể rẻ hơn và nhanh hơn rất nhiều chỉ để nhảy lên 6 chuyến tàu.

Làm thế nào để Transit đạt được khối lượng tới hạn khi mà Uber và Lyft vốn đã thống lĩnh thị trường “chia sẻ chuyến đi” rồi? Đây là lúc mà các token vào cuộc. Những người tiếp nhận đầu tiên của Transit có thể được thưởng bằng token của Transit, chúng có thể được sử dụng để mua các dịch vụ của Transit hoặc được giao dịch để đổi lấy loại tiền tệ truyền thống. Khi ở trong mô hình Bitcoin, token có thể được phát hành nhỏ giọt, không được rộng rãi khi mà Transit trở nên bổ biến hơn. Trong những ngày đầu, một nhà phát triển thiết lập một ứng dụng Iphone sử dụng Transit có thể thấy được sự bất ngờ của token; các tài xế Uber bắt đầu sử dụng Transit như một sự lựa chọn thứ hai để tìm kiếm hành khách, họ có thể nhận token như một phần thưởng cho việc hỗ trợ hệ thống; những khách hành thích phiêu lưu có thể được thưởng token khi sử dụng Transit trong những giai đoạn đầu; khi mà chưa có nhiều tài xế so với các mạng lưới độc quyền hiện nay như Uber và Lyft.

Khi Transit bắt đầu “cất cánh”, nó thu hút nhiều kẻ đầu cơ hơn, những người mà có thể đặt một mức giá vào token và kiếm được nhiều lãi hơn trong giao thức bằng cách tăng giá của nó lên, việc này có thể thu hút nhiều nhà phát triển, tài xế và khách hàng hơn. Nếu toàn bộ hệ thống vận hình như những gì mà người ủng hộ của nó tin tưởng, thì kết quả ở đây sẽ là một thị thường canh tranh hơn đồng thời cũng công băng hơn. Thay vì việc tất cả các giá trị kinh tế được nắm giữu bởi các cổ đông của một hay hai tôt chức lớn thống lĩnh thị trường, giá trị kinh tế sẽ được phân phối trên một nhóm rộng lớn hơn: Những nhà phát triển đầu tiên của Transit, cũng là những nhà sáng lập của ứng dụng khiến cho giao thức hoạt độnh trong một trạng thái “thân thiện với người tiêu dùng”, những tài xế và hành khách đầu tiền tiếp nhận ứng dụng này, làn song đầu tiên của những kẻ đầu cơ. Nền kinh tế Token đưa ra một tập hợp các thành phần không thích hợp với các mô hình truyền thống: thay vì tạo ra giá trị bằng cách sở hữu một thứ gì đó, như trong mô hình vốn cổ đông, mọi người tạo ra giá trị bằng cách cải thiện các giao thức cơ sở, bằng cách hỗ trợ duy trì sổ cái (như quá trình mining trong Bitcoin), hoặc viết ra các ứng dụng ở trên nó, hay đơn giản là sử dụng dịch bụ. Ranh giới giữa các nhà sáng lập, nhà đầu tư và khách hàng mơ hồ hơn rất nhiều trong mô hình kết hợp truyền thống; những sự khuyến khích được đưa ra một cách rõ ràng và để tránh những kết quả “kẻ thẳng ăn cả”. Và đồng thời, toàn bộ hệ thống phụ thuộc vào một giai đoạn đầu cơ ban đầu mà trong đó những kẻ ngoài cuộc đang đánh cược vào sự tăng lên về giá trị của token.

Sn_Nour

Tạp Chí Bitcoin

MỚI CẬP NHẬT

Giao thức restaking Solayer giới thiệu Foundation, token LAYER và Season 1

Giao thức restaking Solana Solayer đang nhận được sự hỗ trợ từ một tổ chức phi lợi nhuận, đồng thời giới thiệu token quản...

Giá Dogecoin (DOGE) tăng 7% với khối lượng giao dịch đạt 3 tỷ USD

Trong 24 giờ qua, giá Dogecoin (DOGE) đã tăng 7% với khối lượng giao dịch đạt 3 tỷ USD, khi altcoin này cố gắng...

