Trang chủ Bitcoin Bên ngoài Bong bóng Bitcoin – Phần 1

Bên ngoài Bong bóng Bitcoin – Phần 1

Sự nối tiếp của các từ ngữ thật vô nghĩa: một sự sắp xếp ngẫu nhiên được xâu chuổi vào với nhau bởi một thuật toán lỏng lẻo trong từ điển Anh Ngữ. Điều khiến chúng trở nên có giá trị đó là chúng được tạo ra để dành riêng cho tôi, bởi một công cụ phần mềm có tên là MetaMask. Trong thuật ngữ chuyên môn của tiền mã hóa, chúng được biết đến như những seed phrase. Chúng có thể được đọc như một dòng rời rạc của sự nhận thức, nhưng những từ ngữ này có thể biến đổi thành một chiếc chìa khóa để mở ra một tài khoản ngân hàng kỹ thuật số, hoặc thậm chí là một danh tính online. Nó chỉ cần một vài bước nhỏ nữa thôi.

Đây là ví dụ cho một chuỗi seed phrase: uncle push human bus echo drastic garden joke sand warfare sentence fossil title color combine

Trên màn hình, tôi được đào tạo để giữ bảo mật cho những seed phrase của mình: Viết nó ra, hoặc giữ nó trong một nơi an toàn trong máy tính của bạn. Tôi viết nháp 12 từ ra một cuốn sổ tay, click một nút và seed phrase của tôi lúc này sẽ được biến đổi thành một chuỗi 64 ký tự ngẫu nhiên:

1b0be2162cedb2744d016943bb14e71de6af95a63af3790d6b41b1e719dc5c66

Nó được gọi là “private key” (khóa bí mật) trong thế giới mã hóa: một cách để xác nhận danh tính, cũng như một cách hạn chế trong đó các key của thế giới thực chứng nhận danh tính của bạn khi bạn mở khóa cửa trước. Seed phrase của tôi sẽ cho ra chính xác một chuỗi các ký tự liên tiếp, lần nào cũng như vậy, nhưng không có cách nào để thực hiện “kỹ thuật đảo ngược” (reverse-engineer) cho các phrase gốc từ key, đó là vì sao việc lưu trữ seed phrase ở nơi an toàn là một việc rất quan trọng.

Còn các số private key từ đó thực hiện hai sự biến đổi phụ để tạo ra một chuỗi mới:

0x6c2ecd6388c550e8d99ada34a1cd55bedd052ad9

Chuỗi ký tự trên là address (địa chỉ) của tôi trên Ethereum Blockchain.

Ethereum thuộc vào chung một gia đình cùng với Bitcoin, giá trị của nó đã tăng lên hơn 1,000% trong năm vừa rồi. Ethereum có loại tiền tệ riêng, nhưng nền tảng có nó có phạm vi rộng lớn hơn nhiều so với tiền tệ. Bạn có thể coi địa chỉ Ethereum của tôi như những thành phần của một tài khoản ngân hàng, một địa chỉ email và số An Sinh Xã Hội. Hiện tại nó chỉ tồn tại trong máy tính của tôi với vai trò nhưng một chuỗi các ký tự thụ động vô nghĩa, nhưng một khi tôi thử thực hiện bất kỳ loại giao dịch nào – ví dụ như đóng góp vào một dự án kêu gọi vốn cộng đồng hay tham gia bầu cử trong một cuộc trưng cầu dân ý trên mạng – địa chỉ đó sẽ lại được phát ra trên một mạng lưới rộng lớn hơn, nơi có nhiều bộ máy tham gia vào một cuộc thi để thực hiện những phép tính toán phức tạp, trong đó người thắng cuộc sẽ được ghi chép lại giao dịch đó trong một hồ sơ theo tiêu chuẩn lưu trữ mọi giao dịch trong lịch sử của Ethereum. Bởi vì những giao dịch đó được ghi lại theo một chuỗi các “block” dữ liệu nối tiếp nhau, sự ghi lại đó được gọi là Blockchain.

Toàn bộ quá trình giao dịch diễn ra chỉ trong vài phút để hoàn thành. Theo góc nhìn của tôi, trải nghiệm này không khác nhiều so với các thói quen hàng ngày trong cuộc sống trên mạng. Nhưng ở mức độ chuyên môn, có một điều kỳ diệu đang xảy ra – điều gì đó mà trước kia chúng ta không hề nghĩ đến. Tôi đã tìm được cách để hoàn thành một giao dịch an toàn mà không cần những thủ tục truyền thống mà chúng ta phải dựa vào nó để xây dựng niềm tin. Không có bên trung gian nào phá hỏng các giao dịch, không có mạng xã hội nào nắm bắt được dữ liệu từ các giao dịch để thực hiện chiến dịch quảng cáo nhắm đến mục tiêu tốt hơn, không có Trung tâm Thông tin tín dụng nào có thể lần ra được hoạt động để dựng nên bản phác thảo về sự tin cậy tài chính của tôi.

Và nền tảng để làm tất cả các việc trên trở nên khả thi thì sao? Không một ai sở hữu nó. Không có nhà đầu tư mạo hiểm nào hộ trợ cho Công ty Ethereum cả, bởi vì chả có Công ty Ethereum nào ở đây hết. Với tư cách là một kiểu tổ chức, Etherum gần với chế độ dân chủ rất nhiều hơn là một công ty tư nhân. Không có vị chủ tịch nào đứng lên để ra quyết định, bạn có đặc quyền trong việc giúp đỡ đế chế Ethereum bằng cách gia nhập cộng đồng và làm việc. Giống như Bitcoin và đa số các nền tảng Blockchain khác, Ethereum mang hình thức bầy đàn hơn là một cá thể nhất định. Ranh giới của nó còn nhiều lỗ hổng, và hệ thống cấp bậc của nó còn rất mỏng manh.

Ồ, còn một điều nữa: Một số thành viên của bầy đàn đó đã tích tụ được một giá trị tài sản ròng với hàng tỷ đô từ nguồn lao động của họ, khi giá trị một “coin” của Ether tăng từ $8 ngày 1 tháng 1 năm 2017 đến $843 chính xác một năm sau đó.

Bạn có thể có khuynh hướng loại bỏ các sự biến đổi này. Sau cùng thì sự “cát cánh” trong giá trị của Bitcoin và Ether được nhìn nhận như một case study của irrational exuberance (tạm dịch: Sự mơ hồ bất hợp lý). Và tại sao bạn phải quan tâm đến một sự đột phá bí ẩn trong công nghệ mà lúc này không có sự khác biệt so với đăng ký vào một website để thực hiện thanh toán thẻ tín dụng?

“Bong bóng Bitcoin sau cùng có thể trở thành một sự sao lãng, đánh lạc hướng chúng ta khỏi ý nghĩa thực sự của Blockchain.”

Nhưng lời bác bỏ đó còn rất hạn hẹp. Nếu có một điều chúng ta học được từ lịch sử gần đây về internet, đó sẽ là những quyết định mà chỉ những người quan tâm mới hiểu được về kiến trúc phần mềm có thể giải phóng ra những năng lực sâu sắc mang tính toàn cầu một khi công nghệ bước sang một trang tính rộng lớn hơn. Nếu những tiêu chuẩn về email ở những năm 1970 bao gồm cả sự mã hóa về public-private key (khóa công khai – bí mật) như một sự cài đặt mặc định, chúng ta có lẽ sẽ phải tránh những việc hack email nguy hiểm mà đã khiến cho tất cả mọi người từ Sony đến Podesta phải khổ sở, và hàng ngàn những người tiêu dùng điển hình có thể sẽ miễn cho các vụ trộm danh tính. Nếu Tim Berners-Lee, nhà sáng lập của World Wide Web, bao gồm một giao thức cho việc phân phối danh tính xã hội trong các đầu cơ kinh doanh ban đầu của ông ấy, chúng ta có thể sẽ không có Facebook.

Các tín đồ đằng sau nền tảng Blockchain như Ethereum tranh luận rằng một mạng lưới của niềm tin được phân phát là một trong những tiến bộ trong kiến trúc phần mềm có khả năng chứng mình rằng, về mặt dài hạn, sẽ có những ý nghĩa mang tính lịch sử. Lời hứa hẹn đó sẽ nạp năng lương cho bước nhảy vọt trong giá trị tiền mã hóa. Nhưng trong một cách nào đó, bong bóng Bitcoin sau cùng có thể biến thành một sự sao lãng, đánh lạc hướng chúng ta khỏi ý nghĩa thực sự của Blockchain. Lời hứa hẹn thực sự của những công nghệ tân tiến này, trong đó có rất nhiều người truyền giáo tin rằng, chúng không nằm ở việc điều chỉnh các loại tiền tệ của chúng ta, mà ở việc thay thế những suy nghĩ của chúng ta về internet, cùng lúc đó đưa thế giới online trở thành một hệ thống phi tập trung và theo chủ nghĩa tân binh. Nếu bạn tin theo những người truyền giáo, rằng công nghệ Blockchain chính là tương lai. Nhưng nó cũng là một cách để đưa chúng ta trở về cái rễ của internet.