Bitcoin ETF tiến gần mốc 110 tỷ USD, dự báo giá BTC đạt $200K...

Các quỹ Bitcoin ETF giao ngay tại Mỹ đang tiến gần đến một cột mốc lịch sử, nhờ mức tăng trưởng vượt bậc trong...

Giá Coin hôm nay 03/01: Bitcoin trở về trên $97.000, altcoin ngập sắc xanh,...

Bitcoin phục hồi về trên $97.000 khi thị trường ghi nhận tín hiệu khởi sắc trong ngày thứ 3 liên tiếp. Chứng khoán Mỹ Hợp đồng...

Tổng cố vấn của Tether nghỉ hưu sau khi các quy định MiCA có...

Tổng cố vấn của Tether và Bitfinex, Stuart Hoegner, đã chính thức nghỉ hưu và Michael Hilliard sẽ đảm nhiệm các vấn đề pháp...

Morgan Stanley cân nhắc thêm tiền điện tử vào nền tảng môi giới trực...

Morgan Stanley, một trong những công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới, đang xem xét việc bổ sung giao dịch tiền...

Cộng đồng Frax chấp thuận sử dụng BUIDL của BlackRock để hỗ trợ stablecoin...

Cộng đồng Frax đã thông qua FIP-418, quyết định sử dụng BlackRock's USD Institutional Digital Liquidity Fund (BUIDL) làm tài sản thế chấp cho...
Hedera, Dogecoin và FX Guys ($FXG) là ba mục tiêu chính để đạt được mức tăng trưởng lớn vào năm 2025

[QC] $100 đến $10.000: Hedera, Dogecoin và FX Guys ($FXG) là ba mục tiêu...

Dogecoin (DOGE) đã chạm đáy vào tuần trước, nhưng có vẻ như đã phục hồi vào cuối tuần này. Hedera (HBAR) đang trở thành...
Do Kwon

Đồng sáng lập Terraform Do Kwon ra hầu tòa tại Hoa Kỳ, tuyên bố...

Đồng sáng lập Terraform Labs, Do Kwon, đã ra trình diện tại tòa án Hoa Kỳ vào ngày 2 tháng 1 năm 2025, trong...
uniswap

Uniswap trở thành DAO hàng đầu, nắm giữ 5,4 tỷ đô la trong kho...

Uniswap là tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) lớn nhất, nắm giữ 5,4 tỷ đô la trong kho bạc của mình. Ngay...
hack

Tháng 12 ghi nhận thiệt hại do hack và lừa đảo crypto thấp nhất...

Tổn thất từ ​​các vụ lừa đảo, exploit (tấn công khai thác) và hack tiền điện tử giảm dần trong những tháng cuối năm...
Cuộc hành trình của Solana trong năm 2024

Nhìn lại cuộc hành trình của Solana trong năm 2024

Từng trải qua “mùa đông tiền điện tử” khắc nghiệt năm 2022, Solana đã có cú lội ngược dòng ngoạn mục để vươn lên...

Giá XRP tăng 10% khi cá voi tích lũy 826 triệu USD: Điều gì...

XRP đã bắt đầu năm mới với một nốt nhạc mạnh mẽ, khi giá tăng 10% trong 24 giờ qua. Đợt tăng trưởng này...

Memecoin vượt mặt thị trường truyền thống với mức tăng trưởng 500% vào năm...

DWF Labs, một công ty đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực tiền điện tử, đã công bố một báo cáo cho thấy memecoin...

Bitcoin lên ngôi: Tương lai của tiền điện tử năm 2025 sẽ ra sao?

Bitcoin luôn được coi là "vàng kỹ thuật số" và là động lực chính của toàn bộ thị trường tiền mã hóa. Với sự...
token tiền điện tử

7 tỷ đô la tiền điện tử được mở khóa vào tháng 1 trong...

Theo dữ liệu từ Tokenomist (trước đây là Token Unlock), ngành công nghiệp crypto mở màn năm 2025 với khoảng 7 tỷ đô la...