Một khi sự cảm hứng về những ước mơ không tưởng của các thư viện vô tận và sự kết nối toàn cầu, internet vài năm sau, sẽ trở thành “chú dê scapegoat” của nhân loại (một người hay vật phải hứng chịu mọi lời chỉ trích về những tội lỗi của người khác): kết quả của tất cả các vướng mắc xã hội đang chạm mặt chúng ta. Các con “troll” nước Nga đã tàn phá hệ thống dân chủ bằng những tin tức giả trên Facebook, những lời phát biểu đầy sự giận dữ trên Twitter và Reddit, gia tài đồ sộ của các “geek” cao cấp đã trầm trọng hóa sự bình đẳng về thu nhập. Đối với những người gia nhập trong những ngày đầu tiên của web, những năm qua cảm giác gần như một sự tái sinh. Web đã hứa hẹn về một loại truyền thông công bằng, được đăng tải bởi các tạp chí nhỏ, người viết blog và các giáo trình tự tổ chức, tầm quan trọng của thông tin đã chi phối nền văn hóa rộng lớn của thế kỉ 20 sẽ tạo cơ hội cho một hệ thống phi tập trung, được xác định bởi các mạng lưới hợp tác, chứ không phải các hệ thống cấp bậc và kênh phát sóng. Nền văn hóa rộng lớn hơn sẽ gần giống với kiến trúc ngang hàng P2P của internet. Các web ngày đấy không hẳn là một xã hội lý tưởng – có rất nhiều bong bóng tài chính và spammer và ty tỷ các vấn đề khác – nhưng chúng ta cho rằng, phía dưới các khe hở đó là một câu chuyện chưa được hé lộ về một sự tiến triển.

Năm ngoái đã đánh dấu thời điểm mà trong đó lời nhận định trên cuối cùng cũng sụp đổ. Sự tồn tại của những người theo chủ nghĩa hoài nghi về internet không phải là điều gì mới mẻ, tất nhiên là điều khác biệt bây giờ đó là những lời chỉ trích phần lớn thuộc về những cựu tín đồ trước đó. “Chúng ta phải sửa đổi internet,” Walter Isaacson, người viết tiểu sử của Steve Jobs, đã viết một bài luận xuất bản vài tuần trước khi Donald Trump trở thành tổng thống. “Sau 40 năm, nó bắt đầu bị ăn mòn, cả nó và cả chúng ta nữa.” James Williams – nhà chiến lược từng làm cho Google, nói với The Guardian: “Sự năng nổ của nền kinh tế chú ý (attention economy) được tạo ra để hủy hoại ý chí con người.” Trong một bài blog, Brad Burnham, hội viên quản lý tại Union Square Ventures – một công ty tư bản hàng đầu tại New York, đã bày tỏ sự tiếc nuối trước những thiệt hại ngoài dự kiến từ các tư bản gần như độc quyền của kỷ nguyên kỹ thuật số: “Các nhà xuất bản đang thấy mình trở thành những nhà cung cấp lượng hàng hóa trên bờ biển của nội dung không thể phân biệt trên new feed Facebook. Các website thấy vận may của mình bị lật ngược lại bởi những thay đổi nhỏ trong các thuật toán tìm kiếm của Google. Và các nhà sản xuất chỉ biết nhìn trong sự bất lực khi việc bán hàng suy yếu khi Amazon quyết định cung cấp trực tiếp các sản phẩm từ Trung Quốc và định hướng lại yêu cầu về sản phẩm của họ.” (Công khai toàn bộ: Công ty của Burnham đầu tư vào một công ty mà tôi thành lập năm 2006, chúng tôi không hề có mối quan hệ tài chính nào kể từ khi nó được bán vào năm 2011.) Kể cả Berners-Lee, nhà sáng lập website, đã viết một bài blog nói lên mối quan tâm của mình về vấn đề: các mô hình dựa trên hình thức quảng cáo của mạng xã hội và các công cụ tìm kiếm đã tạo ra một vĩ độ nơi mà “thông tin sai lệch hay “các tin tức giả,” điều này hoàn toàn bất ngờ và sửng sốt hoặc được thiết kế để lôi kéo sự nhận thức của chúng ta, chúng có thể lan nhanh như lửa.

Đối với các nhà phê bình, giải pháp cho các vấn đề to lớn về cấu trúc này đã được đưa ra bởi sự quan tâm về mối nguy hại của những công cụ này – tắt nguồn smartphone của chúng ra, cấm trẻ em dùng mạng xã hội – hay cánh tay vững chắc của sự điều chỉnh và chủ nghĩa chống độc quyền: khiến các gã khổng lồ công nghệ phải tuân theo sự kiểm soát giống như các ngành công nghiệp khác có ảnh hưởng to lớn đến sự quan tâm của công chúng, như các đường ray hay mạng lưới điện thoại thuộc giai đoạn trước kia. Cả hai ý tưởng trên rất đáng khen ngợi: Có lẽ chúng ta nên phát triển một tập hợp các thói quen về vệc quản lý các mà chúng ta tương tác với mạng xã hội, và sẽ hoàn toàn hợp lý nếu các công ty quyền lực như Google và Facebook nên đối mặt với việc khảo sát tương đương, ví dụ như các mạng truyền hình. Nhưng các phát minh đó không có khả năng sửa đổi những vấn đề cốt lõi mà thế giới online đang phải đối diện. Sau tất cả, nó không chỉ là vụ chống độc quyền của Bộ Tư pháp mà đã từng thách thức sức mạnh đọc quyền của Microsoft vào những năm 1990, nó cũng từng là sự xuất hiện của phần cứng và phần mềm tân tiến – trang web, phần mềm nguồn mở và các sản phẩm Apple – đã giúp làm suy yếu địa vị thống trị của Microsoft.

Những người truyền giáo Blockchain đứng sau các nền tảng như Ethereum tin rằng một dãy tương ứng trong sự tiến bộ của phầm mềm, mã hóa và các hệ thống phân phối có khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật số: các sự khuyến khích có tính chất ăn mòn của việc quảng cáo online, các tư bản gần như độc quyền như Facebook, Google và Amazon; các chiến dịch thông tin sai lệch của Nga. Nếu họ thành công, phát minh của họ có thể thách thức quyền bá chủ của những gã khổng lồ công nghệ theo cách hiệu quả hơn bất kỳ quy định chống độc quyền nào. Thậm chí họ có thể tự đưa ra một sự lựa chọn thay thế cho mô hình “kẻ thắng vơ cả” của chủ nghĩa tư bản sau đó đã khiến cho sự bất bình đẳng về của cải đến mức đỉnh điểm kể từ kỷ nguyên của những ông trùm cướp bóc.

Giải pháp trên vẫn chưa được bộc lộ rõ trong bất kỳ sản phẩm nào mà dể hiểu đối với người tiêu dùng công nghệ điển hình. Dự án Blockchain duy nhất từ trước tới giờ vượt lên trên sự công nhận chủ đạo chính là Bitcoin, trung tâm của bong bóng có tính chất đầu cơ, khiến cho internet I.P.O trong những năm 1990 giống như một buổi garage sale trong khu phố. Và ở điểm này xuất hiện sự xung đột về nhận thức đối với tất cả những người đang cố hiểu được định nghĩa của Blockchain: sức mạnh tiềm ẩn của cuộc cách mạng này đó là trở nên rẻ hơn một cách tích cực bởi đám đông mà nó đang thu hút – một đám người thực sự ngu ngốc bao gồm những kẻ lang băm, các nhà tiên tri giả mạo và các tay sai. Không phải lần đầu tiên các chuyên gia công nghệ – những người theo đuổi một tầm nhìn về một mạng lưới mở và phi tập trung – thấy bản thân đang được bao quanh bởi một làm sóng của những người theo chủ nghĩa cơ hội đang tìm kiếm vận may qua một đêm. Câu hỏi ở đây là, sau khi bong bóng vỡ, lời hứa hẹn thực sự của công nghệ Blockchain có thể tồn tại được nữa hay không.

Sn_Nour

Tạp Chí Bitcoin

MỚI CẬP NHẬT

btc-phuc-hoi

2,25 tỷ USD Bitcoin rút khỏi sàn giao dịch: Tín hiệu cho đợt phục...

Tính đến thời điểm hiện tại, tiền điện tử hàng đầu đang giao dịch ở mức $93.893, thấp hơn ngưỡng quan trọng $100.000. Điều đáng...

Giá Coin hôm nay 23/12: Bitcoin trượt về dưới $94.000, altcoin đỏ lửa, Phố...

Bitcoin tiếp tục trượt về quanh $94.000, khép lại tuần qua trong sắc đỏ sau đợt phục hồi vào ngày cuối tuần. Chứng khoán Mỹ Hợp...

XRP có nguy cơ giảm xuống 1 đô la tương tự năm 2018

Sau một đợt tăng trưởng đột biến gần 500% trong những tuần qua, giá XRP có vẻ như đang tiếp cận mức trần cục...
4-altcoin-bitcoin-dieu-chinh

4 altcoin tiềm năng vượt mặt thị trường khi Bitcoin điều chỉnh

Bitcoin đã giảm khoảng 8% trong tuần qua, nhưng một dấu hiệu tích cực là phe bò đã mua vào mạnh mẽ ở các...

Trump bổ nhiệm cựu cầu thủ bóng đá Bo Hines làm người đứng đầu...

Vào Chủ nhật trên Truth Social, Donald Trump đã bổ nhiệm hai nhân vật mới làm cố vấn về các vấn đề kinh tế. Đáng...

Liệu Ethereum có cần “Michael Saylor” của riêng mình?

Nhà giáo dục và người ủng hộ Ethereum, Anthony Sassano đã đưa ra lập luận rằng một người nào đó sẽ thay mặt cho...

Stablecoin RLUSD của Ripple Labs là gì?

RLUSD là một loại stablecoin được phát triển bởi Ripple Labs, tổ chức đứng sau XRP. Với mục tiêu tạo ra một loại tiền...

Tâm lý xã hội về Bitcoin chạm đáy trong năm, báo hiệu giá sắp...

Tâm lý xã hội về Bitcoin đã chạm mức thấp nhất vào năm 2024, báo hiệu khả năng giá sắp phục hồi trên ngưỡng...
stablecoin

SpaceX của Elon Musk sử dụng stablecoin để phòng ngừa rủi ro ngoại hối

Theo nhà đầu tư mạo hiểm Chamath Palihapitiya đến từ Silicon Valley cho biết trong podcast All-In vào thứ 6, SpaceX đang sử dụng...

UAE hiện nắm giữ 40 ​​tỷ đô la Bitcoin

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hiện sở hữu 40 tỷ đô la Bitcoin sau nhiều năm đầu tư để xây...

4 sự kiện kinh tế quan trọng có thể định hình giá trị của...

Khi năm 2024 đang dần khép lại, cộng đồng đam mê Bitcoin không khỏi xôn xao suy đoán về tương lai của đồng tiền...
Wall Street Pepe presale xuất sắc huy động vượt 33,5 triệu USD

Dogecoin và Pepe phục hồi mạnh mẽ, Wall Street Pepe presale xuất sắc huy...

Sau cú sụt giảm mạnh khiến toàn bộ thị trường điêu đứng, Bitcoin đã ngay lập tức phục hồi ấn tượng, tăng 3,9% và...

Tin vắn Crypto 22/12: Bitcoin đã sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng giá...

Từ nhận định Bitcoin đã sẵn sàng bước vào giai đoạn parabol của chu kỳ thị trường hiện tại đến Spacecoin XYZ đã phóng...
doge-giam-gia

Dogecoin lao dốc 30% từ đỉnh, đối mặt nguy cơ tụt dưới mốc $0,20

Giá Dogecoin (DOGE) giảm hơn 30% so với mức cao nhất năm là $0,48 vào đầu tháng này. Sự sụt giảm được liên kết...

Nhiều Bitcoin “ngủ đông” đang dần hồi sinh và được chuyển đến ví mới

Trong suốt bốn ngày qua, giá Bitcoin liên tục thoái lui khỏi mức đỉnh kỷ lục 108.000 USD, chứng kiến giá trị giảm hơn...

Doanh số NFT tăng 32% trong tuần đạt 304 triệu đô la

Tuần trước, doanh số bán NFT dựa trên Ethereum đã ghi nhận mức tăng mạnh, đẩy tổng khối lượng giao dịch NFT kỹ thuật...